Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại Chi nhánh NHCSXH TP Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH việt nam chi nhánh thành phố đà nẵng (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ CẬN NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NHCSXH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3. HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO CỦA CHI NHÁNH

2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại Chi nhánh NHCSXH TP Đà Nẵng

Bộ máy quản lý hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng được tổ chức theo mô hình chuyên môn hóa.

Tổ trưởng tổ TK&VV chịu trách nhiệm hướng dẫn hộ cận nghèo làm đơn xin vay vốn, tổ chức họp tổ, bình xét cho vay theo quy định của NHCSXH; Hội đoàn thể nhận ủy thác chịu trách nhiệm tham gia họp bình xét cùng với tổ TK&VV, tổng hợp hồ sơ vay vốn chương trình cho vay hộ cận nghèo của các tổ TK&VV do mình quản lý, trình UBND ký xác nhậndanh sách hộ cận nghèo đề nghị vay vốn do các tổ TK&VV gửi lên là đúng đối tượng và đang

cư trú hợp pháp tại địa phương; Ngân hàng Chính sách xã hội sau khi tiếp nhận hồ sơ, chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn theo quy định, trình cấp trên phê duyệt cho vay, thông báo danh sách hộ vay chương trình hộ cận nghèo đủ điều kiện giải ngân cho UBND cấp xã và Hội đoàn thể quản lý, đồng thời tổ chức giải ngân trực tiếp cho hộ cận nghèo vay vốn dưới sự chứng kiến của tổ trưởng tổ TK&VV, Hội đoàn thể quản lý.

Ưu điểm của mô hình tổ chức này là giúp cho hộ cận nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách, đảm bảo tính công khai, minh bạch về người vay vốn, số tiền vay, mục đích vay vốn cũng như cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ và các nghĩa vụ khác theo quy ước hoạt động của tổ TK&VV.

Nhược điểm của mô hình tổ chức này là có nhiều cấp tiếp nhận và xử lý hồ sơ, do đó, đòi hỏi sự đồng đều về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị tiếp nhận thì hộ cận nghèo mới có thể nhanh chóng nhận được nguồn vốn tín dụng chính sách. Người vay cần được xác định là hộ cận nghèo có tên trong danh sách của UBND thành phố được công bố trong năm, đang cư trú hợp pháp tại địa phương, được bình xét công khai tại tổ TK&VV dưới sự chứng kiến của trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, tối thiểu 2/3 thành viên tổ TK&VV, Hội đoàn thể nhận ủy thác quản lý địa bàn. Công đoạn này rất dễ bị bỏ qua, hợp thức hóa bằng giấy tờ nếu Hội đoàn thể và UBND cấp xã, cán bộ ngân hàng không có sự lưu ý kiểm tra. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng cho vay sai đối tượng, hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cũng như thiếu sự hợp tác với các cấp quản lý trong các hoạt động kiểm tra, đối chiếu, đôn đốc thu hồi nợ hoặc xấu hơn nữa là bị lợi dụng vay ké, bị chiếm dụng vốn.

Xét ở khía cạnh tích cực, tổ chức bộ máy cho vay hộ cận nghèo theo mô hình chuyên môn hóa như hiện nay lại có khả năng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội. Như vậy, để mô hình này phát huy tối đa hiệu quả, giúp cho hộ cận nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách, năng lực và đạo đức của cán bộ Hội đoàn thể, tổ trưởng tổ TK&VV, cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo tại địa phương, cán bộ tín dụng cần đặc biệt được quan tâm đào tạo.

2.3.3. Thực trạng nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo tại Chi nhánh NHCSXH TP Đà Nẵng

Nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng được tạo lập từ nguồn vốn do Trung ương cấp bù và nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương. Nguồn vốn Trung ương cho vay các hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương, nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương cho vay hộ cận nghèo chuẩn địa phương. Nhìn chung, trong giai đoạn 2015 đến 2017, do tốc độ giảm số hộ cận nghèo nhanh, số lượng hộ cận nghèo của năm sau ít hơn năm trước nên nguồn vốn bố trí cho vay hộ cận nghèo cũng có xu hướng giảm dần.

Bảng 2.4: Nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo giai đoạn 2015-2017 ĐVT: triệu đồng, %

Năm

Nguồn vốn cho vay

hộ cận nghèo Tăng giảm so với năm trước

Tổng

số TW Địa

phương

Mức tăng giảm

Tốc độ tăng giảm

(%)

Năm 2015 567.422 567.422 0 - -

Năm 2016 567.914 510.936 56.978 492 0,09

Năm 2017 497.757 392.870 104.887 -70.157 -12,35 Nguồn: Phòng KHNVTD Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng

Năm 2015, nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo toàn bộ là nguồn cấp bù lãi suất từ Trung ương để cho vay đối tượng hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương.

Giai đoạn 2009 – 2015, Chính phủ chưa có chính sách rõ ràng hỗ trợ cho hộ cận nghèo nên việc điều tra, thống kê, xác định đối tượng hộ cận nghèo một cách hệ thống còn hạn chế, nên thành phố cũng chưa kịp thời có sự chuẩn bị ngân sách để hỗ trợ cho hộ cận nghèo theo chuẩn địa phương có như cầu vay vốn tín dụng chính sách. Năm 2016, áp dụng chuẩn nghèo giai đoạn mới 2016 – 2020, bên cạnh nguồn vốn cấp bù lãi suất của Trung ương, Chi nhánh cũng đã tiếp nhận nguồn vốn ủy thác từ địa phương đề cho vay hộ cận nghèo theo chuẩn thành phố. Nguồn vốn địa phương năm 2017 gần gấp đôi so với năm 2016, trong khi nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương giảm hơn 118 tỷ đồng cho tương đương với số lượng hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương đang giảm đi nhanh chóng, cũng như thấy được nỗ lực của chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc quan tâm, tạo điều kiện cho hộ cận nghèo địa phương có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách để có việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình, từ đó thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH việt nam chi nhánh thành phố đà nẵng (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)