CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO TẠI
2.3.5. Kết quả hoạt động cho vay Hộ cận nghèo tại NHCSXH thị xã
a. Dư nợ cho vay hộ cận nghèo qua các năm
Bảng 2.5. Dư nợ cho vay hộ cận nghèo năm 2016-2018
ĐVT: triệu đồng, %
Năm Dư nợ Tăng so với năm trước
Mức tăng giảm Tốc độ tăng giảm (%)
Năm 2016 122.294 46.194 60,7
Năm 2017 155.111 32.817 26,83
Năm 2018 164.891 9.780 6,31
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2016, 2017,2018 của NHCSXH thị xã Ba Đồn) Qua bảng trên ta thấy dư nợ cho vay hộ cận nghèo tăng trưởng qua các năm, năm 2016 dư nợ là 122.294 triệu đồng, đến năm 2018 đã tăng lên 155.111 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng dư nợ mạnh nhất là trong năm 2016,
sau đó đến năm 2017. Năm 2018 tốc độ trăng trưởng dư nợ thấp chỉ đạt 6,31% so với năm 2017, qua đó cho thấy nhu cầu vay chương trình hộ cận nghèo ngày càng giảm, số hộ cận nghèo trên toàn thị xã giảm qua các năm điều đó có nghĩa là số hộ vay chương trình cận nghèo đã thoát nghèo, ổn định sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống.
b. Dư nợ cho vay hộ cận nghèo phân theo địa bàn qua các năm
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay hộ cận nghèo theo địa bàn xã, phường năm 2016-2018 ĐVT: triệu đồng, %
Xã, phường
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng
Quảng Thọ 4.020 3,29 3.884 2,5 3.409 2,07
Ba Đồn 2.966 2,43 2.860 1,84 3.391 2,06
Quảng Thuận 2.957 2,42 2.899 1,87 2.798 1,7
Quảng Long 4.155 3,4 5.537 3,57 6.153 3,73
Quảng Phong 160 0,13 275 0,18 400 0,24
Quảng Phúc 4.480 3,66 4.557 2,94 2.495 1,51
Quảng Hải 1.025 0,84 915 0,59 990 0,6
Quảng Lộc 20.397 16,68 31.361 20,22 33.614 20,39 Quảng Hòa 13.250 10,83 17.260 11,13 19.311 11,71 Quảng Tân 9.125 7,46 11.003 7,09 13.970 8,47 Quảng Trung 16.740 13,69 23.041 14,85 20.942 12,7 Quảng Tiên 6.500 5,32 10.253 6,61 15.096 9,16 Quảng Minh 4.942 4,04 5.919 3,82 6.032 3,66
Quảng Thủy 6.890 5,63 6.362 4,1 6.764 4,1
Quảng Sơn 12.281 10,04 16.744 10,79 20.116 12,2 Quảng Văn 12.460 10,14 12.241 7,89 9.410 5,71
Toàn thị xã 123.277 155.825 164.891
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay hộ cận nghèo tại các xã, phường không đồng đều nhau, có xã dư nợ rất lớn nhưng có xã thì rất thấp, có xã thì dư nợ hộ cận nghèo tăng qua các năm nhưng có xã lại giảm qua các năm. Xã có dư nợ hộ cận nghèo lớn nhất và luôn tăng qua các năm đó là xã Quảng Lộc, dư nợ hộ cận nghèo năm 2016 là 20.397 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16,68% trên tổng dư nợ cho vay hộ cận nghèo toàn thị xã, đến năm 2018 là 33.614 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20,39% dư nợ cho vay hộ cận nghèo. Xã có dư nợ hộ cận nghèo thấp nhất là phường Quảng Phong, dư nợ năm 2016 là 160 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.13% trên tổng dư nợ cho vay hộ cận nghèo và đến năm 2018 là 400 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,24% trên tổng dư nợ cho vay hộ cận nghèo toàn thị xã. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay hộ cận nghèo tại các phường thấp hơn các xã trong toàn huyện điều đó chứng tỏ những nơi có điều kinh tế phát triển hơn thì số hộ cận nghèo sẽ ít hơn, nguồn vốn phân bổ cho các phường trên cũng sẽ thấp hơn các xã có số lượng hộ cận nghèo lớn hơn.
c. Dư nợ cho vay cận nghèo qua phương thức ủy thác:
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay hộ cận nghèo qua phương thức ủy thác ĐVT: triệu đồng, %
Tổ chức Hội Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Hội LHPN 39.777 32,27 49.311 31,65 52.339 31,74 Hội Nông Dân 44.813 36,32 55.683 35,65 61.854 37,3 Hội CCB 19.666 15,95 28.296 18,16 28.758 17,44 ĐTN 19.059 15,46 22.660 14,54 22.296 13,52 Toàn tỉnh 123.277 100 155.825 100 164.891 100 (Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2016, 2017,2018 của NHCSXH) Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng, toàn bộ dư nợ cho vay hộ cận nghèo tại NHCSXH thị xã Ba Đồn được thực hiện cho vay bằng phương thức ủy thác
qua các tổ chức hội. Có 04 tổ chức hội nhận ủy thác cho vay chương trình hộ cận nghèo đó là Hội phụ nữ,Hội Nông dân, Hội Cựu chiến bình và Đoàn thanh niên trong đó Hội Nông dân có dư nợ ủy thác cao nhất và gia tăng qua các năm, dư nợ Đoàn thanh niên mặc dù có gia tăng dư nợ qua các năm nhưng số dư nợ nhận ủy thác thấp nhất trong 4 tổ chức hội.
Nhìn vào tình hình chung tại NHCSXH thị xã Ba Đồn cho thấy Hội Nông dân và Hội phụ nữ là 02 tổ chức có số lượng hội viên vay vốn lớn hơn rất nhiều so với Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên, 02 tổ chức này có sự chỉ đạo quyết liệt hơn và đã lồng ghép được một số chương trình giúp hộ nghèo có định hướng trong việc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh gắn liền với hoạt động chuyên môn của tổ chức mình như câu lạc bộ phụ nữ làm kinh tế giỏi, câu lạc bộ phụ nữ giúp nhau cách làm ăn....Đối với Đoàn Thanh niên có 01 hạn chế điển hình là cán bộ làm công tác tổ chức hội cơ sở là các đoàn viên trẻ tuổi, chưa có gia đình, chưa ổn định cuộc sống, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển kinh tế và thường xuyên thay đổi nên công tác chỉ đạo điều hành, sâu sát cơ sở và quân tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế của người dân không được bằng các tổ chức khác.
d. Tỷ trọng dư nợ cho vay, số hộ vay vốn hộ cận nghèo qua các năm Bảng 2.8. Tỷ trọng dư nợ cho vay và số hộ vay vốn hộ cận nghèo năm
2016-2018
ĐVT: triệu đồng,%
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Tổng dư nợ cho vay 305.518 349.023 392.171
2. Dư nợ cho vay hộ cận nghèo 123.277 155.825 164.891 3. Số khách hàng còn dư nợ các
chương trình 11.579 11.494 11.687
-Tỷ lệ tăng trưởng (%) - 0,73 1,68
4. Số hộ cận nghèo còn dư nợ 3.280 3.745 3.613
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
- Tỷ lệ tăng trưởng (%) 14,18 -3,52
5. Dư nợ bình quân/ 1 hộ cận nghèo 37,58 41,61 45,64 6. Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ cận
nghèo/tổng dư nợ cho vay 40,35 44,65 42,05
7. Tỷ trọng hộ cận nghèo/tổng số KH
(%) 28,33 32,58 30,91
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2016, 2017,2018 của NHCSXH) Trong 13 chương trình cho vay triển khai tại NHCSXH thị xã Ba Đồn thì chương trình cho vay hộ cận nghèo có dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn tăng qua các năm, năm 2016 dư nợ cho vay hộ cận nghèo chiếm tỷ trọng 40,35%, năm 2017 là 44,65% và năm 2018 là 42,05% tổng dư nợ cho vay tại đơn vị.
Số hộ vay vốn chương trình hộ cận nghèo cũng khá lớn, năm 2016 số hộ vay còn dư nợ chương trình hộ cận nghèo là 3.280 hộ chiếm tỷ trọng 28,33%
trên tổng số hộ vay vốn tại đơn vị, năm 2017 là 3.745 hộ chiếm tỷ trọng là 32,58% và năm 2018 là 3.613 hộ chiếm tỷ trọng là 30,91% trên tổng dư nợ cho vay. Mặc dù số hộ vay vốn hộ cận nghèo tăng lên trong năm 2017 và giảm trong năm 2018 nhưng bình quân dư nợ trên một hộ lại tăng lên, năm 2016 bình bân một hộ vay chương trình hộ cận nghèo là 37,58 triệu đồng, năm 2017 là 41,61 triệu đồng đến năm 2018 là 45,64 triệu đồng, mức dư nợ bình quân một hộ vay gần bằng với mức cho vay tối đa được phép vay chương trình hộ cận nghèo là 50 triệu đồng.
Qua kết quả trên cho thấy chương trình cho vay hộ cận nghèo chiếm ưu thế nhất, gần bằng 50% hoạt động cho vay tại NHCSXH thị xã Ba Đồn, đem lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn là là chương trình mang lại nguồn thu lãi cao nhất cho đơn vị.
e. Tình hình nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ xâm tiêu, chiếm dụng
Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ xâm tiêu chiếm dụng chương trình cho vay hộ cận nghèonăm 2016-2018
ĐVT: triệu đồng,%
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng dư nợ quá hạn 378,19 308,55 307,69
Tỷ lệ NQH chung 0,12 0,09 0,08
Dư nợ quá hạn hộ cận nghèo 0 0 0
Tỷ lệ NQH cho hộ cận nghèo 0 0 0
Nợ khoanh cho vay hộ cạn nghèo 0 0 0
Nợ xâm tiêu, chiếm dụng cho vay hộ cận nghèo
0 0 0
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2016, 2017,2018 của NHCSXH) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ quá hại tại NHCSXH thị xã Ba Đồn giảm qua các năm, năm 2016 là 378,19 triệu đồng nhưng đến năm 2018 còn 307,69 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn từ 0,12% trong năm 2016 giảm xuống còn 0,08% trong năm 2018 đặc biệt là không có nợ quá hạn đối với chương trình cho vay hộ cận nghèo.
Chương trình hộ cận nghèo được triển khai cho vay từ năm 2013, qua 6 năm đi vào hoạt động NHCSXH thị xã Ba Đồn đã làm tốt công tác cho vay thu nợ, với dư nợ cho vay là lớn nhất trong tổng số các chương trình cho vay tại đơn vị nhưng tỷ lệ nợ quá hạn là 0%, nợ khoanh và nợ xâm tiêu, chiếm dụng không có, đây là một kết quả đáng khích lệ đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.