Chính sách cho vay đối với Hộ cận nghèo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng bình phòng giao dịch thị xã ba đồn (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO TẠI

2.3.1. Chính sách cho vay đối với Hộ cận nghèo

Hiện nay, NHCSXH thị xã Ba Đồn cũng như các ngân hàng trong hệ thống NHCSXH đang thực hiện cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo.

- Mục tiêu cho vay hộ cận nghèo: đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ cận nghèo để phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

- Đối tượng cho vay: Là hộ có tên trong Danh sách hộ cận nghèo được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận theo chuẩn hộ cận nghèo được Thủ tướng Chính phủ qui định từng thời kỳ (Hiện nay, chuẩn hộ cận nghèo được thực hiện theo Quyết định số 59/20151/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020).

- Điều kiện vay vốn: Hộ vay phải có hộ khẩu thường trú nơi thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh; phải sử dụng vốn đúng mục đích và phải

tham gia vào tổ tiết kiệm và vay vốn nơi hộ vay đang sinh sống.

- Mức cho vay: Mức cho vay đối với từng hộ gia đình được xác định căn cứ vào nhu cầu cho vay, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ gia đình nhưng không quá mức cho vay tối đa theo quy định (không quá 100 triệu đồng/hộ gia đình).

- Lãi suất cho vay: lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, bằng 120% mức lãi suất cho vay hộ nghèo, được thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Mức lãi suất cho vay hiện nay là 7,92%/năm.

- Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay của chương trình tùy thuộc vào đối tượng vay vốn mà xác định có thể là cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Phương thức cho vay: Áp dụng phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) trên cơ sở thiết lập các tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, bản.

- Quy trình thực hiện: Được thực hiện theo phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội gồm có 08 bước cụ thể (Sơ đồ 2.3).

Sơ đồ 2.3. Quy trình cho vay hộ cận nghèo

(4)

(6)

(5) (2)

(8)

(3) (7) (1) Hộ thực hiện vay vốn

NHCSXH thị xã Ba Đồn

Tổ Tiết kiệm & vay vốn

UBND cấp xã

Tổ chức chính trị xã hội cấp xã (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân,

Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên Cộng

sản HCM)

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (Mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức Hội, đoàn thể tổ chức họp để bình xét công khai những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách Mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (Mẫu 04/TD).

Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã.

Bước 6: Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay. [20]

- Thu nợ, thu lãi:

+ Thu nợ: NHCSXH tiến hành thu nợ trực tiếp từ người vay theo định kỳ khi đến hạn do người vay và Ngân hàng thỏa thuận trên Hợp đồng tín dụng.

Người vay có thể trả nợ trước hạn.

+ Thu lãi: Việc thu lãi được thực hiện theo định kỳ hàng tháng.

NHCSXH ủy nhiệm cho tổ TK&VV thu lãi theo quy định của Ngân hàng.

- Kiểm tra, giám sát vốn vay: Tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác từng phần cho NHCSXH thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay.

Qua thực tiễn thực hiện việc thực hiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại NHCSXH thị xã Ba Đồn cho thấy rằng:

- Chỉ cho vay đúng đối tượng thụ hưởng và vay với một mức vay theo thỏa thuận nhưng không vượt quá hạn mức cho phép, điều này dẫn tới một số phương án sản xuất kinh doanh có nhu cầu vốn lớn thì không thể thực hiện.

- Quy trình cho vay còn rườm rà, có thể mất nhiều thời gian do qua nhiều

khâu bình xét, phê duyệt.

- Chính quyền địa phương và cấp Hội chưa có sự phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc triển khai cho vay cũng như công tác kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi nợ dẫn đến hộ vay có tâm lý chây ỳ trả nợ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng bình phòng giao dịch thị xã ba đồn (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)