CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
1.2.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua năm 2014 đã đƣa ra khái niệm về doanh nghiệp “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Khái niệm doanh nghiệp theo đó đƣợc hiểu theo nghĩa khá rộng rãi, đầy đủ và chặt chẽ.
Nhƣ vậy, doanh nghiệp đƣợc hiểu là một tổ chức kinh tế, có tƣ cách pháp nhân hoặc không, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo qui định của pháp luật, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định.
b. Phân loại Doanh nghiệp
- Căn cứ vào dấu hiệu sở hữu (Sở hữu vốn) người ta có thể chia doanh nghiệp thành:
+ Doanh nghiệp Nhà nước + Doanh nghiệp tƣ nhân + Doanh nghiệp tập thể
+ Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội
- Căn cứ vào dấu hiệu về phương thức đầu tư vốn có thể chia doanh nghiệp thành:
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài)
- Căn cứ vào tính chất của chế độ trách nhiệm về mặt tài sản, Doanh nghiệp đƣợc chia thành
+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn + Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn Căn cứ vào loại hình doanh nghiệp theo Luật:
- Doanh nghiệp Nhà nước - Công ty cổ phần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn - Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tƣ nhân
- Công ty TNHH một thành viên
1.2.2. Khái niệm cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại
Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích xác định, trong một thời gian nhất định (tối đa không quá 12 tháng) với nguyên tắc đảm bảo thu hồi đầy đủ gốc và lãi vay. Khoản vay này thường được sử dụng chủ yếu tài trợ vào việc đầu tư tài sản lưu động của doanh nghiệp, phục vụ chu kì sản xuất kinh doanh và đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn trước mắt của doanh nghiệp.
Nhu cầu tài trợ ngắn hạn xuất phát từ độ lệch của lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp, từ dòng tiền vào và ra thường không ăn khớp với nhau về mặt thời gian và quy mô. Đây là một hiện tƣợng tất yếu do chu kỳ hoạt động và ngân quỹ của doanh nghiệp quyết định. Vì vậy, cho vay ngắn hạn của ngân hàng chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của các doanh nghiệp trong đó chủ yếu là vốn cho hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành: nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và thời vụ.Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động, các ngân hàng cho doanh nghiệp vay ngắn hạn vì các lý do khác nhƣ cho vay tạm thời để chờ giải ngân các khoản tín dụng dài hạn hoặc phát hành trái phiếu, cho vay để xử lý các tình huống đặc biệt nhƣ để thay thế các khoản nợ khác, bổ sung vốn do thua lỗ hoặc lợi nhuận giảm...
Tổng quát, tín dụng ngắn hạn là hình thức cấp tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn ngắn hạn nhƣ bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất, kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Nhƣ vậy, cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp là hình thức mà NHTM cho doanh nghiệp vay vốn với thời hạn thoả thuận tối đa là 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3. Đặc điểm của hoạt động vay ngắn hạn doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
- Do nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dùng để cung cấp vốn cho chi tiêu, mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ sung vốn lưu động nên số vốn vay thường nhỏ, nguồn vốn đƣợc quay vòng nhiều. Trong khi đó đối tƣợng sử dụng vốn từ nguồn trung và dài hạn thường là những tài sản cố định có thời gian sử
dung lâu dài vì vậy thời gian sử dụng vốn lâu, nguồn vốn không đƣợc quay vòng nhiều.
- Thời hạn thu hồi vốn nhanh: do vốn tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn, để đảm bảo cân bằng ngân quỹ, giúp doanh nghiệp đối phó với những chênh lệch thu chi trong ngắn hạn... Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời hay mang tính mùa vụ, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ đƣợc bù đắp hoặc sẽ sớm thu lại dưới hình thái tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh.
- Rủi ro do tín dụng ngắn hạn mang lại thông thường không cao hơn so với trong cho vay trung dài hạn.
Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể lường trước của nền kinh tế như các khoản tín dụng trung và dài hạn. Ngoài ra, các khoản vay đƣợc cung cấp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá, dựa trên tài sản bảo đảm, bảo lãnh... đồng thời khoản vay thường đựơc tiến hành khi có nhu cầu cấp thiết về vốn ngắn hạn và chắc chắn sẽ có khoản thu bù đắp trong tương lai vì vậy rủi ro mang đến thường thấp.
- Lãi suất thấp: lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay trả cho nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của người khác. Chính vì rủi ro mang lại của tín dụng ngắn hạn khoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông thường nhỏ hơn lãi suất khoản vay tín dụng trung và dài hạn tương ứng.
- Hình thức tín dụng phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng, để góp phần phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tín dụng, các ngân hàng thương mại không ngừng phát triển các hình thức cho vay trong nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của mình.
Điều đó đã làm cho các hình thức tín dụng ngắn hạn rất phong phú nhƣ:
nghiệp vụ ứng trước, nghiệp vụ thấu chi, nghiệp vụ chiết khấu...
1.2.4. Phân loại cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại a. Căn cứ vào đối tượng cho vay
(i) Cho vay mua hàng dự trữ
Cho vay mua hàng dự trữ là loại cho vay để tài trợ hàng tồn kho nhƣ nguyên liệu, bán thành phẩm, hàng hóa. Đây là loại hình cho vay ngắn hạn chủ yếu của các ngân hàng. Đặc điểm của loại hình cho vay này:
- Ngân hàng xem xét cho vay từng lần theo từng đối tƣợng cụ thể
- Kỳ hạn trả nợ của loại cho vay này cụ thể, bắt đầu từ lúc bỏ tiền để mua hàng tồn kho và chấm dứt khi hàng tồn kho đã tiêu thụ và thu đƣợc tiền.
- Phương thức cho vay đối với dự trữ hàng tồn kho được áp dụng là phương thức cho vay ứng trước, thời hạn cho vay gắn liền với chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp.
(ii) Cho vay nhu cầu vốn lưu động
Cho vay vốn lưu động là loại cho vay có đặc điểm gần giống với cho vay mua hàng dự trữ, tuy nhiên loại cho vay nhằm đắp ứng toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của doanh nghiệp. Đặc điểm của loại hình cho vay này:
- Đối tượng cho vay là toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt. Hạn mức tín dụng là cơ sở để ngân hàng cho vay và giải ngân.
- Chi phí của món vay bao gồm chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi nhƣ phí cam kết sử dụng hạn mức.
- Thời hạn của hợp đồng tín dụng tùy theo đặc điểm về chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của từng loại khách hàng, có thể vài tháng đến 1 năm.
(iii) Cho vay dựa trên tài sản lưu động
Cho vay dựa trên tài sản lưu động là loại cho vay dựa trên cơ sở số dư của các khoản phải thu, hàng tồn kho nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa. Tài
sản bảo đảm cho các khoản cho vay này là chính các tài sản đƣợc tài trợ.
(iv) Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sau khi nhận đƣợc các công trình xây dựng, cần phải ứng vốn mua nguyên liệu, thuê thiết bị, thuê nhân công,..., để thực hiện thi công và khi công trình, hạn mục công trình hoàn thành thì mới đƣợc chủ đầu tƣ thanh toán theo thoả thuận ở hợp đồng nhận thầu. Vì vậy, cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây lắp để đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình thi công các công trình xây dựng. Đặc điểm của loại cho vay này:
- Việc xem xét cho vay chủ yếu dựa vào từng hợp đồng nhận thầu.
- Đối tƣợng cho vay là tiền thuê công nhân, thiết bị, mua vật tƣ, nguyên liệu để thực hiện thi công theo hợp đồng nhận thầu.
- Kỳ hạn nợ đƣợc xác định dựa vào kế hoạch thi công theo hợp đồng nhận thầu.
- Nguồn thu nợ là tiền thanh toán của chủ đầu tƣ.
- Hợp đồng nhận thầu là cơ sở đảm bảo cho khoản tiền vay.
Loại cho vay này khá chắc chắn nhưng vẫn thường xảy ra một số rủi ro là ý thức và khả năng thanh toán của chủ đầu tƣ và khả năng thực hiện hợp đồng của nhà thầu.
(vi).Cho vay kinh doanh bán lẻ
Cho vay kinh doanh bán lẻ là loại cho vay đối với các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng để họ thanh toán tiền mua hàng cho nhà sản xuất, cơ sở để cho vay dựa vào hàng tồn kho. Sau khi tiêu thụ đƣợc hàng hoá, doanh nghiệp sẽ thanh toán tiền vay cho ngân hàng. Tài sản tồn kho là tài sản thuộc quyền sở hữu của ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng có thể tài trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ thông qua việc mua lại các hợp đồng bán hàng trả góp của doanh nghiệp bán lẻ đối
với người tiêu dùng khi các hợp đồng này thoả mãn các tiêu chuẩn tín dụng với một mức lãi suất thay đổi tuỳ theo chất lƣợng tài sản bảo đảm, thời hạn và uy tín của người mua.
b. Căn cứ vào phương thức cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
i. Cho vay ứng trước từng lần
Phương thức được áp dụng dựa trên cơ sở nhu cầu tín dụng của từng đối tƣợng vay cụ thể nhƣ mua hàng, mua nguyên nhiên vật liệu dự trữ, hay khoản phải thu. Cơ sở để xem xét cho vay dựa trên hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, thƣ tín dụng, các hoá đơn bán hàng, bảng kê bán thành phẩm, thành phẩm.
Thường áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay không thường xuyên.
Thời hạn cho vay đƣợc xác định cho mỗi lần vay cụ thể dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ, chu kỳ ngân quỹ và mức độ rủi ro. Nếu dựa theo chu kỳ ngân quỹ thì thời hạn cho vay chính là chu kỳ ngân quỹ (cho vay đầu kỳ và thu nợ vào cuối kỳ ngân quỹ). Cách xác định này thường áp dụng trong trường hợp ngân hàng cho vay để thanh toán cho nhà cung cấp nguyên liệu, hàng hoá và thu nợ khi khách hàng thu đƣợc tiền hàng. Thời hạn cho vay cũng có thể bắt đầu giữa chu kỳ ngân quỹ cho đến cuối kỳ ngân quỹ (áp dụng trong trường hợp ngân hàng cho vay để dự trữ thành phẩm hoặc các khoản phải thu). Ngoài ra ngân hàng cũng dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ để xác định thời hạn cho vay, tức thời gian cho vay dựa trên cơ sở lưu chuyển tiền tệ ra và thời gian thu nợ dựa trên cơ sở lưu chuyển tiền tệ vào. Trong trường hợp này, thời gian cho vay có thể sớm hơn chu kỳ ngân quỹ nên thường áp dụng đối với doanh nghiệp thiếu uy tín đối với ngân hàng hay có ý muốn trả nợ sớm để tiết kiệm chi phí. Về phía ngân hàng, việc xác định thời hạn cho vay dựa theo dự báo lưu chuyển tiền tệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng kiểm soát và quản lý việc sử dụng tiền vay và thu nợ.
Nợ gốc thường được trả một lần vào cuối thời hạn vay và tiền lãi được tính theo phương pháp lãi đơn. Ngoài ra, nếu dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ thì có thể có nhiều kỳ hạn trả nợ.
ii. Cho vay theo hạn mức tín dụng
Phương thức cho vay này đáp ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động theo hạn mức tín dụng đã cam kết.
Đối tượng cho vay là đối tượng tổng hợp, toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt, tức chênh lệch giữa tài sản lưu động với nguồn vốn dài hạn và các khoản nợ phi ngân hàng. Điều kiện khách hàng vay theo phương thức này là khách hàng phải có tín nhiệm cao đối với ngân hàng, nhu cầu vay vốn thường xuyên và có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần.
1.2.5. Vai trò của cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
a. Cho vay ngắn hạn bổ sung vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, vốn vẫn luôn là vấn đề gây khó khăn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp là phổ biến và nghiêm trọng. Tín dụng ngắn hạn là hình thức tốt nhất để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động hoặc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp bởi tính linh hoạt của nó. Tín dụng ngắn hạn không chỉ còn là nguồn vốn bổ sung nữa mà đã dần trở thành một nguồn vốn chủ yếu, quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tín dụng ngắn hạn giúp cho các doanh nghiệp không bỏ lỡ thời vụ làm ăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, quá trình lưu thông được thông suốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội.
b. Cho vay ngắn hạn giúp các doanh nghiệp tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả
Bản chất của tín dụng ngắn hạn không phải là hình thức cung ứng vốn mà là hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời hạn qui định. Do đó, các doanh nghiệp sau khi sử dụng vốn vay trong sản xuất kinh doanh không chỉ cần thu hồi vốn là đủ mà còn phải tìm ra nhiều biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, tăng nhanh vòng quay của vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suất ngân hàng thì doanh nghiệp mới có thể trả đƣợc nợ và thu lãi.
Về phía ngân hàng, khả năng thu hồi khoản cho vay phụ thuộc rất lớn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Vì vậy, trước khi cho vay ngân hàng thường xem xét đánh giá rất kỹ lưỡng phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có phương án khả thi, lợi nhuận đủ cao để có thể trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp muốn có đƣợc vốn vay ngân hàng thì phải hoàn thiện năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Thêm vào đó, trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ thực hiện quy trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay, thông qua việc làm đó ngân hàng giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng những điều khoản nhƣ đã thoả thuận trong hợp đồng, sử dụng vốn đúng mục đích để đem lại hiệu quả cao nhất. Một yếu tố khác là do quyền lợi của ngân hàng luôn gắn chặt với quyền lợi của khách hàng, nên ngân hàng sẽ sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn trong phạm vi cho phép, tƣ vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
c. Cho vay ngắn hạn tác động tích cực đến nhịp độ phát triển, thúc đẩy cạnh tranh
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan nhƣ quy luật