CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGCHO VAY ĐỐI VỚIHỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TUYÊN HÓA, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TUYÊN HÓA, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công đạt đƣợc, hoạt động của NHCSXH huyện Tuyên Hóa còn bộc lộ những hạn chế và nguyên nhân, đó là:
a. Những hạn chế
-Tổ chức hội ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn: NHCSXH ủy thác cho tổ chức Hội thực hiện một số công việc trong quy trình cho vay. Vì vậy, năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm của cán bộ Hội, đặc biệt làm Hội cấp xã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả các chương trình tín dụng. Tuy nhiên, một số nơi, cán bộ Hội chưa bám sát và theo dõi thường xuyên hoạt động của Tổ TK&VV, chƣa tích cực đôn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện họp đồng ủy nhiệm đã ký với Ngân hàng. Một số nơi cán bộ Hội chƣa tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban hàng tháng theo quy định nên hạn chế đến việc tiếp thu và triển khai công việc sau giao ban, không tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc;
cán bộ Hội đƣợc phân công chuyên trách dịch vụ ủy thác còn thiếu sâu sát, thiếu trách nhiệm. Một số Hội, đoàn thể, tổ TK&VV chƣa thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra, đôn đốc hộ vay trả nợ, chƣa có giải pháp cụ thể để động viên, xử lý các khoản nợ đến hạn, quá hạn. Mặt khác, cán bộ Hội còn
thay đổi nhiều, đặc biệt là qua các đợt Đại hội làm cho việc thực hiện các nội dung ủy thác và quản lý Tổ TK&VV bị gián đoạn.
Tổ TK&VV đƣợc coi nhƣ cánh tay nối dài của NHCSXH. Ban quản lý tổ TK&VV được NHCSXH ủy nhiệm thực hiện các hoạt động như: hướng d n hộ vay điền m u xin vay vốn, tổ chức bình xét công khai để chọn hộ đủ điều kiện vay vốn, đôn đốc tổ viên sử dụng tiền vay đúng mục đích, trả lãi và nợ gốc đúng hạn và thu tiền lãi của tổ viên để nộp cho NHCSXH tại điểm giao dịch. Vì vậy, năng lực và tinh thần trách nhiệm của Ban quản lý tổ TK&VV là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và thu hồi vốn vay của Chương trình. Tuy nhiên chất lượng hoạt động Tổ TK&VV ở một số nơi c n nhiều hạn chế nhƣ: trình độ, nhận thức, trách nhiệm của nhiều Tổ trưởng yếu kém, không đủ khả năng để làm cầu nối giữa NHCSXH và người vay; Tổ trưởng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, không tổ chức sinh hoạt Tổ, không tích cực đôn đốc hộ trả nợ và thu lãi; chƣa giám sát việc sử dụng vốn vay, chƣa tạo ra sức ép của tổ đối với cá biệt hộ vay vốn có nợ quá hạn, nợ chây ỳ; một số hộ ý thức trả nợ kém; xảy ra nhiều trường hợp hộ vay bỏ đi khỏi địa phương không rõ tung tích d n đến không thu hội được vốn..
- Tổ chức Hội làm ủy thác, Tổ TK&VV chƣa báo cáo kịp thời với chính quyền địa phương về những hộ chây ỳ không trả nợ, những hộ chuyển đi khỏi địa phương để kịp thời xử lý.
- Về năng lực quản lý, điều hành của các đơn vị nhận u thác cấp trên đối với Hội cấp dưới: Thực hiện văn bản thoả thuận về việc u thác cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội, vai trò quản lý và điều hành của các cấp Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên là cực kỳ quan trọng có tác động rất lớn đến việc hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng. Nơi nào có sự chỉ đạo việc thành lập, củng cố
hoạt động của tổ TK&VV, đúng quy trình, duy trì sinh hoạt tổ định kỳ, bình xét cho vay công khai, thường xuyên giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ vay vốn, có sự phối hợp kết hợp chặt chẽ với cơ quan khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ nghèo về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng vốn vay hiệu quả và xử lý dứt điểm các trường hợp phát sinh nợ xấu, nơi đó tiềm ẩn rủi ro tín dụng thấp. Ngƣợc lại, ở những nơi các cấp hội nhận u thác cho vay, không có sự kiểm tra, kiểm soát và không tranh thủ sự chỉ đạo của cấp u , chính quyền địa phương để chỉ đạo hoạt động của Tổ TK&VV, nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy kém hiệu quả, nguyên nhân rủi ro tín dụng cao.
- Một bộ phận cấp u Đảng, chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể nhận thức chƣa đầy đủ, thậm chí đôi lúc c n lệch lạc, chƣa xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo các quy định hiện hành, từ đó d n đến tình trạng thiếu sâu sát để nắm bắt tình hình khó khăn;
Không kịp thời và kiên quyết trong công tác xử lý nợ chây ỳ, xâm tiêu, nợ tồn đọng… đôi lúc c n bế tắc, không có giải pháp hữu hiệu để thu hồi nợ. Mặt khác, cán bộ xã, thị trấn lại thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng đến công tác phối kết hợp triển khai cho vay và thu hồi nợ.
- Công tác tổ chức đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho cán bộ xã, phường, cán bộ hội, tổ TK&VV chưa quan tâm đúng mức, thiếu chất lượng.
Trình độ của cán bộ cấp xã, phường còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng.
- Việc cho vay vốn chƣa có sự lồng ghép với nội dung tập huấn những kiến thức về khoa học kỹ thuật, hướng d n chăn nuôi trồng trọt. Một số hộ thực sự nghèo khó không dám mạnh dạn vay vốn để đầu tƣ sản xuất kinh doanh, vì họ không biết đầu tƣ vào trồng cây gì, nuôi con gì.
- Số hộ vay chƣa nghiêm túc thực hiện việc trả nợ đến hạn đặc biệt là
nợ đến hạn theo phân kỳ (hiện tại nợ đến hạn phân kỳ đối với chương trình chovay hộ nghèo không thực hiện chuyển nợ quá hạn).Một số hộ vay có tâm lý lại vào nguồn vốn ƣu đãi của Chính phủ nên tuy có khả năng trả nợ nhƣng lại xin gia hạn nợ để kéo dài thời gian vay vốn đƣợc ƣu đãi, trong khi cán bộ ngân hàng không kiểm tra kỹ nên hộ vay v n đƣợc chấp thuận. Do đó, t lệ nợ quá hạn chương trình tín dụng tai Phòng giao dịch NHCSXH Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình mặc d đạt t lệ thấp so với tổng dƣ nợ nhƣng chƣa thực sự phản ánh đúng thực trạng các khoản nợ quá hạn của ngân hàng, khả năng tiềm ẩn t lệ nợ xấu cao.
- NHCSXH nơi cho vay: Việc phân kỳ và thực hiện theo quy trình giúp hộ vay biết đƣợc kỳ hạn trả nợ, đƣợc thông báo sẽ có kế hoạch trả nợ, nhƣng không chuyển nợ quá hạn kỳ con, nên Phòng giao dịch chƣa quan tâm thực hiện việc thu nợ phân kỳ hạn để thông báo đến hộ vay để trả nợ theo từng kỳ hạn con, hoặc nhiều nơi phân kỳ trả nợ nhƣng chỉ là hình thức. Khi hộ vay không thực hiện đƣợc trả nợ theo phân kỳ thì số tiền đó đƣợc chuyển kỳ hạn tiếp theo, không phải làm thủ tục gì, không phải chuyển nợ quá hạn. Trong khi Ngân hàng chƣa quan tâm đôn đốc trả nợ theo phân kỳ để làm giảm áp lực trả nợ nhiều khi món vay đến hạn, mà chờ đến hạn trả nợ cuối cùng mới đôn đốc thu hồi nợ. Thực tế tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa trong 3 năm (2016-2018) số hộ trả nợ theo phân kỳ là rất thấp, hầu hết các kỳ trả nợ đều đƣợc ngân hàng chuyển về kỳ hạn sau và kỳ hạn cuối cùng. Việc phân kỳ không c n ý nghĩa, gánh nặng trả nợ khi đến kỳ hạn trả nợ cuối c ng đối với hộ vay khá nặng nề, rủi ro tín dụng xảy ra là rất lớn.
NHCSXH mới thành lập đƣợc 15 năm, cán bộ tuyển dụng dần qua các năm. Đội ngũ cán bộ tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình hầu hết là cán bộ trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Trong khi do đặc thù của hệ thống NHCSXH, với số lƣợng cán bộ ít, tổ chức giao dịch tại Điểm giao dịch xã, thường xuyên làm việc với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã
hội làm ủy thác, Tổ TK&VV nên cán bộ NHCSXH phải giỏi một việc, biết làm nhiều việc. Ngoài trình độ chuyên ngành, có những kiến thức k năng thuyết trình, k năng giảng bài, cơ bản về kỹ thuật sản xuất để giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả, có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt…Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng này đ i hỏi cán bộ phải có nhiều kinh nghiệm trong công tác.
b. Nguyên nhân
* Nguyên nhân bên ngoài
- Ngân hàng Chính sách xã hội về hình thức là một tổ chức tín dụng của Nhà nước có tư cách pháp nhân nhưng trong hoạt động còn chịu sự tác động của nhiều phía nhƣ: chế độ tài chính phụ thuộc Bộ tài chính, quy trình nghiệp vụ phụ thuộc Ngân hàng nhà nước và một số bộ ngành có liên quan;
việc cho vay ủy thác đôi khi c n bị động về phía lựa chọn đối tƣợng cho vay nên khó khăn trong công tác chỉ đạo và điều hành. Các chương trình cho vay điều do Chính phủ chỉ định nên NHCSXH không có quyền chọn đối tƣợng cho vay, nguồn vốn do cấp trên phân bổ hàng năm nên không thể chủ động trong hoạt động cho vay.
- Đối tượng vay vốn thường là nông dân thuần nông, những hộ có thu nhập tthaapp là hộ nghèo, trong khi chăn nuôi, sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ, mặt khác yếu tố thị trường cũng ảnh hưởng đến hoạt động của NHCSXH, sự biến động của giá cả, sự diễn biến phức tạp của thị trường hàng hoá,…làm cho một số mặt hàng của người nghèo sản xuất ra không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; hoạt động kinh doanh của hộ nghèo còn manh mún, nhỏ lẻ… tất cả những điều này làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng trong NHCSXH.
- Sự phối hợp giữa NHCSXH với các cơ quan ban ngành v n chƣa đồng bộ, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng. Nên nhiều địa phương chưa
quan tâm đúng mức đến công tác cho vay và quản lý nguồn vốn vay nên ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn vay. Đặc biệt sự phối hợp của các tổ chức Chính trị - xã hội nhân u thác với NHCSXH chưa thường xuyên trong công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ phận kỳ, thu lãi, đặc biệt là nợ quá hạn. Tổ TK&VV muốn duy trì dƣ nợ nên chƣa thật sự quan tâm, tích cực đôn đốc hộ vay trả nợ theo phân kỳ.
- Việc xét duyệt hộ vay đôi khi chƣa chính xác, ở một số xã việc điều tra, phân loại hộ nghèo chƣa chính xác, việc xét duyệt căn cứ vào t lệ bình quân, chƣa ph hợp với thực tế, công tác theo dõi, đánh giá kết quả sử dụng vốn của những hộ nghèo còn thiếu chính xác. Chất lƣợng tín cho vay đƣợc thực sự coi trọng, việc kiểm tra, đối chiếu ở một số xó cũn qua loa để đối phó với NHCSXH và các tổ chức hội xuống kiểm tra. Công tác phân phối vốn đã đƣợc chấn chỉnh song ở một số xã trong huyện làm để lấy hình thức, các cán bộ tổ chức hội chƣa xuống tận tổ để chứng kiến bình xét vốn vay. Cán bộ tín dụng Ngân hàng chƣa kiểm tra đối chiếu hết nợ quá hạn phát sinh theo quý, hàng tháng để kịp thời xử lý.
- Về phía hộ vay: Nhận thức của khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay là nhân tố rất quan trọng liên quan đến hoạt động cho vay ưu đãi với người nghèo. Nếu người nghèo nhận thức sai về khoản vay ưu đói, coi đây nhƣ hình thức trợ cấp của Chính phủ, nhận thức sai d n đến họ không quan tõâ đến việc trả nợ và vốn vay sẽ có nguy cơ cao bị sử dụng sai mục đích, thất thoát, không đem lại hiệu quả, không thực hiện đƣợc đúng chức năng của mình.
Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu năng lực sản xuất kinh doanh của người nghèo bị hạn chế thì vốn vay không thể phát huy hiệu quả. Sản xuất kinh doanh không hiệu quả, người nghèo không thể hoàn trả vốn vay cho Ngõn hàng, họ không những không thoát khỏi tình trạng nghèo
khó mà thậm chí còn nghèo thêm cho tích tụ thêm khoản nợ NH.
Một số hộ nghèo, hộ chính sách nên hiểu biết còn hạn chế về phương thức làm ăn, cũng như trách nhiệm hoàn vốn cho nhà nước, v n còn tình trạng trông chờ, lại chính sách ưu đãi của Nhà nước gây khó cho NHCSXH trong công tác quản lý nguồn vốn.
- Nguồn vốn cho vay còn bị động, không chủ động đƣợc nguồn vốn vay, nên khi hộ vay cần vốn để đầu tƣ sản xuất vào mùa vụ thì nguồn vốn không đáp ứng kịp thời.
* Nguyên nhân bên trong
- Về chất lƣợng nguồn nhân lực do t lệ cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn khá cao nên phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai các hoạt động nghiệp vụ.
- Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc chưa được đầy đủ; công nghệ chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu trong công việc.
- Công tác tổ chức phối hợp giữa Phong Giao dịch NHCSXH với các cơ quan ban ngành v n chƣa đồng bộ, phân định trách nhiệm chƣa rõ ràng.
Điều này d n đến hệ quá tiêu cực là chính quyền, cấp ủy Đảng ở một số xã chƣa quan tâm đúng mức đến hoạt động cho vay hộ nghèo. V n chƣa có giải pháp để gắn kết kết quả thu hồi nợ của chương trình tín dụng trên địa bàn với quyền lợi, chế độ trách nhiệm của lãnh đạo địa bàn. Vì vây, mà chƣa có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương trong công tác thu hồi nợ đến hạn và xử lý nợ chây ỳ, chƣa có giải pháp phối hợp trong công tác thu hồi nợ tại địa phương.
- Việc tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ Ban giảm nghèo xã, cán bộ hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ TK&VV chƣa đƣợc quan tâm đúng mức... Mặc d hàng năm, NHCSXH đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ Ngân hàng cho các tổ chức trong mạng lưới từ Chủ tịch UBND cấp xã, cán
bộ chuyên trách Ban giảm nghèo xã, cán bộ hội đoàn thể, tổ TK&VV nhƣng chất lƣợng chƣa cao, c n mang tính hình thức; rập khuôn theo tài liệu, không có “cầm tay, chỉ việc”.
- Công tác bình xét cho vay tại một số nơi v n còn tình trạng chƣa chặt chẽ, chƣa công khai minh bạch;
- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách tín dụng và các quy định của ngân hàng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, tuyên truyền chƣa thấu đáo các chủ trương tín dụng chính sách của Nhà nước, do đó một bộ phận người nghèo còn trông chờ, lại chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, xem nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước như nguồn vốn cho không cần hoàn lại, sử dụng vốn kém hiệu quả, chây ỳ không trả nợ.
- Chƣa có các biện pháp mạnh mẽ để quán triệt tính chủ động, thiện chí trả nợ đối với các Hộ nghèo vay vốn theo hình thức tín chấp thông qua các Tổ chức hội đoàn thể, d n đến ý thức trả nợ của hộ nghèo còn thấp, hộ thường trông chờ vào việc ngân hàng xóa nợ chứ không muốn tự mình vươn lên thoát nghèo...
- Việc cho vay vốn chƣa có sự phối hợp lồng ghép một cách chủ động và mạnh mẽ với nội dung tập huấn những kiến thức về khoa học kỹ thuật, hướng d n chăn nuôi trồng trọt. Một số hộ nghèo không dám mạnh dạn vay vốn để đầu tƣ sản xuất kinh doanh, vì họ không có kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt do đó không biết đầu tƣ vào trồng cây gì, nuôi con gì.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, Luận văn tập trung vào nội dung trọng tâm là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Qua nghiên cứu nhận thấy hoàn thiện hoạt động cho vay là một yêu cầu cấp thiết của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nhằm góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tuyên hóa, cũng nhƣ sự phát triển bền vững của PGD NHCSXH huyện Tuyên Hóa. Vì vậy Luận văn đã tổng kết những mặt thành công, những hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế.
Đồng thời kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở để luận văn đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.