Thực trạng triển khai các nội dung của hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ph ng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tuyên hóa tỉnh quảng bình (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGCHO VAY ĐỐI VỚIHỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TUYÊN HÓA, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TUYÊN HÓA, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.3.2. Thực trạng triển khai các nội dung của hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ph ng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

a. Th c trạng hoạt động xây d ng kế hoạch

Việc xây dựng kế hoạch của NHCSXH đƣợc thực hiện hàng năm, cứ định kỳ vào thời điểm cuối tháng 7 dương lịch, NHCSXH tỉnh tổ chức xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo dựa vào t lệ hộ nghèo do UBND tỉnh phê duyệt, kế hoạch giảm nghèo và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của HĐND&UBND tỉnh hàng năm theo quy định của NHCSXH Việt Nam.

Trên cơ sở chỉ tiêu dịnh hướng của NHCSXH tỉnh, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để đề xuất lên NH Tỉnh về chỉ tiêu cụ thể của Phòng giao dịch. Các chỉ tiêu này cũng sẽ căn cứ vào thông tin tổng hợp từ các đối tác của chương trình cho vay hộ nghèo tại huyện.

Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch vào tháng 7 dương lịch hàng năm là tương đối sớm do chưa có số liệu chính xác của thời điểm cuối năm vì vậy việc xây dựng kế hoạch theo số liệu ƣớc nên kế hoạch không đƣợc chính xác.

b. Th c trạng hoạt động phân bổ nguồn vốn

Khi nào NHCSXH Việt Nam phân bổ nguồn vốn cho vay hộ nghèo về cho chi nhánh, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình căn cứ vào chỉ tiêu

nguồn vốn đƣợc phân bổ và kế hoạch xây dựng của các đơn vị cấp huyện sẽ tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị (BĐD HĐQT) tỉnh thông báo phân bổ nguồn vốn về các NHCSXH cấp huyện, đồng thời BĐD HĐQT NHCSXH cấp huyện phân bổ vốn về xã, trên cơ sở đó UBND các xã phân bổ vốn về các thôn, tổ dân phố để triển khai bình xét vay vốn công khai tại các tổ TK&VV. Theo đó, quy trình này đã huy động đƣợc cả hệ thống chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện, xã tham gia vào công tác quản lý nguồn vốn.

c. Th c trạng hoạt động triển khai cho vay

Công tác bình xét cho vay: Về cơ bản công tác bình xét cho vay tại các địa bàn cơ sở đảm bảo đúng theo quy định: đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch và các hộ vay cơ bản sử dụng vốn đúng mục đích. Sau khi bình xét đã lập danh sách trình tổ chức hội nhận ủy thác cũng nhƣ UBND xã xác nhận, gửi NHCSXH để hoàn thiện hồ sơ cho vay theo đúng quy trình..

Giải ngân cho vay: Sau khi NHCSXH nhận đƣợc hồ sơ đề nghị vay vốn của tổ TK&VV gửi lên; NHCSXH tiến hành kiểm tra hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định, phê duyệt cho vay và thông báo lịch giải ngân cho UBND xã, tổ chức hội nhận ủy thác, tổ TK&VV và người vay biết. Thời gian để xử lý hồ sơ kể từ khi tiếp nhận đến khi khách hàng nhận đƣợc tiền là không quá 5 ngày làm việc.

Về công tác thu nợ, xử lý nợ: Có thể nói rằng hoạt động thu nợ đến hạn và xử lý nợ quá hạn, nợ bị rủi ro đƣợc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đặc biệt quan tâm. Đây chính là một trong những hoạt động quan trọng trong việc quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách. Chi nhánh cũng rất tích cực cùng phối hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể các cấp để tập trung xử lý các món nợ xấu, nợ quá hạn.

Tuy nhiên, quá trình triển khai hoạt động này v n còn một số mặt hạn chế, vướng mắc sau:

Công tác bình xét cho vay tại một số nơi v n đang c n mang tính hình thức, chƣa tổ chức các cuộc họp công khai mời đầy đủ các thành phần theo quy định là Hội đoàn thể cấp xã, Trưởng thôn (bản, tổ dân phố).

Công tác giải ngân cho vay có lúc v n chƣa đƣợc kịp thời với nhu cầu sử dụng vốn của người vay, vì hiện nay việc giải ngân của NHCSXH cơ bản đƣợc thực hiện tại xã vào một ngày cố định hàng tháng.

Việc phân kỳ hạn trả nợ kỳ con tại NHCSXH chỉ mang tính chất nhắc nhỡ hộ vay chứ không phải bắt buộc, mà chỉ khi món vay đến hạn kỳ cuối mới bắt buộc hộ vay phải nộp hết khoản vay, đo đó khi món vay đến hạn kỳ cuối một số hộ vay không xoay kịp nguồn tiền để trả nợ đúng hạn.

d. Th c trạng hoạt động kiểm tra, giám sát

Ngay từ đầu năm, Ph ng Giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, đã tham mưu cho Ban đại diện cùng cấp, các ban ngành cấp huyện, hội nhận ủy thác tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai phạm dưới cơ sở. Nhờ công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên nên chất lƣợng tín dụng kiểm soát rất tốt, đối tƣợng cho vay đúng quy định, hiệu quả nguồn vốn mang lại cao. Ngoài công tác tự kiểm tra của đơn vị còn có các Đoàn kiểm tra cấp trên, cụ thể: Đoàn kiểm tra của Hội sở chính NHCSXH Việt Nam, Đoàn kiểm tra NHCSXH tỉnh và các Đoàn kiểm tra củacác ngành chức năng có liên quan thực hiện kiểm tra.

Qua kiểm tra các Đoàn đã chỉ ra các tồn tại thiếu sót để khắc phục chỉnh sửa. Tuy nhiên, Công tác kiểm tra giám sát tại một số nơi v n đang c n mang tính hình thức, chƣa chú trọng vào chất lƣợng do đó chƣa kịp thời phát hiện và chấn chỉnh nhữngsai sót tại cơ sở, để cảnh báo thu hồi vốn của Nhà nước.

Trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung hoạt động trên, PGD đã vận dụng một số biện pháp chủ yếu sau:

- Kịp thời cập nhật và quán triệt các văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo

của Hội đồng quản trị, Nghị quyết Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh, huyện và các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đƣợc giao.

- Chủ động trong công tác tham mưu Cấp ủy, Chính quyền địa phương trong việc triển khai tốt Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Quyết định 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành hành kế hoạch triển khai khai Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

- Tăng cường hoạt động huy động nguồn vốn tại chỗ, tập trung huy động tiền gửi dân cƣ tại Điểm giao dịch xã, tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV. Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ngân sách địa phương để mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn.

- Nâng cao hiệu qủa phối hợp với UBND các xã, thị trấn, tổ chức chính trị - xã hội, mạng lưới Tổ TK&VV. Nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV ở cơ sở nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả thực sự. Duy trì lịch sinh hoạt Tổ TK&VV, qua đó, tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách tín dụng đến các tổ viên hiểu rõ và thực hiện.

- Ƣu tiên tập trung vốn cho vay v ng sâu, v ng xa, v ng đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng đủ vốn cho hộ nghèo phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.

- Hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các phiên giao dịch cố dịnh tại xã nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ NHCSXH, vốn tín dụng đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hạn chế các tiêu cực phát sinh.

- Nâng cao năng lực công tác kiểm tra, kiểm soát, phân tích và giám sát, cảnh báo từ xa. Chủ động tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị huyện thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm. Chú trọng công tác tự kiểm tra của Ph ng giao dịch NHCSXH huyện nhằm kịp thời phát

hiện và ngăn ngừa các sai sót, tồn tại để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và các đơn vị ủy thác tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người dân đều nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các quy định của NHCSXH về tín dụng ƣu đãi.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm huyết, vững vàng về nghiệp vụ, có ý thức tổ chức k luật và có tinh thần phục vụ, tạo l ng tin với nhân dân. Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng cho cán bộ đƣợc phân công quản lý, theo dõi chương trình ủy thác và tổ trưởng Tổ TK&VV.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tuyên hóa tỉnh quảng bình (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)