CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Tổ chức bộ máy của Trường gồm Ban Giám hiệu (03 người) và 14 đơn vị trực thuộc, trong đó có 6 phòng chức năng, 5 khoa và 03 trung tâm trực thuộc.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường CĐCĐ Kon Tum
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ và Công tác HSSV) - Ban giám hiệu: Gồm Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng.
- Hội đồng trường: được thành lập theo Điều 11 của Luật GDNN.
- Các phòng chức năng: Gồm 6 phòng + Phòng Hành chính- Quản tri;
+ Phòng Tổ chức cán bộ và Công tác học sinh- sinh viên;
+ Phòng Kế hoạch- Tài vụ;
+ Phòng Đào tạo;
+ Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng;
KHOA CƠ BẢN PHÒNG ĐÀO TẠO
ĐẢNG BỘ BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
CÁC LỚP HỌC SINH, SINH VIÊN
CÁC ĐOÀN THỂ, HỘI SV CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
PHÒNG HÀNH CHÍNH – QUẢN TRỊ
PHÒNG TỔ CHỨC CB & CT HSSV PHÒNG KẾ HOẠCH – TÀI VỤ
PHÒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
PHÒNG KHẢO THÍ &
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
KHOA SƯ PHẠM
KHOA KINH TẾ - NÔNG LÂM
KHOA Y
KHOA KỸ THUẬT &CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
VÀ THƯ VIỆN
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Ghi chú: Mối quan hệ chỉ đạo Mối quan hệ phối hợp
+ Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế.
- Các khoa chuyên môn: Gồm 05 khoa + Khoa Cơ bản;
+ Khoa Sư phạm;
+ Khoa Y;
+ Khoa Kỹ thuật và Công nghệ;
+ Khoa Kinh tế và Nông lâm;
- Các đơn vị phục vụ đào tạo, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Gồm 03 Trung tâm trực thuộc:
+ Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Thư viện;
+ Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp và Giới thiệu việc làm;
+ Trung tâm Thực nghiệm và Cung ứng dịch vụ.
- Hội đồng tư vấn.
- Tổ chức Đảng, các đoàn thể: Tổ chức Đảng và các đoàn thể trong trường gồm: Đảng bộ trường, Công đoàn trường, Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên.
b. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, phòng ban
*. Chức năng nhiệm vụ của các phòng chức năng:
Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu và giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu của trường như: Đào tạo, hành chính, quản trị, tổ chức, cán bộ, tổng hợp, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, quản lý HS, quản lý tài chính, quản lý thiết bị và xây dựng cơ bản, kiểm định và bảo đảm chất lượng theo chức năng, nhiệm vụ được hiệu trưởng giao.
*. Chức năng nhiệm vụ của các khoa:
- Quản lý giảng viên, CBQL, VC, NLĐ và người học thuộc khoa, bộ môn theo phân công của Hiệu trưởng;
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa
khác theo chương trình, kếhoạch giảng dạy hằng năm của trường theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa, bộ môn;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, CBQL, VC, NLĐ, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và NLĐ thuộc khoa, bộ môn; Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng.
*. Chức năng nhiệm vụ của các Trung tâm trực thuộc:
Tùy theo chức năng nhiệm vụ, các Trung tâm thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm trong lĩnh vực công tác theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.
Mỗi trung tâm có một đặc điểm và nhiệm vụ riêng, sẽ thực hiện các chức năng riêng biệt.
2.1.5. Đặc điểm về nguồn lực của Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
a. Đặc điểm về cơ sở vật chất
Hiện tại nhà trường có 3 cơ sở để HSSV học tập:
- Cơ sở 1: Phường Ngô Mây- TP. Kon Tum- Kon Tum - Cơ sở 2 : Phường Quyết Thắng - TP. Kon Tum- Kon Tum - Cơ sở 3: Phường Nguyễn Trãi - TP. Kon Tum- Kon Tum
- 01 trung tâm thực nghiệm để thực hiện làm vườn thực nghiệm, ứng dụng công nghệ cao trong Sản xuất nông nghiệp, đồng thời là địa điểm để HSSV có thể ứng dụng thực hành tại Phường Duy Tân- TP. Kon Tum- Kon Tum.
- Diện tích đất sử dụng: 336.193 m2 (33,6 ha), trong đó:
+ Đất xây dựng: 59.137 m2 (5,91 ha) + Đất lưu không: 277.056 m2 (27,7 ha) - Diện tích xây dựng bao gồm:
+ Các phân khu chức năng
+ Diện tích Khu hiệu bộ 2.620 m2
+ Diện tích khu học lý thuyết 10.260 m2 (79 phòng); phòng, xưởng thực hành, thực tập, thí nghiệm 17.143 m2.
+ Khu rèn luyện thể thao có diện tích 10.901 m2;
+ Ký túc xá: Diện tích sử dụng 10.052 m2, được bố trí tại Cơ sở 1, Cơ sở 2 và Cơ sở 4, bao gồm 204 phòng, 1.610 chỗ ở, mỗi phòng được bố trí đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị.
b. Đặc điểm về nguồn nhân lực
Với vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xã hội, đội ngũ viên chức trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum là những người có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập. Tính đến hết năm 2018. Tổng số công chức, viên chức, người lao động (viết tắt là CCVC) hiện có 297 người. Trong đó: Biên chế 268, hợp đồng 29. Trình độ Tiến sĩ 5, thạc sỹ 133, đại học 121, khác 38. Nam 153, nữ 144.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề của trường phân theo trình độ hiện tại, như sau:
Bảng 2.1. Bảng Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo trình độ
Trình độ 2018
Số lượng Tỷ lệ
Tiến sỹ 5 1.684%
Thạc sỹ 133 44.781%
Cử nhân 121 40.741%
Khác 38 12.795%
Trình độ 2018
Số lượng Tỷ lệ
- Cao đẳng 7 2.357%
- Trung cấp 17 5.724%
- Sơ cấp 1 0.337%
- Lao động phổ thông 13 4.377%
Tổng 297 100%
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Công tác học sinh, sinh viên) Với cơ cấu trình độ chuyên môn như trên về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công việc và giảng dạy của Trường Cao đẳng Cộng đồng trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Trong tiến trình và mục tiêu phát triển đến năm 2025 nhà trường có thêm 5 người đạt trình độ thạc sỹ (chiếm 3,34%), 200 giảng viên có trình độ thạc sỹ (chiếm 67,34%), giảm tỷ lệ đại học và cao đẳng.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên không ngừng tăng lên, số lượng nhân viên có trình độ cao tăng. Có được điều này là do trong những năm qua trước khi sáp nhập, mỗi trường đều thực hiện chính sách về nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên đặc biệt viên chức là nhân viên đã được cử đi đào tạo bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và yêu cầu phát triển, mở rộng quy mô đào tạo.
Số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là khá cao, chiếm 85,5%. Đây là lợi thế lớn trong việc áp dụng khoa học công nghệ cũng như các giải pháp mới trong giải quyết công việc, trong giảng dạy và trong sản xuất . Theo đánh giá, đội ngũ của nhà trường có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời kỳ mới. Trong những năm tới nhà trường cần chủ động lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ trong đó chú trọng đặc biệt tới chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ trình độ cao như tiến sỹ, PGS, chủ động tham mưu
với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động Thương binh Xã hội tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để nhà trường có thêm các hoạt động liên kết, các dự án để phát huy tối đa tiềm năng về nguồn nhân lực vốn có của Nhà Trường.
Theo cơ cấu giới tính:
+ Nam: 153 người (52%) + Nữ: 144 người (48%) Cơ cấu theo độ tuổi
+ Dưới 35 tuổi: 63 người (chiếm 21%)
+ Từ 35 đến 50 tuổi: 195 người (chiếm 66%) + Từ 51 -60 tuổi: 37người (chiếm 12%) + Trên 60 tuổi: 2 người (chiếm 1%)
Cơ cấu tuổi của viên chức trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum cho thấy tỷ lệ trung niên từ 35 tuổi đến 50 tuổi chiếm đại đa số trong tổng số viên chức (66%) nên có trình độ và thâm niên công tác tương đối cao, độ tuổi trẻ dưới 35 chiếm 21% tuy không cao nhưng đây cũng là điều kiện tốt để áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào trong công tác.
Theo trình độ lý luận chính trị:
+ Cử nhân Chính trị:1 người
+ Cao cấp và tương đương cao cấp: 29 người + Trung cấp: 19 người
+ Sơ cấp: 210 người (có chứng chỉ sơ cấp 36 người) Trình độ ngoại ngữ:
+ Đại học và sau đại học: 17 người (chiếm tỷ lệ 5,72%) + Chứng chỉ: 135 người (45,5%)
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ và công tác HSSV)
Nhân viên trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, trước là nhân viên của các trường Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tỉnh khi được tuyển dụng vào các đơn vị đều phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, các ứng viên tuyển dụng ít nhất phải có chứng chỉ ngoại ngữ. Tuy nhiên, do không rà soát và quản lý tốt nên nhiều nhân viên vẫn chưa đảm bảo các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Việc sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc, nghiên cứu và giao tiếp rất hiếm, ngoại trừ nhân viên là giáo viên tổ Tiếng anh. Với đặc thù là trường đào tạo, trong đó có cả đào tạo chuyên ngành Tiếng Anh, tiếng Lào là điều kiện thuận lợi để cho viên chức trau dồi khả năng ngoại ngữ. Song phần lớn nhân viên các phòng ban hạn chế trong việc sử dụng ngoại ngữ, nhân viên là giảng viên, giáo viên các khoa cũng chưa thực sự quan tâm đến việc sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu khoa học hay tìm tòi tài liệu, bổ sung kiến thức trong giảng dạy.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đặc biệt là việc liên kết đào tạo với các nước đang mở rộng thì việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ là yêu cầu vô cùng cấp thiết, nó đòi hỏi sự nỗ lực học hỏi không ngừng của mỗi viên chức và các chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ để ngoại ngữ thực sự trở thành công cụ đắc lực cho việc hoàn thành mục tiêu công việc của mỗi nhân viên trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum.
Theo trình độ tin học:
+ Trình độ Đại học và sau đại học: 20 người (6,73%) + Chứng chỉ: 214 người (72,1%)
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ và công tác HSSV) Cùng sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì máy tính là công cụ đắc lực và hiệu quả trong việc giải quyết công việc, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0, máy tính không chỉ còn là công cụ làm việc cho nhân viên các phòng ban mà còn là dụng cụ giảng dạy không thể thiếu của mỗi
giảng viên nhà trường. Với Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học- Thư viện, đào tạo chuyên ngành tiếng anh, các chứng chỉ ngoại ngữ , tin học cũng là một điều kiện thuận lợi để Nhà trường phổ cập trình các chứng chỉ còn thiếu cho toàn thể nhân viên trong thời gian tới.