KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CẤP ỦY ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tuyên hóa tỉnh quảng bình (Trang 114 - 124)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

3.4. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CẤP ỦY ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP

a) Đối với cấp ủy, chính quyền cấp huyện:

Đề nghị cấp ủy, chính quyền cấp huyện tăng cường chỉ đạo nâng cao trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc: triển khai thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn; kiện toàn Ban giảm nghèo nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động, thực hiện tốt việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý, phê duyệt danh sách Hộ nghèo và đối tƣợng chính sách vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội; chỉ đạo Trưởng thôn, ấp, bản, tổ dân phố phối hợp cùngNHCSXH, các tổ chức chính trị xã hội, tổ tiết kiệm và vay vốn quản lý chặt chẽ vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn; theo dõi, giúp đỡ người vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; tích cực tham gia xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

Hiện nay trên địa bàn huyện còn nhiều nguồn vốn thuộc chương trình cho vay XĐGN nằm rải rác ở một số ban, ngành, tổ chức xã hội. Các tổ chức này dùng nguồn vốn đó để cho các hội viên vay với lãi suất khác nhau. Tình

trạng cho vay với lãi suất khác nhau khó đạt hiệu quả cao.Vậy đề nghị UBND huyện sớm chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tập chung các vốn vay này vào NHCSXH để tăng cường nguồn vốn vay người nghèo, thực hiện cho vay theo một chế độ nhất định.

- Chỉ đạo các cấp liên quan có tiến hành điều tra, thống kê chính xác số hộ nghèo của huyện cung cấp cho NHCSXH để làm cơ sở cho vay đúng đối tƣợng và hiệu quả.

- UBND huyện hàng năm trích một phần ngân sách địa phương tiết kiệm chi tiêu chuyển NHCSXH huyện bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm.

- Đề nghị UBND huyện tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với NHCSXH huyện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhõn tham ô, lợi dụng vay ké, chây ì, cố tình không trả nợ Ngân hàng ...

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cho vay của NHCSXH, để đồng vốn của ngân hàng đầu tƣ đúng đối tƣợng, hộ vay sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao

Thường xuyên chỉ đạo các sở ban ngành mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới trong SXKD, để hộ nghèo tham gia học tập, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho hộ nghèo.

* Đối với cấp ủy, chính quyền cấp xã:

Chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã triển khai thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn; kiện toàn Ban giảm nghèo nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động, thực hiện tốt việc tham mưu cho UBND c ng cấp quản lý, phê duyệt danh sách vay vốn Hộ nghèo; chỉ đạo Trưởng thôn, ấp, bản, tổ dân phố phối hợp cùng NHCSXH, các tổ chức chính trị-xã hội, Tổ TK&VV quản lý chặt chẽ vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn; theo dõi, giúp đỡ người vay vốn sử dụng

vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; tích cực tham gia xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trịxã hội cấp dưới và Tổ TK&VV trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác với NHCSXH. Chỉ đạo làm tốt việc bình xét đối tƣợng vay vốn, quản lý và hướng d n người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.

Chính quyền cấp xã là cơ quan hành chính trực tiếp đối với đối tƣợng vay vốn, là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ nguồn vốn tín dụng ƣu đãi của NHCSXH đã phân giao nói chung và chương trình tín dụng Hộ nghèo nói riêng. Đối chiếu danh sách vay vốn và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV đôn đốc, nhắc nhở gia đình Hộ nghèo, Hộ nghèo chấp hành nghiêm chỉnh việc trả nợ, lãi theo phân kỳ theo đúng quy.

Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, đặc biệt tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất cho hoạt động tại Điểm giao dịch xã của NHCSXH, bố trí lực lƣợng Công an xã đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản trong các phiên giao dịch tại xã. Tham dự đầy đủ các phiên họp giao ban tại Điểm giao dịch xã với NHCSXH để nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn để có những giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện tốt hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương.

Theo dõi, giúp đỡ người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Vận động, đôn đốc hộ vay thực hành tiết kiệm, trả nợ, trả lãi cho ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. Tích cực tham gia quản lý và xử lý khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ bị rủi ro. Giám sát hoạt động củaTổ TK&VV, đặc biệt là việc họp bình xét cho vay đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và phải minh bạch, công khai, dân chủ.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, ph hợp với đặc điểm, tập quán sản xuất canh tác và trình độ dân trí từng vùng; có chính sách hỗ trợ tìm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm sản xuất tại địa phương, tránh việc sản phẩm hộ dân làm ra không có thị trường tiêu thụ, d n đến rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm.

Thành lập và duy trì hoạt động của Tổ đôn đốc thu nợ khó đ i xã theo đề nghị của NHCSXH nơi cho vay để xử lý các khoản nợ khó đ i, đặc biệt có biện pháp kiên quyết để thu hồi đối với những hộ có điều kiện trả nợ nhƣng chây ỳ nợ. Đề xuất NHCSXH xử lý những Tổ TK&VV hoạt động kém hiệu quả, có nhiều thành viên vi phạm quy ƣớc hoạt động của Tổ, những Tổ TK&VV có nhu cầu cấp thiết phải chia tách, sáp nhập.

Thường xuyên chỉ đạo công an xã, Trưởng thôn (Bản, tiểu khu) nắm bắt tình hình cƣ trú của các hộ dân trên địa bàn và báo cáo kịp thời những trường hợp hộ vay vốn làm thủ tục chuyển khỏi địa phương hoặc có dấu hiệu bỏ đi khỏi địa phương để có biện pháp xử lý thích hợp. Chỉ xác nhận các thủ tục chuyển đi khi hộ vay đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NHCSXH.

* Đối với các Hội đoàn thể

Tiếp tục thực hiện tốt các công việc đƣợc ủy thác theo văn bản thỏa thuận đã đƣợc hai bên thống nhất ký kết; phổ biến, tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về TDCS đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.

Phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc xây dựng kênh d n vốn hiệu quả đến người thụ hưởng thông qua Tổ TK&VV tại Điểm giao dịch xã để củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng chính sách; Chỉ đạo Hội, đoàn thể cấp xã tham các phiên giao dịch và giao ban với NHCSXH theo lịch trực giao dịch cố định tại xã để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện ủy thác

cho vay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh. Giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV. Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn hoạt động của Tổ TK&VV, trong đó chú trọng đến quy ƣớc hoạt động của Tổ, công tác sinh hoạt Tổ, họp bình xét cho vay, việc sử dụng vốn của hộ vay, vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, giúp đỡ nhau, c ng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện u thác (kiểm tra, giám sát hàng năm, định kỳ hoặc đột xuất) của Hội đoàn thể cấp dưới và hoạt động của Tổ TK&VV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác.

Phát động các phong trào thi đua gắn chất lƣợng tín dụng nhận ủy thác với tiêu chí thi đua trong hệ thống của tổ chức chính trị - xã hội tạo động lực phấn đấu của hệ thống tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Các khuyến nghị này đƣợc đề xuất trên cơ sở xuất phát từ căn cứ thực tiễn vềđịnh hướng của các cơ quan thẩm quyền cũng như xuất phát từ phân tích thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

KẾT LUẬN

Trong nhiều năm qua, xóa đói giảm nghèo luôn là vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo nhƣ xây dựng chính sách phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn. Thực hiện chiến lƣợc phát triển cho từng vùng, miền...

Cuộc chiến chống đói nghèo c n nhiều khó khăn, thách thức, cần phải xác định là mục tiêu lâu dài và quyết tâm thực hiện. Bằng mọi biện pháp trong đó cho vay hộ nghèo là biện pháp cần thiết. Mỗi người cần suy nghĩ, trăn trở tìm cách sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ.

Việc NHCSXH cấp các khoản cho vay và thực hiện chính sách ƣu đãi cho người nghèo vay vốn là một biện pháp tích cực, tác động tốt đến công cuộc xóa đói giảm nghèo. Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuyên Hóa từ khi đi vào hoạt động đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của một huyện miền núi, t lệ hộ nghèo giảm xuống theo từng năm, góp phần tạo công ăn việc làm đem lại thu nhập ổn định cho người nghèo.

Bên cạnh đó, qua một thời gian hoạt động, nghiệp vụ cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội đã có những thuận lợi và khó khăn mà Ngân hàng chính sách xã hội gặp phải. Trên cơ sở đó mục tiêu hoạt động của NHCSXH huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình; Luận văn đƣa ra một số khuyến nghị với NHCSXH tỉnh Quảng Bình, với cấp ủy Đảng chính quyền các cấp tại huyện Tuyên Hóa, NHCSXH tỉnh Quảng Bình, nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình.

Luận văn “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã trình bày kết quả nghiên cứu về các nội dung chủ yếu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu, hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận văn bao gồm:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH.

- Đề xuất các tiêu chí nhằm đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong 3 năm từ 2016 -2018. Qua đó, trả lời câu hỏi về những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động cho vayhộ nghèo tại Phòng giao dịch này.

- Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ có hạn của học viên, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận đƣợc những góp ý, phê bình để hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Minh Anh (2018), Tín dụng chính sách xã hội: Kết quả triển khai và đề xuất giải pháp, Tạp chí tài chính

[2] Chính phủ (2002), Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.

[3] Bộ kế hoạch đầu tư (2008), “Nguyên nhân và yếu tố chính ảnh hưởng đến đói nghèo”, Tạp chí Thông tin kinh tế, xã hội.

[4] Nguyễn Ngọc Danh (2018) "Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình: Điểm tựa giúp dân thoát nghèo", Tạp chí ngân hàng

[5] Trần Quang Điệp (2018), “Hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ cận nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh tỉnh Đắk Nông

[6] Nguyễn Vũ Khoa (2019), “Quản trị rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum”

[7] Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh (2014), Xây dựng các chỉ báo đo lường nghèo đa chiều cho hộ gia đình nông thôn Việt Nam, Tạp chi Phát triển kinh tế, số 284

[8] Trần Lưu Thị Phương Linh (2018), “Hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ cận nghèo của NHCSXH Việt Nam - chi nhánh thành phố Đà Nẵng

[9] Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2004), Cẩm nang chính sách và nghiệp vụ tín dụng đối với Hộ nghèo, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[10] Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2007), Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng, NXB Nông nghiệp, Hà nội.

[11] Nguyễn Thành Tài (2018), “Hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Giang, chi nhánh Quảng Nam

[12] Trần Thị Huỳnh Thảo (2018) “Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng nam”.

[13] Lê Văn Thịnh (2016), “Phân tích tình hình cho vay ộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Lắk”

[14] Trần Mốt (2016), “Phân tích tình hình cho vay ộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh tỉnh Đắk Nông”

[15] Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội.

[16] Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2003 về việc phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

[17] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 09/2011/QĐ-TTg về việc Ban hành chuẩn Hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015.

[18] Lê Thị Anh Vân (2019), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 262, tháng 04 năm 2019

[19] Lương Xuân (2018), "Tín dụng chính sách thúc đẩy tài chính toàn diện cho nông nghiệp, nông thôn mới", Tạp chí Ngân hàng

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tuyên hóa tỉnh quảng bình (Trang 114 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)