CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
3.2. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
3.2.6. Tạo động lực thông qua xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp
Xây dựng phong thái lãnh đạo phù hợp, tạo sự ảnh hưởng tích cực đến nhân viên, trở thành hình tượng để nhân viên học tập và phấn đấu.
- Nội dung giải pháp:
Người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho viên chức. Thực tế cho thấy trong cùng một điều kiện làm việc và mức
hưởng như nhau nhưng có những viên chức làm việc rất hiệu quả song lại có những viên chức tham gia giải quyết công việc chỉ trong nghĩa vụ của mình.
Điều này chỉ có thể lý giải bằng mối quan hệ giữa lãnh đạo đơn vị và nhân viên. Với một lãnh đạo trực tiếp có phong cách làm việc dân chủ, công bằng trong mọi công tác đồng thời là người mẫu mực, biết truyền cảm hứng làm việc sẽ thúc đẩy nhân viên noi theo. Muốn tạo động lực làm việc cho nhân viên, người lãnh đạo trước tiên phải là người yêu công việc, có trách nhiệm, có lòng nhiệt tình, luôn coi nhân viên như anh em để họ thấy được sự quan tâm, thấy được mình có vai trò, có vị trí trong tổ chức. Từ đó họ sẽ có tâm lý yên vui, tự hào và nỗ lực, cố gắng trong công việc. Đặc biệt đối với những người làm việc trực tiếp với lãnh đạo cấp trên, phong cách lãnh đạo sẽ ảnh hưởng và tác động đến thái độ và tinh thần làm việc của họ.
Thứ nhất lãnh đạo trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum cần áp dụng phong cách dân chủ ở tất cả các phòng ban, phát huy khả năng giải quyết vấn đề trong phạm vi quyền hạn của mình đồng thời khuyến khích nhân viên dưới quyền có những sáng kiến, cách, hướng giải quyết công việc khác đi song mang lại kết quả cao nhất.
Thứ hai phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, mỗi lãnh đạo các phòng ban, trung tâm trong nhà trường có thể tự xây dựng quy chế làm việc riêng cho phòng mình, xây dựng quy trình giải quyết công việc;
thực hiện quản lý viên chức dưới quyền theo phương thức riêng. Lãnh đạo giao việc cho viên chức dưới quyền phải gắn với thẩm quyền trách nhiệm nhằm giảm bớt khoảng cách quyền lực giữa nhân viên và lãnh đạo đồng thời giúp người lãnh đạo không bị ôm đồm nhiều việc để dành thời gian giải quyết những việc khó hơn.
Thứ ba lãnh đạo mỗi đơn vị cũng cần trao niềm tin đối với nhân viên bằng cách giao những công việc mang tính khó khăn, kích thích họ tham gia
giải quyết công việc bằng toàn bộ trí tuệ và sức lực của mình có như vậy mới có thể khai thác được năng lực tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, tăng cường trách nhiệm với công việc . Thực tiễn cho thấy các nhân viên được tin tưởng giao trọng trách đều là những người giàu nhiệt huyết mong muốn được cống hiến và đóng góp nhiều hơn nữa cho tổ chức.
Thứ tư sự công nhận của lãnh đạo nhà trường đối với sự đóng góp của mỗi cá nhân dù nhỏ song đó là động lực làm việc vô cùng to lớn. Mỗi nhân viên ở những vị trí khác nhau, họ có những đóng góp khác nhau cho nhà trường. Những ghi nhận về những việc làm được phải được công nhận, không vì lỗi cá nhân mắc phải mà phủ nhận hoàn toàn hay không nhìn thấy những gì họ đã làm được, đã cống hiến .
Những nhà quản lý cấp phòng phòng ban, trung tâm của nhà trường có thể sử dụng những nghệ thuật của một nhà quản lý cấp trung như việc không tiếc lời khen ngợi đối với nhân viên của mình khi họ hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất chứ chưa cần là xuất sắc nhất hay là luôn thể hiện sự tin tưởng khi giao một nhiệm vụ gì đó cho nhân viên sẽ giúp họ cảm thấy tự tin và có gắng hết mình để thực hiện nhiệm vụ. Đôi khi những lời nói quan tâm động viên kịp thời hay chỉ cần cấp trên giao cho những công việc mang tính thử thách cũng tạo cho viên chức động lực làm việc, cố gắng và cống hiến.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để tạo động lực làm việc cho viên chức trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum cần dựa trên cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động, cơ sở thực tiễn đã được nghiên cứu, phân tích, cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật của nhà nước, tác giả đã đưa ra một số các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt vật chất và tinh thần để nhân viên có thể phát huy được tài năng, phát triển cá nhân, khơi dậy trí tuệ tập thể thực hiện thành công mục tiêu của tổ chức.
Các nhóm giải pháp được tác giả đề cập đến đó là:
Tạo động lực làm việc thông qua chính sách tiền lương, thưởng và phúc lợi;
Tạo động lực thông qua thiết kế công việc;
Tạo động lực bằng công tác đào tạo, thăng tiến;
Tạo động lực thông qua công tác đánh giá thành tích;
Tạo động lực thông qua cải thiện điều kiện và môi trường làm việc;
Tạo động lực thông qua xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp.
Đây là các nhóm giải pháp bất kỳ một đơn vị nào cũng cần để tạo động lực cho nhân viên. Tuy nhiên mỗi nhóm đối tượng khác nhau thì mỗi nhóm giải pháp có tầm quan trọng khác nhau.
Trong các giải pháp nói trên không thể nói là giải pháp nào quan trọng hơn cả. Việc kết hợp các giải pháp trong tạo động lực làm việc cho viên chức nhà trường là điều cần thiết để đem lại hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Tạo động lực làm việc cho nhân viên là vấn đề luôn cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Để tổ chức mình có lợi thế trong phát triển, có thể duy trì được nguồn lao động chất lượng cao và giành được uy tín trong đào tạo thì Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum cần phải quan tâm đến tạo động lực cho nhân viên. Khi nhân viên quan tâm đến mục tiêu công việc và nghề nghiệp của mình tức là nhân viên thực sự có động lực làm việc thì mới có thể hoàn thành được mục tiêu của cá nhân đồng thời cũng là hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Các biện pháp tạo động lực cũng cần được sử dụng linh hoạt tùy từng thời gian, cá nhân bởi lẽ nhu cầu của con người khác nhau và luôn thay đổi.
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng làm việc của nhân viên trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, tác giả thấy được những hạn chế của công tác tạo động lực cho viên chức từ đó nhận thức sâu sắc nguồn gốc của sự phát triển phải bắt nguồn từ gốc rễ, đó chính là con người.
Do đó, để tổ chức tồn tại và phát triển mạnh hơn nữa thì việc đầu tiên phải tác động đến chính là cá nhân các nhân viên. Nhà trường vững mạnh là do nhân viên trong nhà trường có năng lực, có nhiệt tình, hăng say làm việc và cống hiến.
Từ những phân tích của tác giả về cơ sở lý luận cũng như thực trạng công tác tạo động lực làm việc của nhân viên trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum tác giả đã đưa ra những giải pháp chung và giải pháp cụ thể. Tuy nhiên những giải pháp này không mang tính đại diện cho các trường nói chung. Quá trình hoàn thành luận văn tác giả đã cố gắng đầu tư thu thập và phân tích số liệu để tìm ra được những mặt ưu, nhược trong công tác tạo động lực làm việc của nhân viên nhà trường. Song với năng lực hạn chế, thời gian
nghiên cứu không dài, luận văn không tránh khỏi những sai sót và chưa toàn diện. Với tinh thần học hỏi và cầu thị, tác giả kính mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo, bạn đọc để luận văn có thể hoàn chỉnh hơn đồng thời giúp cho bản thân nâng cao hiểu biết về vấn đề này.
PHỤ LỤC Phụ lục 01:
PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào ông/bà, tôi là sinh viên lớp Cao học Quản trị Kinh doanh K35 - Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Hiện tôi đang thực hiện một đề tài nghiên cứu tốt nghiệp về: "Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum". Để đánh giá về động lực làm việc và công tác tạo động lực làm việc của nhân viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, xin ông/bà vui lòng cung cấp một số thông tin thông qua những câu hỏi dưới đây.
Đối với những câu hỏi dưới dạng bảng biểu và câu hỏi điền vào ô trống
xin ông/bà đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Đối với những câu hỏi lựa chọn (a,b,c…) xin ông/bà khoanh tròn vào ý kiến lựa chọn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà.
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG 1. Đơn vị làm việc:
Phòng ban Khoa chuyên môn Trung tâm 2. Giới tính:
Nam Nữ 3. Chức danh:
Cán bộ quản lý (Từ tổ trưởng trở lên)
Giảng viên, giáo viên (Nhà giáo)
Nhân viên phòng ban, trung tâm (làm công tác hành chính) 4. Trình độ chuyên môn:
Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng
Trung cấp Khác
5. Trình độ ngoại ngữ:
Trình độ A Trình độ B Trình độ C
Cử nhân (Văn bằng 2) Khác 6. Trình độ tin học:
Chứng chỉ A Chứng chỉ B Kỹ thuật viên Khác 7. Thâm niên công tác:
Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Trên 10 năm 8. Thu nhập hàng tháng từ lương, thưởng của Nhà Trường:
Dưới 5 triệu 5-7 triệu 7-10 triệu trên 10 triệu
PHẦN 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT
I- THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN 1. Ông/bà hãy cho biết lý do lựa chọn công việc hiện tại:
1 Do yêu thích
2 Do phù hợp với năng lực, sở trường, chuyên môn được đào tạo
3 Khẳng định được bản thân, có cơ hội thăng tiến 4 Môi trường làm việc tốt
5 Không có sự lựa chọn nào khác 6 Thu nhập
7 Lý do khác
2 .Ông bà có hài lòng với công việc của mình không?
a. Hài lòng b. Tương đối hài lòng c. Không hài lòng 3. Ông/bà hãy đánh giá về việc chấp hành giờ giấc tại đơn vị:
a. Nghiêm túc chấp hành b Thỉnh thoảng
c. Thường xuyên vi phạm d. Rất thường xuyên vi phạm
4. Ông/ bà đánh giá thế nào mức độ hoàn thành công việc cấp trên giao phó (kể cả chất lượng và tiến độ):
a. Hoàn thành 90-100% b.Hoàn thành 80-90%
c. Hoàn thành 60-80% d. Hoàn thành dưới 60%
5. Ông/ bà hãy cho biết khoảng thời gian tập trung làm việc tại Trường (tính bình quân trong 1 ngày làm việc):
a. Trên 8 giờ b. 6 - 7 giờ c.5 - 6 giờ d. 4 - 5 giờ 6. Trong công việc nếu gặp phải khó khăn, áp lựctrong công việc ông bà có nỗ lực giải quyết hay không?
a. Sẵn sàng b. Do dự c. Từ chối
7. Ông/bà có muốn chuyển sang làm một công việc khác, tổ chức khác không?
a.Có b. Không c. Không biết
Nếu có, ông/ bà hãy cho biết lý do muốn chuyển việc:
a. Thách thức bản thân trong môi trường mới b. Môi trường hiện tại không phát huy hết năng lực c. Môi trường hiện tại nhàm chán
d. Mức lương hiện tại thấp e. Khác (………)
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN
1.Ông/bà đánh giá thế nào về chính sách tiền lương, thưởng của nhà trường?
a. Rất hài lòng b. Hài lòng c. Bình thường d. Không hài lòng
2.Tiền lương trả cho vị trí làm việc của ông/bà so với mặt bằng chung?
a. Cao b. Trung bình c.Thấp
3. Lương của ông/bà đủ sống và nuôi gia đình ở mức?
a. Cao b. Vừa đủ c. Thấp
4. Ngoài công việc đang làm ông/bà có làm gì khác để kiếm thêm thu nhập?
a. Có b. Không
5. Ông/bà nhận xét thế nào về chế độ phúc lợi của cơ quan mình?
a. Tốt, đầy đủ b. Bình thường c. Chưa đầy đủ 6. Ông/bà đánh giá thế nào về công tác thiết kế và bố trí công việc của nhà trường?
a. Rất hài lòng b. Hài lòng
c. Bình thường d. Không hài lòng
7. Công việc của ông/bà có phù hợp với chuyên môn?
a. Có b. Không
8. Ông/bà có được tự chủ trong công việc không?
a. Có b. Không c. Bán chủ động
9. Với vị trí công việc hiện tại, ông/bà nhận thấy bản thân được phát triển toàn diện trong công việc không?
a. Có b. Không c. Không biết
10. Ông/bà có thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng hay không?
a.Thường xuyên b.Thình thoảng c. Không tham gia 11. Động lực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng của ông/bà là gì?
a. Nâng cao trình độ chuyên môn, mở rộng sự hiểu biết b. Để hoàn thiện bổ sung bằng cấp, chứng chỉ
c. Để giải tỏa thời gian rảnh, theo phong trào
d. Khác (………)
12. Nội dung các khóa đào tạo bồi dưỡng có phù hợp với công việc của ông/bà hay không?
a.Phù hợp b.Tương đối phù hợp c. Không phù hợp 13. Đánh giá chung các khóa đào tạo bồi dưỡng ông/bà đã tham gia?
a. Bổ ích b. Bình thường c. Không bổ ích
14. Chương trình đào tạo có giúp gì cho công việc hiện tại và tương lai của ông/bà không?
a. Giúp ích rất nhiều b. Một chút c. Không giúp gì 15. Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp trong cơ quan ông/bà ?
a. Khó b. Bình thường c. Dễ
16. Ông/bà đánh giá thế nào về điều kiện vật chất và môi trường làm việc hiện tại:
a. Rất hài lòng b. Hài lòng c. Bình thường d. Không hài lòng
17. Công tác đánh giá thành tích của đơn vị ông/bà đang thực hiện như thế nào?
a. Rất tốt b. Tương đối c. Chưa tốt
18.Ông/bà có hài lòng về công tác đánh giá thành tích của nhà trường?
a.Rất hài lòng b.Hài lòng c. Chưa hài lòng
19. Phong cách người lãnh đạo ảnh hưởng như thế nào đến động lực làm việc của ông/bà?
a. Nhiều b. Một phần nào đó c. Không ảnh hưởng gì 20. Lãnh đạo của ông/bà có khuyến khích bạn tham gia vào các quyết định?
a. Có b. Không
21. Ông/bà đánh giá thế nào về phong cách lãnh đạo của cấp trên:
a. Rất hài lòng b. Hài lòng c. Bình thường d. Không hài lòng III- KHẢO SÁT MONG MUỐN CỦA NHÂN VIÊN
1. Ông/bà hãy lựa chọn một yếu tố mà ông/ bà xem là tác động nhiều nhất đến động lực làm việc của bản thân:
Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc Lựa chọn 1 Chính sách lương thưởng và phúc lợi
2 Công tác thiết kế công việc của đơn vị (Bố trí, điều động và sử dụng nguồn nhân lực)
3 Công tác đào tạo và thăng tiến 4 Công tác đánh giá thành tích 5 Điều kiện và môi trường làm việc 6 Phong cách lãnh đạo
2. Theo ông/bà làm thế nào để tạo động lực làm việc trong Nhà trường?
...
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà.
Phụ lục 02:
BẢNG TỔNG HỢP NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO
STT Khoa Tên ngành, nghề/trình độ
Sư phạm
Cao đẳng
1 Sư phạm Toán học
2 Sư phạm Vật lí
3 Sư phạm Hóa học
4 Sư phạm Sinh học
5 Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp
6 Giáo dục Thể chất
7 Sư phạm Ngữ Văn
8 Sư phạm Địa lí
9 Sư phạm Âm nhạc
10 Sư phạm Mỹ thuật
11 Sư phạm Tin học
12 Sư phạm Tiếng Anh
13 Giáo dục Tiểu học
14 Giáo dục Mầm non
15 Quản lí văn hóa
16 Công tác xã hội
17 Quản trị văn phòng
18 Tin học ứng dụng
19 Tiếng Anh
20 Công nghệ thiết bị trường học
Trung cấp
21 Thư viện
22 Văn thư hành chính
23 Vẽ thiết kế mỹ thuật có trợ giúp bằng máy tính Khoa Y
Cao đẳng
1 Điều dưỡng
2 Điều dưỡng (Đào tạo thường xuyên)
3 Hộ sinh
STT Khoa Tên ngành, nghề/trình độ
4 Dược sỹ cao đẳng
5 Y học cổ truyền
6 Điều dưỡng y học cổ truyền
7 Y sỹ đa khoa
8 Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Trung cấp
9 Điều dưỡng
10 Hộ sinh
11 Y sỹ
12 Dược sỹ trung cấp
13 Y sỹ y học cổ truyền
14 Điều dưỡng y học cổ truyền
15 Y sỹ y học dự phòng
16 Dân số y tế
17 Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
Khoa Kinh tế - Nông lâm
Cao đẳng
1 Kế toán
2 Quản trị kinh doanh
3 Hệ thống thông tin quản lý
4 Quản lý đất đai
5 Lâm sinh
6 Khoa học cây trồng
7 Chăn nuôi
Trung cấp
8 Trồng cây công nghiệp
9 Tài chính - Ngân hàng
10 Kế toán Hành chính sự nghiệp
11 Kế toán doanh nghiệp
12 Quản lý đât đai
13 Lâm sinh
14 Trồng trọt
STT Khoa Tên ngành, nghề/trình độ
15 Chăn nuôi - Thú y
16 Quản lý Tài nguyên rừng
17 Bảo vệ thực vật
18 Pháp luật
Khoa Kỹ thuật - Công nghệ
Cao đẳng
1 Công nghệ Ô tô
2 Hàn
3 Điện công nghiệp
4 Điện tử công nghiệp
5 Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)
6 May thời trang
Trung cấp
7 Công nghệ Ô tô
8 Hàn
9 Vận hành điện trong nhà máy thủy điện
10 Điện công nghiệp
11 Điện tử công nghiệp
12 Công nghệ thông tin (ưng dung phân mêm)
13 Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
14 May thời trang
15 Vận hành máy thi công nền
16 Cơ khí động lực
17 Tin học ứng dụng
18 Xây dựng dân dụng và công nghiệp
(Nguồn: Phòng Đào tạo)