Thực trạng triển khai cho vay - thu nợ Hộ cận nghèo tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng bình phòng giao dịch thị xã ba đồn (Trang 61 - 68)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO TẠI

2.3.4. Thực trạng triển khai cho vay - thu nợ Hộ cận nghèo tại

a. Công tác tuyên truyền

Hiện nay công tác thông tin tuyên truyền tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình để quảng bá hình ảnh và hoạt động cho vay của NHCSXH rất được quan tâm, chú trọng tuy nhiên tại NHCSXH thị xã Ba Đồn lại chưa thật sự quan tâm, Ngân hàng chưa tận dụng hết ưu thế về vị trí của mình là hoạt động trên địa bàn có các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại rất thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh của mình. Thông qua các phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức các cấp các ngành trong công tác xóa đói giảm nghèo, truyên tuyền phổ biến thông tin về chính sách ưu đãi của Chính phủ, của NHCSXH đến tận xóm, làng, thôn bản đồng thời qua đó vận động người dân nâng cao ý thức trả nợ và chấp hành nghiêm túc quy định của NHCSXH.

Với sự chỉ đạo của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình trong công tác truyền thông, trong thời gian qua NHCSXH thị xã Ba Đồn cũng đã tăng cường công tác này, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình thị xã Ba Đồn, trang thông tin điện tử tại tỉnh và thị xã cũng như qua các trang tin báo chí, loa phát thanh tại cơ sở đã ít nhiều nâng cao vị thế của ngân hàng, các chính sách cho vay vốn ưu đãi, huy động tiền gửi tiết kiệm tại xã được truyên truyền, phổ biến rộng rãi xuống tận thôn, xóm và được bà con hưởng ứng tích cực.

b. Công tác phối hợp giữa Ngân hàng với Hội đoàn thể và tổ TK&VV NHCSXH thị xã Ba Đồn triển khai cho vay hộ cận nghèo thông qua phương thức ủy thác qua 04 tổ chức Hội (Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên) trong những năm qua đã đạt được những kết quả thiết thực, mối quan hệ giữa Ngân hàng và tổ chức Hội được gắn bó trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã Ba Đồn.

Hằng năm các tổ chức Hội nhận ủy thác phối hợpvới Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận. Hoạt động tổ TK&VV có sự chỉ đạo trực tiếp của tổ chức Hội, có quy chế trách nhiệm, quy chế hoạt động đã giúp cho đơn vị thuận tiện hơn trong công tác cho vay, thu lãi, nâng cao chất lượng tín dụng, các thành viên có trách nhiệm hơn trong việc vay vốn, sử dụng vốn có hiệu quả.

Nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các tổ chức nhận ủy thác thực hiện đúng, đủ 6 công đoạn đã được ủy thác với NHCSXH thị xã Ba Đồn, tích cực nắm bắt thông tin chỉ đạo kịp thời các tổ chức hội cấp dưới thực hiện, NHCSXH thị xã Ba Đồn đã thường xuyên đôn đốc các tổ chức hội nhận ủy

thác trong các cuộc họp giao ban theo định kỳ hàng quý (đối với cấp thị) và hàng tháng đối với cấp xã, phường. Ngoài ra thường xuyên có các cuộc họp đột xuất để trao đổi thêm về những nội dung công việc khi có sự việc đột xuất xảy ra.

Tăng cường công tác đào tạo cán bộ của các đơn vị nhận ủy thác, cán bộ cấp xã, tổ TK&VV: Coi đây nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cũng như hoàn thiện hoạt động của đơn vị, với cán bộ nhận ủy thác hầu hết không có nghiệp vụ chuyên môn về ngân hàng nên chi nhánh thường xuyên mở các lớp tập huấn định kỳ 01 năm/lần để tuyên truyền, truyền đạt, hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan để các đơn vị, cá nhân làm tốt công việc của mình, điều này giúp cho Hội cũng như Tổ trưởng Tổ TK&VV nắm rõ hơn về quy chế hoạt động cho vay của Ngân hàng để kịp thời phổ biến chính sách cho tổ viên trong Tổ biết.

c. Kiện toàn, phát triển mạng lưới

- Kiện toàn tổ TK&VV: NHCSXH thị xã Ba Đồn đang kiện toàn, sắp xếp lại các tổ vay vốn cho liền canh, liền cư. Mỗi tổ vẫn có 1 một tổ trưởng trực tiếp quản lý chung nhưng ưu tiên sắp xếp các hội viên ở liền kề vào chung một tổ. Điều này giúp cho việc quản lý nguồn vốn đạt hiệu quả cao hơn.

- Để nâng cao hoạt động cho vay đối tượng chính sách thì việc coi trọng công tác kiện toàn, cũng cố, sắp xếp lại hoạt động của Tổ TK&VV là điều cần thiết, hiện nay tại đơn vị có 644 Tổ TK&VV với 11.579 hộ vay tại 16 xã, phường với hơn 90% Tổ hoạt động tốt, đã trở thành cánh tay nối dài của Ngân hàng, tiếp sức cho hộ vay vươn lên phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp tích cực, hoạt động của các Tổ TK&VV vẫn còn những vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý nguồn vốn vay, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tồn đọng kéo dài, hoặc phát sinh vay ké, chiếm

dụng, xâm tiêu.

- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng ở điểm giao dịch xã cần được quan tâm hơn. Điều kiện làm việc tại điểm giao dịch xã hiện nay chưa được sự hỗ trợ từ UBND như bàn ghế, hội trường để tổ giao dịch lưu động thực hiện công việc. Tổ giao dịch lưu động của NHCSXH được tổ chức giao dịch tại cấp xã (phường) gọi là tổ giao dịch lưu động tại xã nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, xây dựng các điểm giao dịch xã tại 16/16 xã, phường, thực hiện toàn bộ các giao dịch đối với khách hàng tại điểm giao dịch, tiết kiệm được chi đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khi giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương và tổ chức nhận uỷ thác cấp xã giám sát quá trình giao dịch của hộ vay.

d. Công tác cho vay

Trong hoạt động cho vay hộ cận nghèo thì công tác cho vay vô cùng quan trọng, nó quyết định rất lớn đến hiệu quả cho vay chương trình này.

Trong nhiều năm qua NHCSXH thị xã Ba Đồn đã triển khai có hiệu quả công tác cho vay hộ cận nghèo trên địa bàn, đa số hộ vay vốn sau khi vay chương trình này đã có cuộc sống chuyển biến theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, số lượng hộ cận nghèo ngày càng giảm dần. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như: Chưa thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay, thực hiện chưa đều tay, việc thực hiện bình xét cho vay và Tổ chức Hội nhận ủy thác trực tiếp thẩm định dự án hầu như bỏ qua bước này nên dẫn đến việc cho vay không đúng đối tượng, một số Hội còn thiếu trách nhiệm trong công tác phối hợp với Ngân hàng, quy trình cho vay phải qua nhiều công đoạn xét duyệt và thông qua các tổ chức chính trị xã hội mà việc xét duyệt qua nhiều công đoạn, qua nhiều bước đã gây khó khăn trong việc

tiếp cận nguồn vốn của các hộ vay, đặc biệt là những lúc hộ vay cần nguồn vốn gấp để SXKD, kịp thời quay vòng vốn cho sản xuất, nhiều lúc Ngân hàng làm tắt quy trình không thông báo kết quả phê duyệt cho vay gửi UBND mà lại thông báo trực tiếp cho Tổ TK&VV, điều này sẽ làm cho UBND không biết hộ nào được vay vốn hay không vay để chỉ đạo cho Hội nhận ủy thác giám sát, kiểm tra vốn vay của các hộ vay mà Hội quản lý.

- Hội nhận ủy thác chưa chủ động trong việc phối hợp tổ chức và trực tiếp đi thẩm định phương án sản xuất kinh doanh. Nhiều Hội xem nhẹ việc thẩm định dự án vay vốn, họ chưa đủ kiến thức để thẩm định dự án, chưa chủ động và khẩn chương tìm kiếm, hướng dẫn xây dựng dự án và tổ chức thẩm định dự án nên cho vay rất chậm, gây ứ đọng vốn.

- Thời gian tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn và thời gian phê duyệt dự án và thời gian hoàn thiện thủ tục giải ngân từ khi có phê duyệt chính thức cho vay còn kéo dài, nguyên nhân là do hồ sơ xin vay phải qua nhiều cấp trung gian xét duyệt, rồi sau đó mới kết hợp thẩm định và quy địnhvề các giấy tờ hồ sơ còn phức tạp.

- Việc thực hiện giải ngân tại điểm giao dịch tại Trụ sở các phường, xã thuận tiện cho hộ vay không phải đi xa và đỡ tốn kém chi phí cho hộ vay.

Nhưng do đối tượng phục vụ có số lượng đông nên thời gian phát tiền vay cho khách hàng rất lâu.

Thời hạn cho vay chủ yếu áp dụng đối với cho vay trồng và chăm sóc cây công nghiệp dài ngày, thời hạn cho vay ngắn chủ yếu cho vay để chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực vì vậy hiệu quả sử dụng vốn vay thể hiện ở mức sống của hộ nghèo sau khi vay vốn được thể hiện rõ rết đối với vay vốn có thời hạn dài hơn. Hơn nữa xét về yếu tố khách quan khi vay vốn với thời gian dài hộ vay có điều kiện để tái đầu tư, áp lực phải trả nợ khi đến hạn thấp nên có điều kiện để phát triển

kinh tế. Nhưng việc xác định thời hạn cho vay do Tổ trưởng Tổ TK&VV bình xét nên hầu như chưa gắn với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay vốn.

e. Công tác kiểm tra nợ, thu nợ và thu lãi

- Công tác Kiểm tra, giám sát phải thường xuyên được quan tâm để nâng cao chất lượng tín dụng, hàng năm BĐD HĐQT đã xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên phụ trách các xã (phường) đồng thời lên kế hoạch về thời gian kiểm tra, giám sát công tác cho vay vốn, quản lý và sử dụng vốn vay ưu đãi trên địa bàn cụ thể để các thành viên bố trí thời gian, ắp xếp công việc để tham gia đoàn kiểm tra, giám sát. Kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy các hộ vay nhận đủ số tiền vay, sử dụng vốn đúng mục đích, vay vốn đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế thiết thực, giúp cho nhiều hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn.

- NHCSXH ủy nhiệm cho Tổ trưởng tổ TK&VV thu lãi, thu tiết kiệm nên tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay trả lãi và gửi tiền tiết kiệm, Hộ vay trả nợ gốc trực tiếp cho Ngân hàng tại trụ sở hoặc điểm giao dịch nên hạn chế được tình trạng chiếm dụng xâm tiêu của các Tổ trưởng TK&VV.

- Công tác kiểm tra sau khi cho vay chưa chặt chẽ, Hội nhận ủy thác và tổ trưởng không thường xuyên kiểm tra định kỳ nhằm xác định vốn vay có được sử dụng đúng mục đích xin vay không, việc khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả không, khả năng trả nợ gốc và lãi của hộ vay. Việc kiểm tra quy định chậm nhất 15 ngày kể từ ngày phát tiền vay thì cán bộ Hội và Tổ trưởng tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi cho vay và cho người vay ký sau đó chuyển cho Ngân hàng để lưu hồ sơ.

- Hội đoàn thể và tổ trưởng tổ TK&VV không đi kiểm tra sử dụng vốn

vay sau khi cho vay, không kiểm tra xem hộ vay có sử dụng vốn đúng mục đích hay không.

- Tổ trưởng tổ TK&VV chưa đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thỏa thuận.

- Quá trình thu nợ của Ngân hàng còn cứng nhắc, không linh động. Hộ vay muốn trả nợ phải đợi đến ngày giao dịch tại trụ sở UBND xã.

g. Công tác xử lý nợ có vấn đề

Trong công tác xử lý nợ có vấn đề đã chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu tại chi nhánh trong thời gian qua, việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ có vấn đề của chi nhánh hiện nay chưa đạt hiệu quả cao, chưa nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ, chưa xử lý một cách bài bản, do đó khả năng thu hồi nợ xấu là không cao, công tác xử lý nợ xấu chưa chú trọng đúng mức, công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu về tính phát hiện, cảnh báo, phòng ngừa các khoản nợ có nguy cơ khó thu hồi vì vậy mà công tác xử lý nợ có vấn đề của ngân hàng còn một số bất cập như sau:

- Đối với các khoản nợ quá hạn thì Ngân hàng chưa phối hợp với Hội đoàn thể và tổ trưởng tổ TK&VV trong công tác thu hồi nợ quá hạn. Hội và tổ trưởng đều phó mặt cho ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn, không đôn đốc để hộ vay trả nợ quá hạn.

- Đối với các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan thì cán bộ tín dụng không kịp thời làm hồ sơ xử lý rủi ro, chỉ đến khi có quyết định của NHCSXH về việc xử lý rủi ro thì cán bộ tín dụng mới làm hồ sơ xử lý rủi ro trình lên cấp trên.

- Đối với các khoản nợ đi khỏi địa phương thì Ngân hàng chưa phối hợp với công an, chính quyền địa phương cũng như Hội để xác định địa chỉ mới của hộ vay. Tổ trưởng không kịp thời thông báo cho ngânhangf khi hộ vay

bán nhà đi khỏi địa phương để Ngân hàng tiến hành thu hồi nợ kịp thời.

- Đối với các khoản nợ chiếm dụng xâm tiêu thì Ngân hàng phối hợp với Hội và tổ trưởng phổ biến về quy định hộ vay không nộp gốc cho tổ trưởng.

Điều này đã hạn chế được tình trạng tổ trưởng chiếm dụng xâm tiêu.

h. Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay

- Công tác kiểm soát nội bộ luôn được ngân hàng quan tâm và thực hiện tốt theo chương trình kế hoạch, kịp thời phát hiện những tồn tại hạn chế sai sót về quy trình nghiệp vụ, hồ sơ cho vay để bổ sung khắc phục kịp thời.

Thực hiện chương trình Kiểm tra, giám sát của Trưởng ban đại diện HĐQT thị xã Ba Đồn, sau 3 năm đã đạt được kết quả như sau: Trong 3 năm 2016 – 2018 công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ cả 2 cấp tỉnh và huyện đã thực hiện được 16/16 xã, phường với 60 Tổ TK&VV và 250 hộ vay chương trình hộ cận nghèo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng bình phòng giao dịch thị xã ba đồn (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)