CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1.1.2. Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng chính sách là một loại hình ngân hàng đặc biệt, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà để thực hiện các chính sách tín dụng ƣu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng cụ thể.
Nền kinh tế thị trường trong quá trình phát triển tuy phù hợp nhưng cũng có những mặt trái của nó nhƣ: sự phân hóa giàu nghèo, sự thiếu cân bằng trong đầu tư,.... Nền kinh tế thị trường sẽ tồn tại những ngành hàng, những khu vực, đối tƣợng khách hàng có sức cạnh tranh kém, không đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại như các ngành hàng mang tính lợi ích công cộng, những khu vực miền núi, vùng sâu, v ng xa, v ng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chi phí đầu tƣ cao, rủi ro lớn, do đó các Ngân hàng thương mại (NHTM) rất ít đầu tư vào khu vực này, mặt khác nhiều hộ dân, tổ chức kinh tế ở vùng này thiếu vốn nhƣng không đủ các điều kiện để vay vốn các Ngân hàng thương mại. Tuỳ điều kiện và quan điểm của mỗi quốc gia, Chính phủ sẽ thiết lập các kênh tín dụng hoặc các ngân hàng chuyên biệt để thực hiện chính sách cho vay các nhóm đối tƣợng này.
Các mô hình phổ biến trên thế giới về việc hình thành các NH chính sách thường bao gồm hai loại hình chính:
- Ngân hàng chính sách phục vụ chính sách phát triển kinh tế theo định hướng của Chính phủ, thường được gọi là Ngân hàng phát triển.
- Ngân hàng chính sách phục vụ các chính sách xã hội của Nhà nước thường được gọi là NH chính sách xã hội.
Tại Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác theo các chính sách kinh tế, chính trị và XH của Quốc gia. Mục tiêu chính của các
NHCSXH không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tƣợng trên. Chính vì thế, NHCSXH không phải là một NHTM và không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương mại.
b. Đặc thù của Ngân hàng chính sách xã hội - Đặc thù về mô hình tổ chức
Ngân hàng chính sách xã hội là một loại hình Ngân hàng đặc thù, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do đó mô hình tổ chức của nó cũng có những đặc điểm riêng.
Đối tƣợng phục vụ của Ngân hàng chính sách xã hội là những khách hàng do Chính phủ chỉ định theo chính sách từng thời kỳ; là những khách hàng không có điều kiện tiếp cận với các tổ chức tín dụng thông thường; nói cách khác là các khách hàng phi thương mại không đủ điều kiện hoặc điều kiện thấp để được vay vốn của các Ngân hàng thương mại .
Loại hình NHCSXH “chủ yếu là Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, sử dụng một phần nguồn tài chính của Nhà nước tham gia hỗ trợ cho các ngành, các khu vực. Vì vậy, mô hình tổ chức quản lý của loại hình Ngân hàng này phải có sự hiện diện của một số cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để tham gia quản trị Ngân hàng, hoạch định các chính sách tạo lập nguồn vốn, chính sách đầu tƣ đối với các khu vực, các đối tƣợng trong từng thời kỳ cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Chẳng hạn, mô hình tổ chức” của NHCSXH Việt Nam đƣợc tổ chức nhƣ sau:
- Tại cấp Trung ƣơng: Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội, ngoài những thành viên chuyên trách, còn có các thành viên kiêm nhiệm là đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.
- Tại địa phương: Bên cạnh bộ phận tác nghiệp chuyên trách của Ngân hàng chính sách xã hội cũng c n có sự tham gia của chính quyền địa phương (gồm cả chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã)
- Tại cấp cơ sở: chính quyền cùng với các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, thiết lập các Tổ tiết kiệm và vay vốn gồm các đối tƣợng chính sách có nhu cầu vay vốn ở các thôn, bản tự nguyện xin gia nhập Tổ và hoạt động theo quy ƣớc tập thể, có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay.
- Đặc thù về cơ chế hoạt động
* Về mục tiêu hoạt động
Khách hàng của Ngân hàng chính sách xã hội phần lớn là những đối tượng hầu như không thể tiếp cận được với vốn tín dụng thông thường của các Ngân hàng thương mại. Do đó khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay những đối tƣợng khách hàng này của Ngân hàng chính sách xã hội là rất thấp, thậm chí không thể có đƣợc. Chính vì lẽ đó, Ngân hàng chính sách xã hội thường hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội là nhằm xoá đói giảm nghèo:
- Đối với khu vực kinh tế nông thôn: hỗ trợ kinh tế hộ gia đình từng bước cải thiện cuộc sống.
- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật: cho vay để tạo việc làm.
- Đối với các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh thuộc những khu vực kinh tế kém phát triển, vùng sâu, vùng xa: cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tƣ phát triển và đời sống.
- Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: cho vay trang trải các chi phí học tập.
- Đối với hộ thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ:
cho vay vay làm nhà để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
Đây là điểm khác biệt rõ nét đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Hoạt động của Ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ;
Ngân hàng tồn tại và phát triển vì tạo ra một mức chênh lệch dương giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Lợi nhuận đƣợc hình thành từ nghiệp vụ này. Trong hoạt động của mình, các Ngân hàng thương mại luôn quan tâm tới lợi nhuận, tạo sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường đối với tất cả các dịch vụ mà Ngân hàng thương mại cung ứng.
* Về đối tượng vay vốn
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay các đối tƣợng khách hàng, các dự án phát triển, các đối tƣợng đầu tƣ theo chỉ định của Chính phủ.
Đối tƣợng khách hàng của Ngân hàng chính sách xã hội có thể là: hộ gia đình nghèo, hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội khác. Đây là những khách hàng rất ít có các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại; là các khách hàng dễ bị tổn thương, cần có sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng để vươn lên tự cải thiện điều kiện sống của chính họ.
* Về nguồn vốn
Trong khi hoạt động đặc trưng của các Ngân hàng thương mại là “đi vay” để cho vay, tức là đi huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế thì nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội lại được tạo lập chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước theo các hình thức nhƣ:
- Cấp vốn điều lệ và hàng năm đƣợc Ngân sách Trung ƣơng, địa phương cấp để thực hiện các chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách theo v ng, theo đối tƣợng.
- Nguồn vốn ODA dành cho chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ.
- Nguồn vốn của Chính phủ vay dân dưới các hình thức phát hành trái phiếu, công trái hoặc từ Quỹ tiết kiệm bưu điện của Chính phủ để chỉ định thực hiện chương trình tín dụng chính sách.
- Nguồn vốn huy động vốn trên thị trường; tuy nhiên, khối lượng nguồn vốn huy động phụ thuộc vào khối lƣợng và kế hoạch cấp bù từ Ngân sách Nhà nước.
Do đặc điểm cơ cấu nguồn vốn có nguồn gốc hoặc phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước nên khối lượng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tăng trưởng xác định theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.
* Về sử dụng vốn
Đặc thù về đối tƣợng khách hàng vay vốn NHCSXH là những đối tượng dễ bị tổn thương, gặp khó khăn, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại… nên NHCSXH cũng có những đặc thù về sử dụng vốn riêng nhƣ:
- Món cho vay nhỏ lẻ, chi phí quản lý cao.
- Vốn tín dụng đầu tƣ mang tính rủi ro cao, nhƣ các hộ gia đình nghèo chủ yếu sống ở v ng nông thôn, v ng sâu, v ng xa, nơi môi trường thiên nhiên bị tàn phá, thường xuyên xảy ra bão lụt, hạn hán, thiếu vốn sản xuất,...
Mặt khác, bản thân họ dân trí thấp, thiếu kiến thức làm ăn, trong sản xuất kinh doanh dễ bị thua lỗ. Vì vậy, việc sử dụng vốn tín dụng dễ gặp rủi ro.
- Các quy trình về thẩm định dự án, các quy định về đảm bảo tiền vay, về thủ tục và quy trình vay vốn, quy định mức đầu tƣ tối đa, thời hạn vay vốn, quy định về trích lập và xử lý rủi ro, quy trình xử lý nghiệp vụ có những khác biệt so với các quy định của Ngân hàng thương mại.
- Thực thi các chính sách tín dụng có ƣu đãi nhƣ: ƣu đãi về các điều kiện vay vốn, ƣu đãi về lãi suất cho vay…
- Thường áp dụng phương thức giải ngân u thác qua các tổ chức trung gian nhƣ: các tổ chức tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội; giải ngân trực tiếp khách hàng (nhƣ cho vay có bảo đảm tiền vay)…
c. Vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội
Việc thành lập NHCSXH nhằm khắc phục những hạn chế trước đây do việc các nguồn vốn hình thành cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều tổ chức tài chính, với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá trình kiểm soát của Nhà nước, không tách được tín dụng chính sách với tín dụng thương mại. NHCSXH sẽ tập trung vào hoạt động TDCS cho vay đối với người nghèo để phát triển sản xuất, kinh doanh và từng bước thoát nghèo, cho các đối tượng HSSV vay vốn là người nghèo, hộ gia đình khó khăn; cho vay các đối tượng vay vốn hỗ trợ tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động; cho vay các cơ sở SXKD tạo việc làm cho người lao động; cho vay hỗ trợ nhà ở theo các nghị định của Chính phủ nhƣ nhà ở hộ nghèo, chòi tránh lũ, cho vay nhà ở xã hội; cho vay các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…nhằm cải thiện các hoạt động an sinh xã hội.
Do vậy vai trò của NHCSXH rất quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Chính phủ và đƣợc thể hiện qua nhiều khía cạnh sau đây:
* Vai tr trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo:
NHCSXH thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, góp phần giảm nghèo TDCS xã hội do NHCSXH triển khai thực hiện 15 năm qua đã trở thành một kênh tín dụng, quan trọng, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX; Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Hiện nay, NHCSXH đang triển khai 18 chương
trình cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
* Vai tr trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở: Với các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH dành cho người nghèo, các đối tượng chính sách đã góp phần huy động đƣợc sự vào cuộc quyết liệt và nâng cao trách nhiệm thực thi, giám sát của Cấp ủy, chính quyền địa phương đối với tín dụng chính sách; tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp phối hợp với NHCSXH thực hiện tín dụng chính sách. NHCSXH phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác đƣợc tiềm năng to lớn về trí tuệ, sức của, sức người của toàn xã hội phục vụ cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. Khoản vay cho hộ nghèo là một hình thức thông qua đó mà tổ chức chính trị cùng toàn thể xã hội giúp về vốn và cách sử dụng vốn để hộ nghèo có thêm động lực vươn lên để có thể thoát nghèo. Thông qua đó, góp phần làm cho đồng vốn chính sách đƣợc sử dụng hiệu quả hơn, nâng cao uy tín, vị thế của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội với người dân; tạo điều kiện xây dựng bộ máy chính quyền gần dân, vì dân hướng đến xây dựng bộ máy chính trị cơ sở ổn định, vững mạnh.
* NHCSXH là để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đúng đối tƣợng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều kiện tiết giảm chi phí quản lý, chi phí xã hội,... NHCSXH đã thực hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù thông qua hình thức: (i) Phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc xác định hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách đủ điều kiện vay vốn; (ii) Thực hiện dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cƣ; (iii) Kết hợp sự tham gia của 04 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, với vai trò giám sát xã hội và làm u thác một số nội dung công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng chính sách. Đây là một địa chỉ đáng tin cậy của người dân.
* Ngân hàng chính sách xã hội góp phần tích cực vào đổi mới hoạt
động ngân hàng, cũng nhƣ thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động TDCS của NHCSXH góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động tín dụng của các NHTM cũng nhƣ các dịch vụ phi tín dụng của NHTM; góp phần phát triển thị trường tài chính tại nông thôn, đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi; góp phần nâng cao nhận thức, khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức của người nghèo, hộ gia đình ở vùng xa, vùng sâu, v ng khó khăn. Giúp người nghèo nâng cao kiến thức và tiếp cận với thị trường: người vay vốn được hộ trợ ngay từ khi vay vốn tìm ra lĩnh vực đầu tư vốn thông qua hiệu quả cho tới kỹ thuật trong SXKD. Người vay vốn chủ động trong việc tìm hiểu hướng sản xuất và đầu ra có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và tổ hội. Khoản vay hộ nghèo sẽ giúp người vay vốn có động lực hơn trong việc phải tìm cách vươn lên thoát nghèo thông qua các phương thức SXKD mới hiệu quả hơn ph hợp hơn.