CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO
1.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay hộ cận nghèo
Ngân hàng chính sách tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay HCN theo 1 trong 2 mô hình: mô hình tập trung và mô hình chuyên môn hóa.
Mô hình tập trung có ưu điểm là không có sự chồng chéo, mỗi quyết định đều là duy nhất, hoạt động xuyên suốt và ít trở ngại. Tuy vậy mô hình có nhược điểm là tốn kém rất nhiều để có thể xây dựng cả hệ thống lớn. Bảo đảm quyền lực thống nhất không bị phân tán.
Đối với mô hình quản lý chuyên môn hóa thì nguyên tắc của mô hình quản lý này đòi hỏi tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo phân công, phân cấp nhiều phân hệ trong hệ thống theo yêu cầu các nhóm chuyên môn với đội ngũ nhân lực được đào tạo tương ứng và có đủ quyền hạn để thực hiện nguyên tắc này.
Các công việc được chia sẻ nhỏ và tạo thành những công việc đơn giản, mang tính độc lập tương đối để giao cho từng người nhằm nâng cao năng suất lao động, cho phép tổ chức sử dụng lao động hiệu quả. Tổ chức có thể giảm chi phí đào tạo vì dễ dàng và nhanh chóng tìm được và đào tạo được người lao động thực hiện những nhiệm vụ lặp đi lặp lại, hiệu quả và năng suất lao động được tăng cao do họ thành thạo tay nghề khi thực hiện chuyên sâu một số loại công việc.
Hạn chế của mô hình quản lý chuyên môn hóa là các nhiệm vụ bị chia cắt thành những công việc nhỏ, tách rời nhau và mỗi người chỉ chịu trách nhiệm về một khâu thì họ sẽ thấy công việc mình nhàm chán, Mặt khác ở một mức nào đó chuyên môn hóa ảnh hưởng đến năng suất lao động, sự thoả mãn công việc và tốc độ luân chuyển lao động. Đến mức độ chuyên môn hóa quá cao, khi đó có tác động từ phía kinh tế của con người vượt quá những lợi ích kinh tế do chuyên môn hóa mang lại thì dẫn đến năng suất lao động của người lao động sẽ giảm xuống ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của tổ chức. Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng, dẫn đến sự chuyên môn hóa quá mức. Hạn chế cách nhìn của cán bộ quản lý chung, đùn đẩy trách nhiệm và đổ lỗi cho lãnh đạo cao nhất, Tiềm tàng mâu thuẫn nội bộ, có khi thông tin từ các bộ phận không khớp nhau, hoặc nhiều bộ phận cùng làm một việc và bị thừa, trùng lặp. [5]
1.2.2. Hoạt động cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH a. Hoạch định chính sách cho vay hộ cận nghèo
Chính sách cho vay HCN của NHCSXH do Chính phủ hoạch định, bao gồm những nội dung như sau:
- Mục tiêu.
- Đối tượng và điều kiện vay vốn.
- Mức cho vay.
- Lãi suất cho vay.
- Thời hạn cho vay.
- Phương thức cho vay.
- Quy trình cho vay.
- Tổ chức giải ngân.
- Thu nợ, thu lãi.
- Kiểm tra, giám sát vốn vay.
- Xử lý nợ có vấn đề...
b. Nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo
Nguồn vốn cho vay HCN của NHCSXH chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tự huy động.
c. Thực hiện triển khai cho vay - thu nợ chương trình cho vay hộ cận nghèo
- Công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách cho vay đối với HCN đã được triển khai trên các phương tiện thông tin đại chúng…, đặc biệt là tuyên truyền đến người dân, các thành viên tổ TK&VV, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ trưởng tổ TK&VV.
- Công tác phối hợp giữa Ngân hàng với cơ quan chính quyền, hội đoàn thể
- Kiện toàn, phát triển mạng lưới Tổ TK&VV.
- Công tác cho vay:
+ Xét duyệt hộ vay và khoản vay.
+ Công tác giải ngân.
- Công tác kiểm tra nợ, thu nợ, thu lãi: Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi theo đúng thỏa thuận đã cam kết. NHCSXH phối hợp với các tổ chức hội tham gia kiểm tra vốn vay xem người vay sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, có tạo ra hiệu quả kinh tế cao không đồng thời nhắc nhở người vay trả nợ, lãi đúng hạn, đầy đủ; qua kiểm tra, theo dõi để phát hiện các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, bị rủi ro do nguyên nhân khách quan hay chủ quan.
- Công tác xử lý nợ có vấn đề.
- Kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay này...
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH
Từ đặc trưng của hoạt động cho vay đối với HCN như đã phân tích có thể đưa ra một số tiêu chí chủ yếu đánh giá hoạt động tín dụng chính sách đối với HCN, cụ thể như sau:
a. Qui mô cho vay đối với hộ cận nghèo
Qui mô tín dụng thể hiện ở 3 chỉ tiêu: Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ cận nghèo, tốc độ tăng trưởng tín dụng, số lượt HCN vay vốn.
Tỷ trọng dư nợ cho
vay đối với HCN = Tổng dư nợ cho vay HCN Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh qui mô tín dụng đối với HCN so với tổng dư nợ cho vay tại NHCSXH. Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ cho vay hộ cận nghèo chiếm tỷ trọng bao nhiêu % trong tổng dư nợ cho vay và qua đó có thể thấy được NHCSXH có tập trung vào việc cho vay đối với HCN hay không hay ưu tiên cho các đối tượng chính sách khác.
- Số lượng HCN đang vay vốn ngân hàng chính sách xã hội
Chỉ tiêu này là một trong các chỉ tiêu đánh giá quy mô, mức độ tiếp cận của hộ cận nghèo đối với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, qua chỉ tiêu này có thể cho biết số hộ cận nghèo trên địa bàn đã vay vốn, số hộ chưa chưa tiếp cận được nguồn vốn để kịp thời có biện pháp hỗ trợ những hộ chưa tiếp cận được nguồn vốn của NHCSXH.
b. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ cận nghèo - Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay HCN của NHCSXH
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong quá trình nâng cao chất lượng cho vay đối với bất kỳ một tổ chức tín dụng nào, bởi nó phản ảnh việc sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng.
Công thức tính:
Dư nơ quá hạn HCN
Tỷ lệ NQH trong cho vay HCN = x 100%
Tổng dư nợ tín dụng HCN
Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản cho vay HCN đến hạn nhưng vì nhiều lý do không thu hồi được. Nợ quá hạn tăng là một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong hoạt động ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ khoanh là tỷ lệ % giữa dư nợ khoanh trong cho vay hộ nghèo và tổng dư nợ cho vay hộ nghèo của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.
Nợ khoanh là việc Ngân hàng Chính sách xã hội chưa thu nợ của khách hàng và không tính lãi tiền vay phát sinh trong thời gian được khoanh nợ.
Tỷ lệ nợ khoanh
cho vay hộ nghèo =
Dư nợ khoanh cho vay hộ nghèo
Tổng dư nợ hộ nghèo
x 100%
- Nợ chiếm dụng xâm tiêu: là các khoản nợ hộ vay bị tổ trưởng tổ TK&VV lợi dụng chức vụ thu hồi không đem nộp ngân hàng.
c. Chất lượng dịch vụ cho vay đối với hộ cận nghèo
Trong xu thế phát triển hiện nay thì chất lượng dịch vụ trong cho vay nói chung và cho vay hộ cận nghèo nói riêng có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của ngân hàng, đây là một tiêu chí đánh giá mặt chất lượng trong hoạt động cho vay. Tiêu chí này được thể hiện qua: Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, hồ sơ vay được xử lý nhanh chóng, giảm bớt tối đa các chi phí và mức độ phiền hà cho hộ vay, tinh thần phục vụ tận tâm, hướng dẫn tận tình chu đáo của cán bộ nhân viên ngân hàng, v.v....
d. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu lãi vay
Đây củng là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá kết quả hoạt động
trong cho vay hộ cận nghèo, tuy nhiên do đặc thù hoạt động của hệ thống NHCSXH nên tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu lãi trong cho vay hộ cận nghèo không chỉ là dựa vào chênh lệch thu - chi mà còn phải được đánh giá qua tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu lãi theo quy định của ngân hàng.