CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BAN MÊ
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
- Dư nợ bình quân CVNH KH DN còn thấp và có xu hướng giảm. Mặt khác, dƣ nợ CVNH đối với KHDN tuy có tăng nhƣng mức tăng không ổn định và tỷ trọng trong cho vay DN chung giảm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2020. Thị phần CVNHKHDN cũng không ổn định và còn nhỏ dù so với một CN mới thành lập trong điều kiện kế thừa những khó khăn của giai đoạn trước là đã rất tích cực. Những điều nói trên cho thấy, hoạt động CVNHKHDN của Chi nhánh vẫn còn nhiều tiềm năng có thể khai thác. Tăng trưởng tín dụng cũng phân bổ không đều giữa các thời điểm trong năm.
- Cơ cấu dƣ nợ theo loại hình doanh nghiệp chƣa đa dạng, tập trung nhiều vào loại hình Công ty TNHH.
- Tỷ trọng cho vay vẫn còn phụ thuộc vào ngành nông – lâm nghiệp - Bảo đảm bằng tài sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dƣ nợ CVNH khách hàng doanh nghiệp, danh mục tài sản bảo đảm chƣa đƣợc đa dạng. Quy trình đánh giá lại tài sản bảo đảm vẫn còn những chỗ bất cập.
- Chất lƣợng dịch vụ vẫn có một số điểm cần hoàn thiện thêm.
- Về tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu 2 năm 2018 và 2019 đều khá cao, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có xu hướng tăng trở lại trong năm 2020.
b. Nguyên nhân của nh ng hạn chế
* Nguyên nhân nội tại ngân hàng
Số lƣợng cán bộ tín dụng còn ít, trình độ nghiệp vụ trong công tác tín dụng với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Vẫn còn một số cán bộ tín dụng chƣa thể hiện đƣợc thái độ chuyên nghiệp trong công tác phục vụ khách hàng, còn gặp nhiều lúng túng khi giải quyết vấn đề với khách hàng. Đồng thời, một số cán bộ tín dụng không chủ động theo sát các công văn quy trình mới khiến
cho việc làm hồ sơ còn chậm và nhiều thiếu sót, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Đây chính là rào cản lớn để phát triển hoạt động tín dụng, khi sự cạnh tranh là ngày càng khốc liệt thì sự khác biệt sẽ tạo ƣu thế riêng của mỗi ngân hàng và nhân tố tạo nên sự khác biệt đó chính là con người. Một bộ phận cán bộ khách hàng vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, chƣa thực sự cố gắng hết sức để đƣa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng. Ngƣợc lại, cũng có hiện tƣợng vì chạy theo chỉ tiêu nên trong phát triển khách hàng, tăng dƣ nợ đã có những hiện tƣợng bất cẩn, thiếu thận trọng.
Hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh tuy có tiến hành nhƣng chƣa đƣợc bài bản, có hệ thống. Mặt khác, cơ chế phân quyền trong các quyết định marketing vẫn còn hạn chế đối với Chi nhánh.
Các phản ứng chính sách còn chƣa thực sự chủ động, không kịp thời hoặc chưa sát với diễn biến cụ thể của thị trường mục tiêu.
Vẫn còn quá chú trọng đến tài sản đảm bảo nên dễ dẫn đến hiện tƣợng coi nhẹ khâu thẩm định khả năng tạo ra dòng tiền và ít nhiều hạn chế tiềm năng tăng trưởng dư nợ. Tỷ lệ tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ vay còn khá lớn. Mặt khác, việc định giá các tài sản thế chấp còn chƣa hợp lý, chỉ bằng khoảng 50% hoặc thấp hơn giá trị thực tế của tài sản đó, số lƣợng vốn đƣợc vay còn thấp hơn nữa (chỉ khoảng 70% giá trị định giá) nên nhiều doanh nghiệp xác định không thể đáp ứng đƣợc nên không lựa chọn kênh huy động vốn từ ngân hàng.
Bên cạnh đó, hồ sơ và thủ tục vay vốn vẫn còn tương đối nhiều. Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực xử lý nợ xấu. Cán bộ quản lý khách hàng vẫn là cán bộ kiệm nhiệm. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu đòi hỏi nhiều chuyên môn về mặt pháp chế, tố tụng nên trong bối cảnh khối lƣợng công việc quá nhiều thì mô hình trên vẫn có nhiều hạn chế nhất định. Do đó,
khi thực tế xử lý nợ xấu với những trường hợp đặc thù đôi lúc còn bỡ ngỡ, quá trình xử lý nợ kéo dài và không triệt để. Hoạt động kiểm tra, giám sát khách hàng còn nhiều sơ hở, dẫn đến một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã đƣợc trả nhƣng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất, do đó không có nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, việc kiểm tra, đảm bảo tiền vay đôi khi có hiện tƣợng coi nhẹ kiểm tra thực tế mà chủ yếu thông qua các loại giấy tờ, văn bản, hoặc chỉ kiểm tra một cách qua loa, thiếu cẩn thận nên khách hàng thường lợi dụng điều đó thực hiện những mục đích riêng nằm ngoài tầm kiểm soát của Chi nhánh. Hiện nay việc kiểm tra sau cho vay tại các BIDV Ban Mê nhìn chung vẫn chỉ dừng lại ở việc đƣa ra những nhận định chung, do khả năng nhận biết khoản tín dụng có vấn đề còn hạn chế hoặc chƣa khai thác, chƣa có biện pháp phù hợp và đủ mạnh để khuyến khích hoặc bắt buộc các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định phải chú trọng việc dự báo khả năng xuất hiện tín dụng có vấn đề. Việc đánh giá và nhận biết tín dụng có vấn đề chƣa đƣợc chú trọng thực hiện tốt kéo theo việc xử lý tín dụng có vấn đề cũng chƣa có những giải pháp hiệu quả và kịp thời, làm cho khoản tín dụng xấu sẽ càng trở nên xấu hơn.
Chƣa có bộ phận tƣ vấn chuyên trách đủ khả năng, có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế để dự báo, tƣ vấn cho khách hàng về phương án sản xuất kinh doanh, rủi ro ngành hàng, rủi ro thị trường cũng như tư vấn đầu tư hay lập phương án sản xuất kinh doanh để vay vốn ngân hàng mà việc này chủ yếu do cán bộ cho vay trực tiếp đảm nhận.
Mặc dù quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng đƣợc quy định rõ ràng, đảm bảo hạn chế rủi ro khá nhiều cho ngân hàng. Nhƣng phần lớn nghiệp vụ tập trung nhiều vào cán bộ quản lý khách hàng trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, từ giai đoạn thẩm định cho tới giải ngân và quản lý sau cho vay gây mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến các công tác hỗ trợ, phục vụ khách hàng sau vay vẫn
còn chƣa tốt và kịp thời.
Các sản phẩm tín dụng tuy phong phú, đa dạng nhƣng chƣa tạo đƣợc sự khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, còn mang đậm tính truyền thống. Bên cạnh đó, việc triển khai sản phẩm mới còn chậm trễ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, tính linh động chƣa cao.
* Các nguyên nhân bên ngoài
Môi trường pháp lý chưa đồng bộ và chưa hoàn thiện. Các văn bản pháp lý hỗ trợ cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay vẫn còn thiếu và chƣa hoàn chỉnh. Việc các nguồn luật mâu thuẫn và chồng chéo nhau là do việc ban hành và quản lý luật pháp của nhà nước và các bộ ngành liên quan chưa thống nhất và chặt chẽ, khiến cho các NH và doanh nghiệp còn lúng túng khi thực hiện Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Do vậy, các doanh nghiệp không phản ứng kịp, không điều chỉnh kịp phương án kinh doanh nên bị thua lỗ hoặc không đủ điều kiện để đƣợc tiếp tục vay vốn tại ngân hàng. Về môi trường kinh tế - xã hội: Trong những năm gần đây, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, lạm phát tăng… khiến thu nhập thực tế giảm, dân cư có xu hướng tiết kiệm vàng và các hình thức đầu tư sinh lời khác hơn là gửi tiền vào ngân hàng, công tác huy động và sử dụng vốn gặp khó khăn.
Giá cả tăng khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng, trong khi giá bán không thể tăng cao quá mức, làm giảm thu nhập của doanh nghiệp giảm khả năng trả nợ ngân hàng. Đặc biệt, tình hình đại dịch COVID – 19 đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các hoạt động kinh tế, làm giảm sút thu nhập của đại đa số nhân dân. Kinh tế địa bàn tuy có phát triển và không ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID -19 nhƣng nhìn chung vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, nhất là các loại cây công nghiệp chủ lực, vốn phụ thuôcvj nhiều vào thị trường thế giới.
Số liệu báo cáo tài chính của khách hàng còn chƣa minh bạch, nguồn vốn
hoạt động chủ yếu là dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng, tính chủ động nguồn vốn của chủ doanh nghiệp không cao nên gặp rất nhiều rủi ro nếu có sự tác động bên ngoài đế doanh nghiệp, dẫn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng bị ảnh hưởng lớn.Cơ quan chức năng rất dễ dãi trong việc cấp phép, phá sản cũng nhƣ kiểm tra thuế cũng nhƣ các hoạt động của doanh nghiệp điều này gây khó khăn rất nhiều cho ngân hàng khi cho vay và thu hồi vốn vay. Chế độ báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp quá nặng nề, phức tạp. Tồn tại nhiều đầu mối quản lý một doanh nghiệp, mỗi cơ quan lại yêu cầu một số chỉ tiêu báo cáo khác nhau nên doanh nghiệp phải làm báo cáo khác nhau để gửi tới các cơ quan… Bên cạnh đó quy trình về khởi kiện, thi hành án tài sản để thu hồi vốn vay kéo dài, qua rất nhiều thủ tục và công đoạn, nhƣng việc thành công trong khởi kiện và thanh lý tài sản của ngân hàng vẫn chƣa cao.
Hiệu quả hoạt động của các hiệp hội nhƣ Hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề kinh doanh mặc dù đã phát triển mạnh và hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp hoạt động độc lập không tham gia các hiệp hội, ngành nghề nên không có đƣợc nhiều thông tin về thị trường trong và ngoài nước cũng như học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp với nhau để cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã tập trung phân tích những hoạt động mà Chi nhánh BIDV – Ban Mê đã triển khai nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động CVNH KHDN tại Chi nhánh. Đồng thời, luận văn cũng đã phân tích kết quả của hoạt động cho vay này thông qua các tiêu chí đánh giá đã đề xuất ở chương 1. Trên cơ sở đó, chương 2 cũng đã đưa ra các đánh giá chung về những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các khuyến nghị ở chương 3.
CHƯƠNG 3