Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH việt nam chi nhánh thành phố đà nẵng (Trang 83 - 89)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ CẬN NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NHCSXH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NHCSXH TP ĐÀ NẴNG

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Chất lượng hoạt động của Hội đoàn thể nhận ủy thác, hoạt động Tổ TK&VV, công tác tham mưu của các bộ chuyên trách giảm nghèo ở một vài nơi còn chưa tốt, chưa có hiệu quả tích cực.

Một số chủ tịch UBND cấp xã là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện chưa sắp xếp thời gian thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát tại cơ sở.

Một bộ phận hộ cận nghèo sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, chây ỳ, không trả nợ, trốn đi khỏi nơi cư trú.

Một số nơi, việc chuyển hướng ngành nghề cho những hộ gia đình làm nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.

Việc xác định đối tượng hộ cận nghèo còn nhiều bất cập. Chuẩn quy định hộ cận nghèo của chính phủ tương đối thấp so với mức sống tại thành phố Đà Nẵng nên có rất ít hộ cận nghèo theo chuẩn chính phủ. Những trường hợp hộ cận nghèo phát sinh mới do thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, ốm đau và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác chưa được cơ quan chức năng bổ sung kịp thời vào danh sách, gây khó khăn trong việc triển khai tín dụng chính sách.

Trưởng thôn (tổ trưởng tổ dân phố) tham gia vào quá trình bình xét cho vay, kiểm tra giám sát hoạt động tổ TK&VV, đảm bảo hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính

sách, chứng kiến việc ủy quyền giữa các thành viên trong hộ gia đình cho một người đại diện vay vốn,…, nhưng họ lại không có bất kỳ một khoản phụ cấp nào cho công việc này.

Hoạt động kiểm tra, giám sát vẫn còn mang tính hình thức, việc đánh giá chất lượng của hoạt động tín dụng chính sách chủ yếu vẫn dựa trên mức độ hoàn chỉnh của giấy tờ nên về căn bản, khó có thể phát hiện được trong trường hợp tổ TK&VV làm hồ sơ cho vay không thông qua việc tổ chức họp bình xét, chữ ký của người ủy quyền là chữ ký khống,… Dẫn đến những sai phạm khi được phát hiện như chiếm dụng vốn tín dụng chính sách, vay ké,…

thường trở nên khó xử lý.

Việc triển khai văn bản, chính sách giữa NHCSXH với các sở ban ngành địa phương còn chưa kịp thời, vẫn dựa trên hình thức thư tín truyền thống.

Lãi suất cho vay thấ hơn so với lãi suất thị trường và thấp hơn lãi suất huy động tiết kiệm cá nhân, tạo áp lực cấp bù lãi suất cho chính phủ, giảm nguồn lực cho công tác an sinh xã hội. Hơn nữa, sẽ làm phát sinh những trường hợp hộ vay nhận tiền tín dụng chính sách với lãi suất thấp đi gửi tiết kiệm hoặc cho vay lại với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch.

Hoạt động huy động vốn chủ yếu tập trung tại tổ TK&VV, thông qua việc gửi tiền tiết kiệm của các tổ viên theo quy ước hoạt động của tổ.

Phần mềm giao dịch xã đến nay vẫn chưa hoàn toàn trực tuyến, việc kết nối dữ liệu giữa trung tâm và điểm giao dịch xã chưa thực hiện được. Khách hàng đến trả nợ gốc, nhận tiền vay hay mở sổ tiết kiệm đều phải mất thời gian xếp hàng chờ đợi.

Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, vẫn còn nhiều thao tác thủ công.

Biên lai thu lãi, thu tiết kiệm NHCSXH phát hành cho người vay được thiết kế khá đơn giản, nguy cơ bị làm giả cao, độ tin cậy thấp, gây khó khăn cho hoạt động quản lý tín dụng chính sách. Hoạt động thông báo số dư tiền gửi tiết kiệm và dư nợ còn lại đến 30/6 và 31/12 qua tin nhắn cho khách hàng được thực hiện vào tháng 7 và tháng 01 hàng năm, dẫn đến số liệu không khớp đúng với thời điểm khách hàng nhận tin nhắn, khách hàng đã trả nợ trước thời điểm nhận tin nhắn thường gọi điện đến ngân hàng để phàn nàn về việc chênh lệch thông tin.

Dịch vụ tài chính cung cấp cho hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn hạn chế. Ngoài cho vay với lãi suất ưu đãi, nhận tiền gửi tiết kiệm, NHCSXH chưa thể cung cấp thêm các dịch vụ thu hộ, chi hộ, chuyển khoản trả nợ, gửi tiết kiệm,…

b. Nguyên nhân

Công tác đào tạo cán bộ còn thiếu tính chiến lược và thiếu đánh giá kết quả sau khi kết thúc tập huấn, chưa đặt ra những tiêu chí cần đạt được sau khi tiến hành tập huấn đối với cán bộ NHCSXH, cán bộ chuyên trách giảm nghèo, cán bộ Hội đoàn thể các cấp, Ban quản lý tổ TK&VV.

Thành viên BĐD HĐQT-NHCSXH các cấp kiêm nhiệm nên thời gian dành cho công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở còn hạn chế; chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ của BĐD- HĐQT NHCSXH các cấp.

Tại Đà Nẵng, hộ nghèo là đối tượng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của chính quyền địa phương như sửa nhà, hỗ trợ học phí, bảo hiểm y tế, vay vốn tín dụng chính sách, hỗ trợ sinh kế,… Một số đối tượng hộ cận nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách chế độ, xem việc vay vốn như chính sách cho không của Nhà nước, sử dụng vốn vay kém hiệu quả, không xem trọng nghĩa vụ trả nợ, đặc biệt là tại các địa bàn, việc bình xét cho vay không được giám

sát chặt chẽ. Hơn nữa, công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách chưa được gắn kết nên những trường hợp hộ cận nghèo vay vốn không được hướng dẫn cách thức làm ăn dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả, mất khả năng trả nợ. Hay xấu hơn nữa là sa vào tệ nạn xã hội, dẫn đến mất nhà ở, phải trốn đi khỏi nơi cư trú.

Cách thức điều tra để xác định hộ cận nghèo còn thủ công, thô sơ. Công tác điều tra, thống kê phải dựa trên nhiều mẫu biểu, đòi hỏi nhiều nhân lực để thực hiện, trải qua nhiều khâu xử lý dữ liệu, nhiều cuộc họp và nhiều cấp ngành trước khi đưa ra danh sách cuối cùng. Việc điều tra, thống kê diễn định kỳ 6 tháng/ lần nên kết quả chỉ mang tính thời điểm, không kịp thời cập nhật những trường hợp phát sinh do nguyên nhân khách quan.Cơ sở hạ tầng thông tin quản lý của nhà nước thiếu hiện đại, phụ thuộc nhiều vào người thực hiện nên dữ liệu cung cấp đôi lúc còn thiếu tính chính xác, nhiều trường hợp thống kê sai tên của chủ hộ, gây bất lợi cho hộ cận nghèo khi tiếp cận với vốn vay.

NHCSXH Việt Nam chưa xây dựng cơ chế chi trả phụ cấp cho trưởng thôn (tổ trưởng tổ dân phố) khi tham gia vào hoạt động của tổ TK&VV.

Chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động bình xét cho vay tại tổ TK&VV. Hơn nữa, cán bộ kiểm tra thiếu kỹ năng khai thác thông tin, và người được kiểm tra cũng đã có sự chuẩn bị trước.

Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng chưa chủ động đăng ký tham gia vào hệ thống gửi, nhận văn bản điện tử trên cổng thông tin điện tử chính phủ.

NHCSXH Việt Nam vẫn chưa có cơ chế xây dựng lãi suất theo hướng giảm dần ưu đãi về lãi suất, tăng cường những ưu đãi về dịch vụ.

Hoạt động huy động vốn thiếu sự linh hoạt, chưa thực sự hấp dẫn đối với các khách hàng gửi tiền cá nhân.

Với nguồn lực hạn chế như hiện nay của NHCSXH, hiện đại hóa hoạt động ngân hàng là một chiến lược dài hơi, cần có sự giúp sức của Chính phủ và các tổ chức Quốc tế về mặt công nghệ, kinh phí để chuyển đổi, nâng cấp công nghệ đủ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tín dụng chính sách như giao dịch trực tuyến tại trung tâm và điểm giao dịch xã như nhau, hoàn chỉnh các dịch vụ nhắn tin thông báo thay đổi dư nợ ngay khi có phát sinh, những dịch khác như thu hộ, chi hộ, chuyển tiền liên ngân hàng, bảo hiểm,…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tập trung nghiên cứu những hoạt động cho vay hộ cận nghèo của chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng từ năm 2015-2017, tập trung vào những nội dung sau:

1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Đà Nẵng, đánh giá quá trình hoạt động giai đoạn (2015-2017).

2. Nêu lên những đặc điểm của hộ cận nghèo thành phố Đà Nẵng, và trình bày thực trạng và đánh giá kết quả cho vay chương trình hộ cận nghèo tại thành phố trong giai đoạn 2015-2017.

3. Đánh giá tổng quan những thành công đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân trong việc triển khai hoạt động cho vay hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH việt nam chi nhánh thành phố đà nẵng (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)