CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO TẠI NHCSXH THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.5. Kiến nghị với các tổ chức chính trị - xã hội
Củng cố, chấn chỉnh và nâng cao hoạt động nhận ủy thác đối với Ngân hàng Chính sách xã hội. Tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới và tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác.
Tổ chức hội các cấp cử bộ phận cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt động uỷ thác và thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, NHCSXH tổ chức họp giao ban, giao dịch cố định hàng tháng để thu hồi nợ, xử lý nợ đến hạn theo qui định và đề nghị xử lý nghiêm đối với những hộ vay quá hạn, bỏ đi khỏi địa phương, có khả năng và điều kiện nhưng cố tình chây ỳ không chịu trả nợ.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị-xã hội, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời điển hình tiên tiến.
Hằng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc hội mình quản lý, thực hiện đối chiếu kiểm tra sử
dụng vốn của 100% món vay mới giải ngân trong vòng 30 ngày. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, chây lỳ không trả nợ, kịp thời nắm bắt những trường hợp bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, những trường hợp bỏ đi khỏi địa phương để thông báo cho UBND cấp xã, phường và NHCSXH.
Để công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả cao, có chuất lượng thì các tổ chức hội đoàn thể cấp trên phải có sự chỉ đạo cụ thể các hội đoàn thể cấp dưới, hội đoàn thể cấp trên phải thường xuyên kiểm tra hoạt động liên quan mạng ủy thác với NHCSXH đối với hội đoàn thể cấp dưới từ đó mới mang lại hiệu quả trong cho vay hộ cận nghèo tại địa phương.
Đối với tổ chức nhận uỷ thác cấp xã cần chỉ đạo và tham gia cùng với tổ TK&VV trong việc bình xét công khai vay vốn, tổ chức các buổi sinh hoạt tổ định kỳ có chất lượng tránh qua loa hình thức và nhiều tháng không tổ chức sinh hoạt.
Hàng tháng tại phiên giao dịch cố định tại xã, các tổ chức hội đoàn thể cấp xã phải tham gia vào hoạt động của phiên giao dịch giám sát, hướng dẫn tổ TK&VV ghi chép đầy đủ trên bảng kê 13/TD, chứng kiến các tổ nộp lãi, tiết kiệm và các hộ vay nhận tiền vay; hội đoàn thể phải tham gia giao ban với NHCSXH để báo cáo tình hình hoạt động của ủy thác của mình trong một tháng, báo cáo những vấn đề phát sinh như hộ vay không chấp hành trả nợ, hộ đi làm ăn xa, hộ gặp rủi ro… để cùng với NHCSXH cùng tìm ra giải pháp xử lý.
Các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã phải thường xuyên chỉ đạo các tổ TK&VV thực hiện đúng theo hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH, luôn theo dõi giám sát tổ để kịp thời phát hiện tổ không làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, tổ có biểu hiện chiếm dụng vốn của ngân hàng, tổ bình xét cho vay không công khai, minh bạch,… để kịp thời chấn chính, xử lý.
Tóm tắt Chương 3
Trong chương 3, luận văn đã nêu lên những nội dung:
- Định hướng và mục tiêu cho vay hộ cận nghèo, trong đó đã nêu lên quan điểm hoạt động của NHCSXH giai đoạn 2011-2020, định hướng và mục tiêu hoạt động, định hướng cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
- Tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị với NHCSXH thị xã Ba Đồn, NHCSXH Việt Nam, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn nhằm góp phần giúp các chương trình cho vay ưu đãi nói chung và chương trình cho vay hộ cận nghèo nói riêng ngày càng hoàn thiện và phát huy hiệu quả góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển đất nước ngày càng đi lên.
KẾT LUẬN
Qua gần 14 năm từ bước khởi đầu năm 2003, đến nay NHCSXH đã đạt được kết quả ấn tượng, toàn diện, khẳng định chủ trương, chính sách thành lập NHCSXH để thưc hiện kênh các kênh cho vay chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là đòi hỏi khách quang, phù hợp với thực tế đất nước. Chương trình cho vay hộ cận nghèo là chủ trương đúng đắn của Đảng, chính phủ, việc triển khai cho vay hộ cận nghèo được tập trung vào một đầu mối NHCSXH là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, được NHCSXH thực hiện đúng chế độ, chính sách và có phương pháp phù hợp đã đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội.
Tuy nhiên, thực trạng cho hoạt động vay đối với hộ cận nghèo nói chung và địa bàn thị xã Ba Đồn nói riêng cho thấy còn nhiều hạn chế và bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách cho vay ưu đãi này. Vì vậy, để công tác cho vay đối với hộ cận nghèo tại NHCSXH thị xã Ba Đồn phát huy được hiệu quả hơn nữa, cần phải được nghiên cứu đầy đủ, khoa học để hoàn thiện hơn.
Qua nghiên cứu những lý luận khoa học kết hợp với thực tiễn, luận văn đã nêu được một số vấn đề: Hệ thống hóa lý luận về cho vay ngân hàng, cho vay đối với hộ cận nghèo của NHCSXH; các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay đối với hộ cận nghèo; chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ cận nghèo. Luận văn đã nêu khái quát về NHCSXH Việt nam, NHCSXH thị xã Ba Đồn, đi sâu phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ cận nghèo tại NHCSXH thị xã Ba Đồn giai đoạn 2016-2018; đánh giá hiệu quả đạt được, nêu lên những khó khăn, tồn tại cũng như nguyên nhân. Trên cơ sở định hướng hoạt động của thị xã Ba Đồn cũng như của đơn vị, đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại NHCSXH thị xã Ba Đồn
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng vận dụng những kiến thức được trang bị của Trường Đại Học Kinh tế Đà Nẵng để tìm hiểu và tổng kết thực tiễn. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế. Luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và các bạn quan tâm./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Các văn bản, quy định hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội về tín dụng.
[2]. Chính phủ (2002), Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.
[3]. Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội.
[4]. Chính phủ (2002), Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội.
[5]. Trần Quang Điệp (2017), “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh tỉnh Đắk Nông” Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng.
[6]. Nguyễn Minh Kiều (1998), “Tiền tệ - Ngân hàng” , NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
[7]. Nguyễn Thị Thanh Lý (2015), “Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẳng” Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng.
[8]. Trần Thị Thu Nga (2017), “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Trường Học viện hành chính Quốc gia.
[9]. Ngân hàng Chính sách Xã hội (2016), Hệ thống văn bản nghiệp vụ NHCSXH (Tập 1,2,3), Tài liệu lưu hành nội bộ
[10]. Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Ba Đồn (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2016.
[11]. Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Ba Đồn (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2017.
[12]. Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Ba Đồn (2019), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2018
[13]. Đỗ Tất Ngọc (2002), Mô hình Ngân hàng Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
[14]. Nguyễn Hồng Phong (2017), “Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình” Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Thành Tây.
[15]. PGS.TS. Nguyễn Trọng Tài,“Thực tiển hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội và một số khuyến nghị chính sách” Tạp chí Ngân hàng ra ngày 29/12/2017.
[16]. Dương Quyết Thắng,“Phát huy tính ưu việt của Ngân hàng vì người nghèo” Tạp chí ngân hàng số 18 tháng 9 năm 2017.
[17]. Phạm Xuân Thành (2016), “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông”
Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng.
[18]. Lê Văn Thông (2017), “Cho vay học sinh sinh viên tại NHCSXH thị xã Ba Đồn”, Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia.
[19]. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006, Đề án Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.