Tuân thủ nghiêm túc quy trình nghiệp vụcủa NHCSXH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tuyên hóa tỉnh quảng bình (Trang 102 - 114)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

3.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚIPGD NHCSXH HUYỆN TUYÊN HÓA

3.2.2. Tuân thủ nghiêm túc quy trình nghiệp vụcủa NHCSXH

- Công tác giao dịch xã: Đối với đặc thù hoạt động dịch vụ tín dụng của NHCSXH, thì việc giao dịch tại xã được xác định là phương thức hoạt động chủ yếu. Chất lƣợng hoạt động đƣợc cơ bản thể hiện qua chất lƣợng phục vụ của NHCSXH tại điểm giao dịch xã. Vì vậy công tác tổ chức giao dịch xã:

thực hiện đúngquy trình giao dịch xã theo văn bản số 4030/NHCS-TDNN của Tổng giám đốc, tại Điểm giao dịch xã 100% Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV đến giao dịch để nộp lãi cho ngân hàng và tham gia giao ban tại xã.

Chú trọng bảng thông tin phải công khai đầy đủ kịp thời các chủ trương chính sách mới của Chính phủ giúp hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách biết, để họ hưởng thụ và giám sát lại các tổ chức liên quan.

Thường xuyên duy trì và nâng cao chất lượng các buổi giao ban trực báo trong các phiên giao dịch lưu động tại xã. Công tác giao ban phải trỡ thành nếp sinh hoạt thường xuyên hàng tháng của NHCSXH với các tổ trưởng tổ TK&VV, các hội đoàn thể làm ủy thác và nhất thiết phải có sự tham dự của Chính quyền xã .

- Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng: Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của Tổng Giám đốc dành riêng cho chương trình cho vay hộ nghèo. Căn cứ định hướng phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, tham mưu kịp thời cho Ban đại diện HĐQT các cấp phân bổ vốn đến các đơn vị cơ sở, ƣu tiên v ng sâu, v ng xa, miền núi, v ng khó khăn.Tham mƣa cho UBND xã phân giao chỉ tiêu cho vay hộ nghèo đến thôn, bản.Tích cực huy động nguồn vốn từ cộng đồng dân cƣ, Tổ viên TK&VV cũng nhƣ các

tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn để tạo lập nguồn vốn cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.Tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa việc tham mưu cho Hội đồng nhân dân, UBND các cấp dành phần vốn ủy thác từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, chuyển cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo.

- Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng: chấp hành nghiêm túc quy định, quy trình cho vay để đảm bảo cho vay đến đúng đối tượng thụ hưởng nhằm thu hồi được vốn sau cho vay. Điều kiện xét duyệt đối với chương trình cho vay hộ nghèo: Đầu tiên là hộ nghèo nằm trong danh sách hộ nghèo do UBND tỉnh phê duyệt từng thời kỳ, tiếp đến có phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, không phê duyệt đối với các ngành nghề thuộc danh mục bị cấm của ngân hàng nhà nước, có khả năng năng trả nợ gốc và lãi theo đúng thỏa thuận của ngân hàng và khách hàng.

- Thường xuyên phối hợp với Hội đoàn thể giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong khâu tổ chức công tác bình xét công khai, dân chủ;Công tác bình xét cho vay tại các Tổ phải có sự giám sát của Trưởng thôn, Hội đoàn thể cấp xã trước khi trình UBND xã phê duyệt.Khi giải ngân phải có sự chứng kiến của Tổ, tổ chức Hội đoàn thể để đảm bảo ngân hàng giải ngân đến đúng người vay, đúng thủ tục, đúng quy định nhằm tăng cường sự giám sát l n nhau.

- Công tác thu hồi nợ - thu lãi: Thực hiện tốt việc thu lãi hàng tháng bằng cách đôn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đây là việc làm vô cùng quan trọng vì thông qua việc thu lãi hàng tháng, Ban quản lý Tổ thường xuyên nhắc nhở người vay sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, đồng thời, giúp NHCSXH trực tiếp đối chiếu với người vay về nợ vay để phát hiện kịp thời sai sót. Làm tốt công tác thu tiền gửi của tổ viên để tạo nguồn vốn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn.

Cán bộ tín dụng cần phải thông báo kịp thời nợ đến hạn và thực hiện

đôn đốc việc thu hồi nợ gốc theo phân kỳ (kỳ con) và thu nợ gốc khi đến hạn cuối c ng để tạo thói quen cho hộ vay có ý thức trả dần, giảm áp lực trả nợ khi đến hạn, hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh.

Thường xuyên phân tích, đánh giá thực trạng và khả năng thu hồi các khoản đã cho vay, phải đánh giá thực trạng 100% món nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ đi khỏi địa phương để có giải pháp thu hồi và xử lý cho phù hợp.

3.2.2. Nâng cao chất ƣợng công tác kiểm tra, giám sát:

Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp, các ngành, cấp trên thường xuyên tổ chức kiểm tra cấp dưới, đặc biệt là sau mỗi đợt giải ngân. Tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý, thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở trong chính sách tín dụng ƣu đãi, tạo kênh d n vốn đến đúng đối tƣợng thụ hưởng. Hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách, tiêu cực, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình thực hiện sai chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Xã hội hóa việc kiểm tra, giám sát hoạt động NHCSXH. Hoàn thiện cơ chế phối hợp có hiệu quả việc kiểm tra, giám sát, kiểm toán của các cơ quan chuyên môn của Đảng, Nhà nước, các đơn vị nhận ủy thác, đối tượng vay vốn và nhân dân với hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng. Thực hiện tốt việc công khai hóa hoạt động và kết quả kiểm tra, giám sát của NHCSXH để cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và người dân biết.

Các thành viên Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện phải thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm.

Công tác kiểm tra sau khi cho vay:cán bộ tín dụng theo dõi bám sát địa bàn, phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Tổ, tổ chức Hội đoàn thể, chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, công tác quản lý vốn của Hội và Tổ sao có hiệu quả nhất.

Thực hiện chương trình kiểm tra, kiểm toán nộ bộ của Tổng Giám đốc, của Giám đốc chi nhánh, hàng năm NHCSXH huyện xây dựng kế hoạch tự kiểm tra và thực hiện kiểm tra, giám sát tại 100% các xã, thị trấn trong huyện;

bên cạnh đó xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đối chiếu chéo địa bàn tín dụng. Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi tham ô, chiếm dụng vốn, từ đó có các giải pháp tích cực khắc phục, nâng cao chất lƣợng tín dụng, đƣa hoạt động của Ph ng giao dịch đi vào nề nếp, hiệu quả.

3.2.3. Gắn kết tốt hơn hoạt động cho vay vốn với hỗ trợ hoạt động sản xuất - kinh doanh của người vay

Việc phối hợp lồng ghép với các chương trình dự án trên c ng địa bàn có vai trò quan trọng, nhằm tương tác hổ trợ l n nhau tận dụng nguồn tài chính, k thuật, kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu của các quả chương trình nói chung và chất lƣợng dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo nói riêng.

- Tham mưu với ủy UBND các cấp, chủ trì làm đầu mối trong việc lồng ghép các chương trình dự án có cùng mục đích cho XĐGN, giải quyết việc làm, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên c ng địa bàn.

Xây dựng cơ chế phối hợp và chức năng nhiệm vụ các ngành, các cấp cùng phối hợp trong chỉ đạo thực hiện. Các dự án cần phối hợp thực hiện, dự án giảm nghèo tỉnh, các chương trình dự án xây dựng nông thôn mới.

- NHCSXH các cấp chủ động liên hệ với các tổ chức, các ngành liên quan trên địa bàn, để xây dựng và ký kết các văn bản liên tịch về cơ chế phối hợp vì mục tiêu hổ trợ hộ nghèo về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học k thuật,... Phối hợp với các Sở LĐTB&XH, Sở NN&PTNT, các phòng nông nghiệp huyện và các trung tâm giải quyết việc làm của tổ chức chính trị xã hội triển khai thực hiện tốt chương trình phối hợp.

- Tích cực liên hệ với UBND và các sở ngành liên quan có các dự án đã và đang chuẩn bị đầu tƣ vào Quảng Bình để tìm điểm chung trong việc ký kết

chương trình phối hợp, để trợ giúp của dự án lồng ghép tập huấn, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho các Ban quản lý tổ TK&VV, các hội đoàn thể và cán bộ hội đoàn thể xã, nhất là các chương trình tập huấn khoa học k thuật dành cho người nghèo về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thì việc sử dụng vốn của hộ nghèo hiệu quả thấp, không muốn nói là không có hiệu quả.

Do đó, muốn hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả cao phải tăng cường công tác tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ.

- Hỗ trợ về thị trường, hiện nay, một số sản phẩm của người nghèo sản xuất ra không đáp ứng nhu cầu của đa số người tiêu dùng; hoạt động SXKD của hộ nghèo còn manh mún, nhỏ lẻ... Để khắc phục điều này, Nhà nước cần có chính sách hướng d n hộ vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, từng thời điểm. Đồng thời có chính sách hỗ trợ việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nghèo; tiến tới việc cho nông dân mua bảo hiểm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra. Tránh việc sản phẩm hộ nghèo làm ra không có thị trường tiêu thụ, d n đến rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm.

- Để công cuộc XĐGN thực hiện nhanh và bền vững, công tác cho vay hộ nghèo hiện nay chủ yếu là hộ gia đình nên đem lại hiệu quả kinh tế chƣa cao, nên mở rộng mô hình cho vay ngoài hộ gia đình thì cho vay thêm theo dự án vùng và tiểu vùng (dự án, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, nuôi ong, cá lồng..., trồng rừng) để họ tương trợ l n nhau và có kế hoạch giải pháp cụ thể từ Nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học thì hiệu quả nguồn vốn mang lại sẽ cao hơn.

- Đối với hộ nghèo việc đầu tƣ vào ngành nghề mới là rất khó khăn, vì điều kiện tiếp cận thị trường hạn chế; tâm lý sợ rủi ro. Để đồng vốn sử dụng có hiệu quả cao thì phải đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là các ngành nghề mới. Muốn đa dạng hoá các ngành nghề đầu tƣ, thì một mặt hộ nghèo phải chủ động tìm đối tƣợng đầu tƣ ph hợp; mặt khác, đ i hỏi phải có

sự giúp đỡ định hướng của các cấp, các ngành ở TW và địa phương; mở nhiều nhà máy tiêu thụ sản phẩm; nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân.

3.2.4. Nâng cao chất ƣợng nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi vấn đề, vì vậy phải xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, có tâm huyết với nghề. Đào tạo, đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải có kiến thức hiểu biết về quy trình sản xuất, kỹ thuật canh tác, cây trồng vật nuôi...để mở rộng cho vay cũng nhƣ nâng cao hiệu quả vốn cho vay.

Đây là giải pháp quan trọng để cải thiện hiệu quả và tính bền vững của Chương trình. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình được thành lập và đi vào hoạt động đã hơn 15 năm, từ một bộ phận nhỏ của Ngân hàng Phục vụ người nghèo tỉnh Quảng Bình đến thời điểm đầu năm 2016 đã có 110 cán bộ trong đó tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa có 12 cán bộ đa phần là những sinh viên vừa mới ra trường, có tuổi nghề, tuổi đời còn nhỏ, còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng chính sách.

Thực tiễn cho thấy, mặc dù các cán bộ NHCSXH khi đƣợc tuyển dụng đã có nền tảng kiến thức chuyên môn, nhƣng tín dụng Chính sách có tính đặc th riêng và thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của hoàn cảnh kinh tế - xã hội (mức vay, lãi suất, đối tượng thụ hưởng...). Vì vậy, đ i hỏi cán bộ NHCSXH phải thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Điều này là trách nhiệm của chính bản thân mỗi cán bộ NHCSXH để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến lƣợc phát triển của toàn hệ thống.

Đối với cán bộ NHCSXH, ngoài kiến thức chuyên môn, cần đào tạo cả về một số kỹ năng cần thiết: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng làm việc, kỹ năng thuyết trình...vì, do đặc thù của NHCSXH, đối tƣợng khách hàng là

những đối tượng đặc biệt, dễ bị tổn thương (người nghèo và các đối tượng chính sách). Hơn nữa, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, còn phải giao tiếp với các đơn vị phối hợp thực hiện: Chính quyền địa phương, Hội đoàn thể... Để hoàn thành tốt đƣợc nhiệm vụ, cán bộ NHCSXH phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và quan hệ giao tiếp với cộng đồng, nhất là đối với người vay là những đối tượng dễ tổn thương trong xã hội.

Vì vậy, trong những năm vừa qua, đào tạo và đào tạo lại cán bộ là một trong những ƣu tiên hàng đầu của NHCSXH nói chung và của Chi nhánh nói riêng. Bên cạnh việc mở các lớp đào tạo và tập huấn dài ngày, ngắn ngày, lãnh đạo Ngân hàng còn yêu cầu bản thân mỗi cán bộ ngân hàng phải tự trau dồi kiến thức, cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nắm chắc kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng chương trình công tác cụ thể theo từng chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Có thể nói, đào tạo đƣợc một cán bộ Ngân hàng giỏi đồng nghĩa với việc xây dựng đƣợc một giáo viên kiêm nhiệm giỏi, đó là nhân tố để đem lại thông tin và truyền đạt kiến thức về tín dụng chính sách của Đảng và Nhà nước cho người nghèo và đối tượng chính sách hiệu quả nhất.

Cán bộ lãnh đạo xã, đặc biệt là cán bộ Ban giảm nghèo và cán bộ Hội, Ban quản lý Tổ TK&VV có vai trò quan trọng trong các hoạt động của NHCSXH tại địa phương. Vì vậy, năng lực của cán bộ xã, cán bộ Hội, Ban quản lý Tổ TK&VV là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của Chương trình.

Thực tế, NHCSXH thường xuyên tổ chức tập huấn cho các cán bộ Hội và cán bộ xã về những nghiệp vụ liên quan đến các công việc ủy thác cho vay.

Tuy nhiên, do cán bộ Hội tại địa bàn làm việc theo nhiệm kỳ, thực tế luôn có sự thay đổi về nhân sự. Mặt khác, năng lực của các cán bộ Hội và tổ hạn chế trong khi Chương trình cho vay kéo dài, quy định chính sách lại thay đổi theo

thời gian. Vì vậy, hoạt động tập huấn cần phải đƣợc tổ chức kịp thời và thường xuyên hơn để không ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động ủy thác đã ký với NHCSXH.

Hàng năm, trên tinh thần chỉ đạo của cấp trên, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình đều tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo lại cho cán bộ XĐGN của xã, phường, thị trấn; tại PGD NHCSXH huyện đào tạo cho đội ngủ tổ chức chính trị xã hội làm ủy thác và Ban quản lý Tổ TK & VV. Nội dung tập huấn cho từng đối tƣợng đều đƣợc phân ra từng cấp độ khác nhau, lựa chọn những phương tiện tiếp cận, giảng dạy phù hợp để truyền tải kiến thức đến học viên một cách có hiệu quả nhất.

3.2.5. Vận dụng tốt các phương tiện truyền thông hổ trợ hoạt động cho vay hộ ngh o trên địa bàn

Do đối tượng cho vay của NHCSXH là người nghèo và các đối tượng chính sách khác, vì vậy công tác tuyên truyền là một giải pháp không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách nói chung.

Để công tác thông tin tuyên truyền mang lại hiệu quả thực chất, đặc biệt giúp cho người dân hiểu được quyền lợi, trách nhiệm của mình đối với hoạt động vay vốn tín dụng chính sách, cũng nhƣ trách nhiệm của Tổ TK&VV, từ đó nâng cao tính giám sát cộng đồng, công khai hóa, dân chủ hóa, thực hiện tín dụng chính sách đúng quy định của các bên liên quan, đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lƣợng tín dụng cần phải có giải pháp tuyên truyền phù hợp để người dân dễ tiếp cận, tạo điều kiện thuận lợi để người dân nắm bắt đƣợc một cách tốt nhất.

Giải pháp này đ i hỏi phải có sự phối hợp của thì nhiều cấp, nhiều ngành, NHCSXH cùng thực hiện với nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau nhƣ: qua báo chí nhƣ báo nông thôn ngày nay, báo (Phụ nữ, cựu chiến binh,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tuyên hóa tỉnh quảng bình (Trang 102 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)