Kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Ban Mê

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 72 - 80)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BAN MÊ

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI

2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Ban Mê

a. Quy mô cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Năm 2020 dƣ nợ doanh nghiệp đạt 733 tỷ đồng, tăng 186% so với năm 2019, trong đó dƣ nợ trung dài hạn tăng là chủ yếu cho phát triển các dự án

điện năng lƣợng mặt trời.

Dƣ nợ CVNH đối với doanh nghiệp trong giai đoạn 2018-2020 có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trong năm 2020 có phần chậm lại do tác động tiêu cực của Đại dịch Covid 19 và do sự bùng nổ của các dự án điện năng lƣợng mặt trời vay trung – dài hạn

Trong giai đoạn 2018- 2020, bám sát chỉ đạo của Chính phủ và NHNN thực hiện tối đa chủ trương hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp siêu nhỏ, hỗ trợ ảnh hưởng Covid19, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. Các giải pháp đƣợc áp dụng bao gồm: giảm lãi suất cho vay, đồng thời đƣa ra các gói tín dụng với lãi suất ƣu đãi thấp, cơ cấu nợ... để hỗ trợ các doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, dƣ nợ CVNH đối với doanh nghiệp tăng nhanh và vƣợt chỉ tiêu đề ra (Hoàn thành 110,8% kế hoạch 2019).

Số lƣợng khách hàng doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn tại chi nhánh trong thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2019 tăng 6 khách hàng so với năm 2018. Năm 2020 tăng 61 khách hàng so với năm 2019 trong đó khách hàng có vay vốn ngắn hạn tăng 4 khách hàng. Tuy nhiên, chi nhánh chƣa thực sự mở rộng cho vay đến hầu hết các đối tƣợng khách hàng, chủ yếu tập trung tăng trưởng ở các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ, Sản xuất – Công nghiệp, qua đó giúp nhiều doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất và tiếp tục mở rộng quy mô, thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Bảng 2.4. Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại BIDV Ban Mê

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Tốc độ tăng trưởng 2019/2018 2020/2019

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%) Dƣ nợ doanh nghiệp 205 256 733 51 25 477 186 Dƣ nợ ngắn hạn doanh

nghiệp 168 210 212 42 25 2 1

Số lƣợng khách hàng DN 69 75 136 6 9 61 81 Dƣ nợ ngắn hạn / DN 2,43 2,8 1,55

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Ban Mê các năm 2018, 2019, 2020) Mặt khác, quy mô cho vay bình quân/khách hàng còn hạn chế. Bình quân mức vay tối đa chƣa vƣợt quá 3 tỷ đồng/khách hàng. Điều này là do cơ cấu DN vay ngắn hạn đa phần đều là DN nhỏ.

b. Thị phần CVNHKHDN của Chi nhánh

Vì rất khó để có thể thu thập số liệu về cơ cấu dƣ nợ cho vay của từng đơn vị NH trên địa bàn nên các tính toán chỉ có tính chất tương đối tham khảo số liệu của NH nhà nước tỉnh.

Theo số liệu tham khảo của NH Nhà nước tỉnh thì thị phần cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh dao động trong khoảng từ 2 – 3%. Do số chi nhánh NH hoạt động trên địa bàn rất nhiều nên thị phần nhƣ thế cũng là khá xét trong điều kiện một Chi nhánh mới đi vào hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn từ một tình trạng không đƣợc tốt. Tuy nhiên,

so với tiềm năng thì mức thị phần nhƣ thế này là cần phải phấn đấu thêm để khai thác hết tiềm năng.

c. Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

* Cơ cấu dư nợ theo loại hình DN

Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ CVNH đối với doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

ĐVT: % Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng dƣ nợ CVNHKHDN 100 100 100

Công ty cổ phần 18 14 23

Công ty trách nhiệm hữu hạn 82 86 77

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Ban Mê các năm 2018, 2019, 2020) Bảng trên cho thấy chỉ có 2 loại hình DN chính thực hiện vay vốn ngắn hạn là Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này là do Chi nhánh BIDV – Ban Mê là một Chi nhánh mới hình thành, chƣa thể kết nối đƣợc với các DN lớn, mặt khác tình hình đặc thù của Đăk Lăk cũng chỉ có những DN nhỏ, trong khi DN tƣ nhân thì đã đƣợc xếp vào loại hình vay cá nhân kinh doanh.

Bảng trên cũng cho thấy, tỷ trọng vay chủ yếu thuộc về Công ty trách nhiệm hữu hạn, với tỷ trọng chiếm đến trên 77%. Tuy thế, xu hướng cũng có sự sụt giảm tỷ trọng trong năm 2020.

*Cơ cấu dư nợ theo phương thức vay

Việc cho vay từng lần chi nhánh áp dụng đối với các đối tƣợng là khách hàng kinh doanh trong ngành xây dựng, các doanh nghiệp khi sản xuất, thu mua theo đơn hàng...

Đối với cho vay theo hạn mức chi nhánh áp dụng cho các doanh

nghiệp có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, ổn định như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương nghiệp...Việc áp dụng phương thức cho vay này đáp ứng nhu cầu thuận lợi và nhanh chóng cho doanh nghiệp, đồng thời đây cũng là đối tượng khách hàng mà BIDV Ban Mê hướng đến trong tương lai.

Bảng 2.6. Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp theo phương thức vay

ĐVT: % Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng dƣ nợ CVNHKHDN 100 100 100

Theo phương thức từng lần 34 40 34

Theo hạn mức 66 60 66

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Ban Mê các năm 2018, 2019, 2020) Số liệu ở Bảng 2.6 cho thấy:

- Phương thức cho vay theo hạn mức chiến ưu thế hơn. Trong cả 3 năm đều lớn hơn 60%. Ngược lại, phương thức cho vay từng lần chỉ đạt dưới 40%.

- Tuy nhiên, xu hướng cũng không ổn định. Trong khi tỷ trọng cho vay theo hạn mức của năm 2018 là 66% thì qua năm 2019, tỷ trọng này giảm xuống còn 60% nhƣng lại tăng trở lại vào năm 2020 lên 66%.

*Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

Chi nhánh đã cố gắng trong việc đa dạng hóa ngành nghề cho vay, giảm thiểu mức độ rủi ro trong cho vay đối với các lĩnh vực rủi ro cao

Bảng 2.7 cho thấy:

Tỷ trọng cho vay của ngành nông, lâm nghiệp vẫn chiếm ƣu thế, cả 3 năm đều trên 33% nhưng tỷ trọng cho vay của ngành công nghiệp và thương

mại dịch vụ cũng đã có dấu hiệu đƣợc chú ý.

Bảng 2.7. Tình hình dư nợ CVNHKHDN theo ngành kinh tế

ĐVT: % Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng dƣ nợ CVNH Đ/v DN 100 100 100

Nông, lâm nghiệp 36 33 40

Công nghiệp 24 38 25

Thương mại, dịch vụ 40 29 35

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Ban Mê các năm 2018, 2019, 2020)

* Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp theo hình thức bảo đảm

ĐVT: % Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng dƣ nợ CVNHKHDN 100 100 100

Bảm bảo bằng tài sản 88,4 89,2 92

Bảm bảo không bằng tài sản 11,6 10,8 8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Ban Mê các năm 2018, 2019, 2020)

Để giảm thiểu rủi ro, chi nhánh luôn định hướng cho vay với khách hàng có tài sản đảm bảo tốt, tỷ trọng dƣ nợ không có tài sản đảm bảo chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dƣ nợ CVNH đối với doanh nghiệp của chi nhánh.

Cụ thể, tỷ trọng dư nợ cho vay bảo đảm không bằng tài sản chỉ chiếm dưới 12% trong cả 3 năm, năm 2020 chỉ cỏn 8%. Điều này, xét về phương diện hạn chế rủi ro là một điều tốt nhưng về phương diện tăng trưởng quy mô thì cần xem xét thêm.

d. Thực trạng chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Theo đánh giá của chi nhánh và kết hợp khảo sát khách hàng cho thấy chất lƣợng cung ứng dịch vụ tại chi nhánh có nhiều cải thiện về thái độ và năng lực phục vụ. Trong quá trình giao tiếp với khách hàng, nhân viên luôn giữ thái độ lịch sự, lễ phép và làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có một số ít khách hàng lại chưa hài lòng do trong quá trình làm việc với cường độ cao, có nhiều khách hàng chờ đƣợc giao dịch khiến cho nhân viên đôi lúc căng thẳng không chào đón niềm nở khi gặp khách hàng. Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến đóng góp về hồ sơ thủ tục vay vốn của ngân hàng còn rờm rà, thời gian xử lý hồ sơ còn chậm...Để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đem lại sự hài lòng và thỏa mãn phía khách hàng nhằm duy trì khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới thì chi nhánh đã có những nỗ lực vƣợt bậc trong việc xây dựng các chính sách về tiếp thị, đào tạo huấn luyện đội ngũ nhân viên, hoàn thiện quy trình và chính sách tín dụng, đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ và đặc biệt là áp dụng chính sách lãi suất và phí phù hợp với khách hàng doanh nghiệp để đƣa chất lƣợng dịch vụ tín dụng tại chi nhánh đạt tới mức hoàn thiện.

f. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Bảng 2.9. Tình hình rủi ro tín dụng trong CVNH KHDN

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Dƣ nợ Tỷ trọng

(%) Dƣ nợ Tỷ trọng

(%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Nợ nhóm 1 164,5 97,9 193,4 92,1 187,7 88,5

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Dƣ nợ Tỷ trọng

(%) Dƣ nợ Tỷ trọng

(%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%)

Nợ nhóm 2 0 0 12.2 5.8 21 9,9

Nợ nhóm 3 0 0 0 0.0 0 0

Nợ nhóm 4 0 0 3.2 1.5 0 0

Nợ nhóm 5 3,5 2,1 1,2 0,6 3,3 1,6

Dƣ nợ ngắn hạn 168 100 210 100 212 100

Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5)

(%) 2,1 2,1 0,94

Số tiền trích lập dự phòng 2,23 3,08 3,58 Tỷ lệ trích lập dự phòng(%) 1,39 1,47 1,69

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Ban Mê các năm 2018, 2019, 2020)

Một số nhận xét có thể rút ra từ Bảng 2.10:

- Nợ xấu giữ nguyên trong giai đoạn 2018-2019 và có xu hướng giảm trong năm 2020, nợ nhóm 2 có xu hướng tăng qua các năm.

- Tuy nhiên, tỷ lệ trích lập dự phòng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, tuy nhiên số tăng không đáng kể.

- Cơ cấu dƣ nợ theo nhóm nợ đã có cải thiện đáng kể. Cụ thể, trong năm 2018, toàn bộ nợ có vấn đề đều tập trung vào nhóm 5, nhóm 2,3,4 đều bằng 0.

Qua năm 2019, tỷ lệ nợ nhóm 5 đã giảm đáng kể, nợ nhóm 2 tăng lên. Tương tự cho năm 2020. Đó là một xu hướng tốt.

- Tuy nhiên, tình hình rủi ro tín dụng trong CVNHKHDN cũng rất cần được lưu tâm vì tỷ lệ trích lập dự phòng của năm 2020 tăng.

d. Kết quả thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Bảng 2.10. Tình hình thu nhập từ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ĐVT: % Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng thu nhập 100 100 100

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động

cho vay chung/Tổng thu nhập 78,9 82 82

Tỷ trọng thu nhập từ CVNHKHDN/Tổng thu nhập

6,18 6 4,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Ban Mê các năm 2018, 2019, 2020)

Do không bóc tách số liệu đƣợc để tính thu nhập và chi phí phân bổ cho riêng từng hoạt động nên việc đánh giá hiệu quả tài chính của riêng hoạt động CVNHKHDN không thể thực hiện đƣợc.

Căn cứ vào số liệu thu nhập từ hoạt đọng cho vay chung và thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN, có thể nhận xét sơ bộ là so với tốc độ tăng chung của hoạt động cho vay và tốc độ tăng của hoạt động CVNHKHDN thì có thể thấy hoạt động cho vay ngăn hạn tương đối có mức tăng tỷ trọng cao hơn. Từ đó, sơ bộ có thể nhận định là hiệu quả CVNHKHDN tại chi nhánh là khá ổn.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BAN MÊ THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)