CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
3.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚIPGD NHCSXH HUYỆN TUYÊN HÓA
3.2.6. Ứng dụng tốt hơn công nghệ thông tin trong công tác quản lý chỉ đạo
Qua khảo sát và nắm bắt tình hình thực tế tại các xã, phường từ vùng sâu, v ng xa, v ng khó khăn trên mọi miền của tổ quốc đã đƣợc kết nối mạng internet phục vụ cho công tác truy cập thông tin và quản lý văn bản hành chính đƣợc dễ dàng. Vì vậy để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý theo dõi đôn đốc đối tƣợng vay vốn; theo dõi thu hồi nợ đối với các chương trình tín dụng là một giải pháp hết sức cần thiết.
- Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội: Để khai thác có hiệu quả ứng dụng của Công nghệ thông tin trong công tác quản lý, đối tƣợng vay vốn; đôn đốc thu hồi nợ vay, NHCSXH cần tranh thủ mọi nguồn lực từ Trung ƣơng và địa phương để đầu tư, nâng cấp máy móc, trang thiết bị tin học, ổn định cơ sở vật chất (trụ sở, kho tàng…), trang thiết bị làm việc, phương tiện vận tải, đặc biệt là tại các điểm giao dịch xã.
- Đối với các địa phương: Hàng năm cung cấp danh sách hộ nghèo theo chuẩn làm căn cứ cho NHCSXH cập nhật danh sách hộ nghèo đã vay vốn và chƣa vay vốn; hộ nghèo không đủ điều kiện vay vốn. Để có danh sách cụ thể hộ nghèo chƣa vay vốn có nhu cầu vay vốn làm cơ sở cho Chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét cho vay đúng đối tƣợng; đồng thời không để xảy ra hộ nghèo thiếu vốn san xuất. Sao kê dư nợ phân kỳ kịp thời thu hồi vốn vay cho Nhà nước theo đúng quy định.
- Cung cấp các văn bản chỉ đạo, quản lý có liên quan tới chính sách ƣu đãi đối với các chương trình tín dụng để công bố rộng rãi thông tin nhằm giúp cho các đối tƣợng đủ điều kiện có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi.
- Đặc thù NHCSXH thực hiện các nghiệp vụ tại Điểm giao dịch xã nên việc ứng dụng công nghệ thông tin khi kết nối Internets với Camera nhằm thực hiện giám sát hoạt động Tổ giao dịch xã qua hình ảnh kết nối Camera;
hàng tháng NHCSXH tỉnh phân công lãnh đạo theo dõi, giám sát hoạt động Tổ giao dịch xã qua Camera đảm bảo thực hiện đúng quy trình giao dịch xã theo văn bản số 4030/NHCS-TDNN của Tổng giám đốc.
3.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHCSXH TỈNH QUẢNG BÌNH
- Tăng cường huy động nguồn vốn tại chỗ: Qua nghiên cứu cho thấy, nguồn vốn cho vay hộ nghèo chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn của Trung ương, nguồn vốn địa phương và nguồn vốn huy động chiếm t lệ còn thấp. Để chủ động nguồn vốn cho vay và hạn chế phụ thuộc vào nguồn vốn TW, NHCSXH tỉnh Quảng Bình cần tích cực hơn trong việc tham mưu cho chính quyền địa phương bổ sung thêm nguồn vốn địa phương, nguồn vốn huy động đƣợc TW cấp bù lãi suất và đặc biệt cần thực hiện tốt công tác thu nợ phân kỳ và nợ đến hạn để tạo nguồn vốn cho vay quay v ng đối với các hộ nghèo khác chƣa đƣợc vay.
- Về công tác nhân sự, xem xét lại theo định kỳ việc phân công, phân nhiệm để có sự bố trí nhân sự ngày càng hợp lý hơn. Coi trọng việc giáo dụcphẩm chất đạo đức cho cán bộ,xây dựng, tổ chức học tập và quán triệt các quy tắc đạo đức tác nghiệp. Thực hiện một cách thận trọng cơ chế luân chuyển cán bộ nhất là cán bộ tín dụng. Phân công cán bộ phụ trách và theo dõi từng mảng công việc theo từng lĩnh vực để tạo ra sự chuyên môn hóa nhƣng cũng cần phải có cơ chế luân chuyển để tránh sự trì trệ và đề ph ng phát sinh các mối quan hệ không lành mạnh, các biểu hiện tiêu cực. Mặt khác, cần xây dựng và
thực hiện chế tài mạnh mẽ đối với những cán bộ tín dụng có biểu hiện không chấp hành quy tắc đạo đức trong tác nghiệp.
- Điểm giao dịch tại xã, phường được coi như là cánh tay nối dài trong hoạt động của NHCSXH, nhằm tiết kiệm chi phí, tạo điều kiệm cho người dân trong việc đi lại, làm thủ tục hồ sơ vay vốn, giúp các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác giám sát các hoạt động cho vay, giúp chính quyền địa phương nắm bắt được hoạt động tín dụng của NHCSXH trên địabàn. Các điểm giao dịch đều được bố trí chủ yếu ở tại hội trường UBND xã. Tại đây, khách hàng đƣợc cung cấp đầy đủ các thông tin, chính sách tín dụng, mức lãi suất, danh sách các hộ vay c n dư nợ các chương trình tín dụng và nội quy giao dịch. Hoạt động của các điểm giao dịch tương đối tốt, tiết kiệm chi phí đi lại cho các hộ vay. Do vậy, trong thời gian tới, NHCSXH tỉnh Quảng Bình cần tiếp tục hoàn thiện điểm giao dịch tại xã, phường theo hướng: nâng cao năng suất, hiệu quả công việc của cán bộ giao dịch xã tại điểm giao dịch xã nhằm giảm thời gian chờ của khách hàng khi đến giao dịch.
- Cho phép các địa phương chủ động điều chỉnh, bổ sung vào danh sách thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí chuẩn nghèo đã ban hành nhằm giúp cho các hộ nghèo mới phát sinh được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời.
Đề nghị Chi nhánh NHCSXH Tỉnh kiến nghị với NHCSXH Việt nam các vấn đề sau:
- Quan tâm hỗ trợ kinh phí đối với các cán bộ là Thôn trưởng, Tổ trưởng tổ dân phố để động viên tinh thần trách nhiệm trong công tác bình xét cho vay, quản lý hộ vay bỏ đi khỏi địa phương, tham gia xử lý nợ vay tại cơ sở….
- Sớm nghiên cứu tăng biên chế cho các Ph ng giao dịch huyện ở v ng sâu, v ng xa, v ng đồng bào dân tộc thiểu số, vì khối lƣợng công việc ngày càng nhiều, điều kiện hoạt động khó khăn,trong khi đó con người không tăng,
ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cũng như sức khỏe của cán bộ Ngân hàng. Đặc biệt quan tâm cán bộ đi giao dịch xã thường về muộn.
- Hoàn thiện quy chế về thẩm định: Để tạo thuận lợi cho công tác cấp tín dụng cho người nghèo, NHCSXH cần phải hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng chính sách. Đối với người nghèo, việc phân tách giữa hoạt động sản xuất kinh doanh với chi tiêu thường xuyên thường không rõ ràng. Nguồn tiền để chi trả cho hoạt động tiêu d ng hàng ngày có thể xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà người nghèo vay vốn ngân hàng. Do đó, việc thẩm định tín dụng của NHCSXH phải phân tích bao tr m cả hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình để có thể đánh giá năng lực trả nợ của người nghèo.