Sự cần thiết phải cho vay ưu đãi đối với hộ cận nghèo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng bình phòng giao dịch thị xã ba đồn (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ CẬN NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.1.3. Sự cần thiết phải cho vay ưu đãi đối với hộ cận nghèo

Việt Nam là một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Xóa đói giảm nghèo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Để phát triển đất nước, cần phải rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, nâng cao trình độ dân trí, phát triển mạnh các ngành nghề sản xuất kinh doanh, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Tuy nhiên có một thực tế đáng lo ngại ở nước ta hiện nay là khoảng cách giàu nghèo vẫn khá lớn, số lượng hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn cao, khoảng cách giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo rất ngắn và mong manh, đời sống người dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, … còn rất khó khăn

Từ những thực tế này, cho vay đối với hộ cận nghèo nhằm mục đích:

* Đối với hộ cận nghèo:

- Sử dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình hoặc thuê thêm lao động bên ngoài để phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần tạo công ăn việc làm giải quyết việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập của bộ phận lao động nông thôn. Qua đó, ổn định cuộc sống, thoát cảnh đói nghèo.

- Thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, Hộ cận nghèo củng là nhân tố của quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa. Với nguồn vốn đi vay hộ cận nghèo không ngừng áp dụng những tiến bộ khoa học trong sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, cũng như tính thích ứng thị trường, tạo được những chuyển biến trong quá trình phát triển sản xuất hàng hóa đối với hộ cận nghèo.

- Góp phần tăng tích lũy thu nhập, hộ cận nghèo được đầu tư vốn, kỹ năng quản lý sẽ không ngừng cải tiến sản xuất, mở rộng kinh doanh góp phần vào sự phát triển kinh tế vùng miền, không ngừng nâng cao thu nhập cho người dân, dần có ý thức trả nợ, vươn lên làm giàu. Quá trình tích lũy kinh nghiệm, vốn của hộ cận nghèo là động lực của tích lũy xã hội tại vùng khó khăn.

* Đối với xã hội

- Cho vay hộ cận nghèo phản ánh rõ nét sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế.

- Cho vay hộ cận nghèo tạo điều kiện thu hút lao động mới, nhờ vậy tình trạng thiếu việc làm sẽ được giải quyết, góp phần khắc phục và giảm các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ phát triển.

- Cho vay hộ cận nghèo giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, khắc phục bớt những bất cập và khiếm khuyết về mặt xã hội của nền kinh tế thị trường, sự công bằng của những người nghèo được bảo đảm. HCN nếu được khuyết khích sẽ cố gắng lao động tạo ra của cải cho xã hội.

* Đối với NHCSXH

- Giảm tệ nạn cho vay nặng lãi. HCN do hoàn cảnh bắt buộc hoặc để chi dùng cho sản xuất, hoặc để mở rộng kinh doanh cho kịp mùa vụ, đáp ứng thì trường họ phải chấp nhận vay tín dụng đen với lãi suất cao. Chính vì thế khi nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến tận tay HCN với số lượng khách hàng lớn thì

các chủ cho vay nặng lãi sẽ không có thị trường hoạt động.

- Giúp hộ cận nghèo có việc làm tăng thu nhập, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, có điều kiện tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế ngày càng phát triển với tốc độ cao như hiện nay. Việc Cung ứng vốn cho cho hộ cận nghèo theo chương trình, dự án cụ thể của Ngân hàng chính sách xã hội, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh để xoá đói giảm nghèo. Thông qua kênh tín dụng của mình, NHCSXH vừa cho vay vừa thực hiện thu hồi vốn và lãi theo thỏa thuận đã buộc những người đi vay phải có phương án cụ thể trước khi vay, họ phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao với tời gian hoàn vốn nhanh nhất. Để làm được điều đó người vay phải tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, tìm tòi sáng tạo, suy nghĩ cách thức làm ăn, từ dó tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh củng như trong công tác quản lý kinh tế. Mặt khác, khi số đông hộ cận nghèo tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá thì thông qua việc trao đổi trên thị trường giúp cho họ tiếp cận với kinh tế thị trường một cách trực tiếp.

- Thông qua việc cung ứng vốn cho hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác sẽ góp phần xây dựng nông thôn mới trên khắp cả nước.

- Tín dụng ưu đãi cho vay hộ cận nghèo với những quy định về mặt nghiệp vụ cụ thể của nó sẽ tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính trị xã hội, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, tăng cường hiệu lực của cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế ở trên địa bàn.

- Thông qua kênh tín dụng sẽ tạo ra sự gắn bó giữa hội viên trong tổ củng như với các tổ chức hội đoàn thể của mình, qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia đình, quyền lợi kinh tế của tổ chức hội trong công tác vay vốn.

- Việc vay vốn được ủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể sẽ tạo điều kiện cho những hộ cận nghèo có cùng hoàn cảnh, cùng thôn xóm được gắn kết lại, gần gủi, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trong sản xuất kinh doanh, tăng cường tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin đối với Đảng, với Nhà nước. Qua đó, quá trình xây dựng nông thôn mới sẽ chuyển biến tích cực, đoàn kết, dân chủ và thành công.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng bình phòng giao dịch thị xã ba đồn (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)