CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.2.1. Khái niệm, đặc trƣng cơ bản về cho vay đối với Hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội
a. Khái niệm và đặc điểm của hộ nghèo (i) Các khái niệm về nghèo đói
Quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia
“hay từng vùng, từng nhóm dân cƣ, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói v n là mức thu nhập hay chỉ tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất là thỏa mãn” ở xã hội cũng nhƣ phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.
Liên hiệp quốc đƣa ra 2 khái niệm chính thức về nghèo đói: Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc thỏa mãn các nhu cầu
tối thiểu cơ bản của cuộc sống là những đảm bảo mức tối thiểu về ăn, ở, mặc, sinh hoạt, vệ sinh, y tế, giáo dục: quyền đƣợc tham gia vào các quyết định của cộng đồng này. Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại nhiều khái niệm về nghèo đói. Hầu hết các khái niệm cũng giống các khái niệm trên. Ở Việt Nam, đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1-2 tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng. “T y thuộc vào khả năng đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống trong năm mà phân loại hộ đói thành hộ thiếu đói hoặc hộ đói thường xuyên”.
Các quan niệm về đói nghèo nêu trên phản ánh 3 khía cạnh chủ yếu của người nghèo:
- Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người.
- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cƣ.
- Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
(ii) Các chuẩn mực đánh giá đói nghèo
Đối với từng quốc gia, do mức sống trung bình khác nhau nên các chuẩn mực về đói nghèo cũng khác nhau theo từng nước.
Ở Việt Nam, Theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 nhƣ sau:
- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.
- Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 900.000đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.
(iii) Đặc điểm của hộ nghèo trong quan hệ tín dụng”
Hộ nghèo có những đặc điểm chủ yếu cần đƣợc nhận thức để có những chính sách phù hợp trong quan hệ tín dụng:
-Người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp
- Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen chưa biết mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp sức với thị trường. Do đó, sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp, chƣa tạo đƣợc sản phẩm hàng hóa và đối tượng sản xuất kinh doanh thường thay đổi.
- Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của người nghèo cũng tác động đến nhu cầu tín dụng.
- Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu hoặc những ngành nghề thủ công buôn bán nhỏ. Do vậy, mà nhu cầu vốn thường mang tính thời vụ.
b. Khái niệm cho vay Hộ nghèo
Cho vay Hộ nghèo là khoản tín dụng cho vay chỉ dành riêng cho những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tuỳ theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người ngèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội.
Theo mục 16, điều 14, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 quy định Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Một cách chung nhất, có thể định nghĩa Cho vay hộ nghèo là việc chuyển nhƣợng một lƣợng giá trị (tiền hoặc tài sản) để sử dụng vào mục đích an sinh xã hội đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng chính sách và hộ nghèo (đƣợc chính phủ quy định từng thời kỳ) trong một khoảng thời gian nhất định trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn
c. Đặc trưng cơ bản của cho vay đối với Hộ nghèo
Cho vay đối với Hộ nghèo không thể giống như cho vay thông thường mà nó có các yếu tố cơ bản sau:
Một là, đây là hoạt động tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận: “Xuất phát từ mục tiêu của tín dụng chính sách là không vì mục tiêu lợi nhuận mà là góp phần thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội”, thể hiện nhƣ sau:
- Về nguồn vốn: được Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn hoạt động cho vay đối với Hộ nghèo.
- Về tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với Hộ nghèo: đƣợc Nhà nước chỉ định hoặc do Nhà nước thành lập.
- Về mục tiêu của cho vay đối với Hộ nghèo: Giúp Hộ nghèocó vốn sản xuất kinh doanh, tiêu d ng; Cho vay điện sinh hoạt; Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở theo chương trình dự án của Chính phủ…
Hai là, đối tượng được thụ hưởng là Hộ nghèo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ba là, thủ tục và quy trình cho vay đơn giản, thuận tiện để Hộ nghèo có thể tiếp cận đƣợc với tín dụng Ngân hàng một cách dễ dàng. Việc phê duyệt cho vay cần đảm bảo mục tiêu: xác định đúng đối tƣợng, xác định đúng nhu cầu vay vốn nhưng phải tránh phiền hà và thủ tục rườm rà.
- Các hình thức đảm bảo tiền vay: Hộ nghèo là Hộ có rất ít tài sản, do vậy yêu cầu về những tài sản thế chấp thông thường như đất đai, nhà cửa, máy móc và các tài sản khác là không thích hợp. Tín dụng chính sách trong trường hợp này dựa trên uy tín của chính khách hàng vay, cho vay không cần tài sản đảm bảo...
- Về lãi suất cho vay: Đây là một vấn đề phức tạp. Hiện có hai quan điểm trái ngƣợc nhau về lãi suất cho vay đối với Hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Quan điểm thứ nhất áp dụng lãi suất ƣu đãi, tức là lãi suất thấp hơn lãi suất áp dụng tại các NHTM trên thị trường do quan điểm này cho rằng vay vốn phải đƣợc hiểu nhƣ một nội dung của chính sách xã hội.
Quan điểm thứ hai cho rằng áp dụng lãi suất thị trường vì cho rằng Hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn cần vốn hơn, lãi suất ƣu đãi hay không không quan trọng đối với Hộ nghèo vì thực tế cho thấy họ v n có thể đi vay nặng lãi và hoàn trả s ng phẳng.
Đối với tổ chức cấp tín dụng chính sách, bền vững tài chính là mục tiêu đạt đƣợc không dễ dàng. Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự bền vững về tài chính là khả năng tự trang trải chi phí trong quá trình hoạt động. Chính sách về lãi suất cho vay liên quan đến vấn đề này.
- Thời gian cho vay dài: Thường các khoản vay đầu tư vào hoạt động nông, lâm, ngƣ nghiệp có thời gian quay vòng vốn lớn, lợi nhuận thu đƣợc cũng không cao nên thời gian cho vay thường dài hơn so với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ. hơn nữa vì đối tƣợng cho vay là các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn nên NHCSXH phân kỳ hạn trả chia nhỏ nghĩa vụ trả nợ tạo điều kiện cho hộ nghèo trả đƣợc đầy đủ nợ gốc và lãi nên thời gian cho vay thường kéo dài.
Tuy nhiên nhằm đảm bảo mục tiêu bền vững, hoạt động cho vay đối với Hộ nghèo cũng giống nhƣ các hoạt động cho vay khác đều tuân thủ hai nguyên
tắc đó là: Vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận và các món vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi.