CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG DN CỦA BIDV – CHI NHÁNH BAN MÊ
3.1.1. Định hướng của BIDV đến 2025 và tầm nhìn đến 2030
Theo chiến lƣợc phát triển chung của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì địnhhướng của ngành ngân hàng Việt nam là; “Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng: các tổ chức tín dụng trong nước đóng vai trò chủ lực; hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025; năng động, sáng tạo để thích ứng với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa; đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2030, bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng có chất lƣợng, đóng góp tích cực cho phát triển bền vững”
Đến năm 2025, cần đạt các mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
- Phấn đấu đến cuối năm 2025: Có ít nhất từ 2 - 3 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á và 3 - 5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài; Tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại ngân hàng thương mại Nhà nước nắm cổ phần chi phối và ngân hàng thương mại cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn;
- Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 16 - 17%; nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%.
- Tăng hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh” để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, phát thải các bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tƣ vào năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon. Lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các chương trình, dự án vay vốn tín dụng.
Riêng đối với BIDV, định hướng phát triển tập trung vào các trọng tâm sau:
BIDV tiếp tục là ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường. Nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đáp ứng chuẩn mực Basel II.
Phấn đấu tăng vốn chủ sở hữu gấp 2 lần hiện tại. Nâng cao chất lƣợng tín dụng, đẩy mạnh các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán
VAMC. Đa dạng hóa nền khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI; Gia tăng tỷ trọng dƣ nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dƣ nợ, thị phần tín dụng doanh nghiệp FDI, SME; Đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu nhập chính, phấn đấu gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập gấp 1,3-1,4 lần so với đầu kỳ.
Tổ chức quản trị kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến, hướng tới thông lệ, đảm bảo minh bạch, công khai, hiệu quả, trong đó ưu tiên phát triển chiến lƣợc Ngân hàng số (digital banking) một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh. Phát triển đội ngũ nhân sự chất lƣợng cao; bồi đắp văn hóa doanh nghiệp BIDV và phát triển thương hiệu BIDV trở thành thương hiệu ngân hàng có giá trị, sức khỏe thương hiệu mạnh, được lan tỏa nhận biết sâu rộng với thị trường trong nước và quốc tế.
Với vai trò là một định chế tài chính lớn, BIDV luôn ƣu tiên thực hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động. Phát triển kinh tế địa phương: chủ động, tích cực xúc tiến đầu tư tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, khơi dậy tiềm năng của địa phương, ưu tiên tài trợ tín dụng và các dịch vụ tài chính đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo ra nhiều công ăn việc làm, sinh kế bền vững cho người lao động, phát triển kinh tế vùng miền kết hợp an ninh quốc phòng.
Phát triển nền nông nghiệp bền vững: BIDV đã và đang triển khai Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững và tiếp tục quản lý quỹ quay vòng của chuỗi các Dự án Tài chính Nông thôn để bảo đảm nguồn vốn tín dụng đƣợc quản lý an toàn, cho vay đúng đối tƣợng, hiệu quả cho các dự án nông nghiệp sạch, bền vững; đồng thời tiếp tục triển khai các gói tín dụng linh hoạt để hỗ trợ khách hàng thuộc lĩnh vực ƣu tiên của Chính phủ. Góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Bên cạnh các hoạt động tín dụng tạo công ăn việc làm cho người lao động, BIDV sẽ tiếp tục
triển khai các hoạt động vì cộng đồng, tài trợ trực tiếp nhằm góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về: Y tế; Giáo dục; Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới; Phòng chống và cứu trợ thiên tai...
Xây dựng và phát triển mảng kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ mạnh mẽ và đạt hiệu quả. Thực hiện củng cố và phát triển hệ thống công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm dịch vụ… đồng thời cơ cấu mô hình tổ chức, quản lý theo khách hàng, theo dòng sản phẩm.
3.1.2. Định hướng của BIDV – Chi nhánh Ban Mê
- Điều hành tăng trưởng tín dụng theo hướng mở rộng có hiệu quả gắn với cơ cấu lại danh mục tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, cơ cấu tín dụng. Tiếp tục chú trọng tăng trưởng mảng dư nợ bán lẻ, ưu tiên DN nhỏ và vừa, đồng thời kiểm soát tốt chất lƣợng tín dụng, tập trung xử lý và kiểm soát nợ xấu, không để nợ mới phát sinh, phấn đấu kiểm soát nợ nhóm 2 bình quân dưới 1% trên tổng dư nợ, nợ xấu dưới 1% trên tổng dư nợ; Gia tăng thị phần tín dụng trên địa bàn lên mức 4,5%. Kiểm soát các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong giới hạn được giao; tuân thủ chỉ đạo điều hành của hội sở chính trong từng thời kỳ; kiểm soát tỷ lệ cho vay trung dài hạn theo đúng định hướng của hội sở chính. Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đẩy mạnh cho vay các sản phẩm và các kỳ hạn có NIM cao, tận dụng các chính sách ưu đãi của hội sở chính để khai thác và tăng trưởng nền khách hàng.
- Về hoạt động huy động vốn: Phân đấu đạt mức mức tăng trưởng bình quân đạt 40%, Tập trung tăng trưởng nguồn vốn huy động không kỳ hạn với mức tăng trưởng bình quân cao đạt trên 50%. Đồng thời huy động vốn các khoản tiền gửi có kỳ hạn lãi suất thấp, NIM cao.
- Phát triển, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng
- Phát triển thị phần, đồng thời đẩy mạnh triển khai đa dạng hóa các
kênh phân phối sản phẩm Ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.
- Phân bổ cán bộ mới làm việc ở một số vị trí còn thiếu nhân sự ƣu tiên nguồn nhân lực cho bộ phận bán hàng trực tiếp.
- Tăng cường và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình tác nghiệp.
- Đối với khách hàng nợ xấu, cần bám sát và có lộ trình cụ thể để xử lý, tăng cường quản lý tài sản thế chấp, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm đối tác để bán tài sản, tăng cường tạo mối quan hệ, bám sát chặt chẽ với các cơ quan ban ngành có liên quan để đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản thu hồi nợ.
-Tiếp tục tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới .