CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ CẬN NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản về cho vay đối với hộ cận nghèo trong hệ thống ngân hàng chính sách xã hội
a. Khái niệm
- Hộ gia đình là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật dân sự thì “hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc lĩnh vực này”.
- Hộ cận nghèo là những hộ gia đình có các tiêu chí xác định chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, các tiêu chí xác định chuẩn hộ cận nghèo bao gồm:
+ Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
“- Cho vay Hộ cận nghèo là những khoản cho vay chỉ dành riêng cho những người nằm trong diện hộ cận nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Khoản vay này phải hoàn trả số tiền gốc và lãi. Tùy theo từng nguồn cho vay, hộ cận nghèo vay vốn có thể hưởng theo lãi
suất ưu đãi khác nhau để giúp họ nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo và hòa nhâp với cộng đồng.
Để có thể định nghĩa khái niệm cho vay hộ cận nghèo, ta cần làm rõ khái niệm “cho vay” vì hình thức cho vay xóa đói giảm nghèo cũng là hình thức cho vay nhưng đối tượng được vay là người nghèo và đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Theo mục 16, điều 14, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 quy định “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Theo Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại của trường Học viện tài chính thì “Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông qua hoạt động cho vay ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình thức phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội (quỹ cho vay) để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống”.
Như vậy, có thể rút ra khái niệm chung về hoạt động cho vay và cho vay ngân hàng là:
+ Cho vay là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Cho vay ra đời và tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẻ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.
+ Cho vay ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế; trong mối quan hệ này, ngân hàng giữ vai trò là người cho vay (chủ nợ). Ngân hàng thực hiện đầu tư vốn vào các chủ
thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế.
Nếu xét trên góc độ nguyên tắc cho vay và hình thức cho vay thì cho vay hộ cận nghèo là giống với hoạt động cho vay thông thường nhưng xét trên góc độ mục đích hoạt động thì hoạt động cho vay hộ cận nghèo có một số điểm khác biệt so với hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng cụ thể ở một số các điểm như sau:
+ Bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, do đó mục tiêu của các ngân hàng thương mại là tối đa các khoản lợi nhuận được hưởng từ mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, lợi nhận chính là cơ sở tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Còn đối với cho vay hộ cận nghèo, mục tiêu đặt lên trên hết là cho vay vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo – an sinh xã hội, lợi nhuận thu được của cho vay hộ cận nghèo dùng để bù đắp cho chi phí huy động và hoạt động của ngân hàng, hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên thoát nghèo chính là cơ sở tồn tại và phát triển của NHCSXH.
+ Cho vay hay không cho vay là hoàn toàn thuộc quyền của NHTM khi thẩm định tiêu chuẩn của khách hàng vì để tránh rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay. Nhưng còn đối với cho vay hộ cận nghèo, đối tượng vay, mức vay được thực hiện quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Từ những phân tích và nhận định trên có thể có khái niệm cơ bản về cho vay hộ cận nghèo: “Cho vay hộ cận nghèo là việc chuyển nhượng một lượng giá trị (tiền hoặc tài sản) để sử dụng vào mục đích an sinh xã hội đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng chính sách và hộ cận nghèo (được chính phủ quy định từng thời kỳ) trong một khoảng thời gian nhất định trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn"”
b. Đặc điểm cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH
Hoạt động cho vay đối với HCN không thể giống như hoạt động tín dụng
thông thường, nó có những đặc điểm cơ bản sau:
- Là hoạt động tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Tín dụng thực hiện theo nguyên tắc hoàn lại và có lãi suất dương nhưng nhưng không phải là tín dụng thương mại thuần túy.
- Thủ tục và quy trình cho vay phải đơn giản, thuận tiện để hộ cận nghèo có thể tiếp cận được với nguồn vốn cho vay của ngân hàng một cách dễ dàng.
Việc phê duyệt cho vay cần đảm bảo mục tiêu: xác định đúng đối tượng, xác định đúng nhu cầu vay vốn nhưng phải tránh phiền hà và thủ tục rườm rà.
- Hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho các HCN phát triển sản xuất kinh doanh.