CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
3.2. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
3.2.2. Tạo động lực thông qua thiết kế công việc
Thiết kế sắp xếp bố trí công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn sở trường để phát huy tối đa năng lực và sự cống hiến của nhân viên. Thiết kế công việc đa dạng tránh sự nhàm chán và tránh sự nhàn rỗi trong công việc đồng thời tận dụng tối đa nguồn nhân lực và vật lực hiện có của nhà trường.
- Nội dung giải pháp:
Thiết kế công việc là việc nhận diện các nghĩa vụ, đặc điểm năng lực và trình tự của công việc trong sự cân nhắc về công nghệ, lực lượng lao động, các đặc điểm của tổ chức và môi trường. Các thực hành liên quan đến thiết kế công việc bao gồm: luân chuyển công việc, mở rộng công việc, làm giàu công việc,…
Qua điều tra cho thấy vẫn còn tồn lại một tỷ lệ lớn nhân viên nhà trường không hài lòng về công việc của mình chiếm 10,67%. Số viên chức không hài lòng chủ yếu là các viên chức trẻ tuổi, sắp xếp sau khi sáp nhập được điều động luân chuyển đến vị trí mới chưa đúng với chuyên môn và sở trường nên không hài lòng về vị trí hiện tại, do đó không phát huy được trong công việc, công việc nhàm chán, không được ghi nhận những đóng góp, những nỗ lực và cố gắng. Do đó khi thực hiện bố trí sắp xếp công việc Nhà
trường nên xem xét về trình độ chuyên môn, năng lực, tinh thần làm việc cần thiết của mỗi vị trí để lựa chọn nhân viên phù hợp. Ngoài ra cũng cần tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên bởi chỉ bản thân nhân viên là người hiểu mình nhất, họ biết mình gặp khó khăn và mong muốn gì trong khi thực hiện công việc, nhân viên được đào tạo đúng với nguyện vọng sẽ nâng cao tính tự giác trong học tập, khuyến khích họ nỗ lực làm việc.
Áp dụng mô hình công việc của Hackman Odlham (1974) Nhà trường nên thiết kế công việc sao cho người lao động có được động lực làm việc ngay từ bên trong họ cũng nhằm tạo được sự thỏa mãn công việc nói chung và tạo được hiệu quả công việc tốt nhất. Tạo công việc mới để nhân viên có thể tham gia tạo sự thú vị cho họ. Thực tế trong thời gian đầy sáp nhập còn nhiều khó khăn nhưng Ban lãnh đạo nhà trường bước đầu đã ứng dụng mô hình này vào thực tế bằng việc Xây dựng thêm các Nhà vườn thông minh, các nhà nuôi cấy mô, mở rộng hoạt động của Trung tâm thực nghiệm và có rất nhiều công việc mới lạ mà trước đây chưa có: Tổ chức sản xuất, thi công, lắp ráp 8 nhà vườn thông minh với diện tích lên đến 1.600m2, gắn với quá trình nghiên cứu, thực nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, làm cơ sở thực hành thực tập cho HSSV và điểm tham quan cho các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh, sản xuất cho ra nhiều sản phẩm thực tế để cung ứng : rau, củ, quả sạch, tổ chức sản xuất và ứng dụng thành công máy in 3D,… tất cả những dự án, chương trình này đã tạo ra nhiều công việc mới, nhiều hoạt động mới mà nhân viên có thể phát huy năng lực chuyên môn của mình không chỉ trên giảng đường đồng thời làm cho nhiều nhân viên cảm thấy thích thú hơn với công việc.
Để tăng cường nhận thức của viên chức về trách nhiệm với công việc thì lãnh đạo nhà trường cần xây dựng những mục tiêu ngắn hạn trong trung và dài hạn, đồng thời phổ biến tới toàn thể viên chức nhà trường nắm được và
cùng nhau thực hiện mục tiêu đó. Khi đã hiểu được về sứ mạng, mục tiêu chung của Nhà trường, mỗi viên chức sẽ tự ý thức được trách nhiệm của mình từ đó định hướng hành động, định hướng mục tiêu của cá nhân mình cùng hướng với mục tiêu của tổ chức và nỗ lực phấn đấu để hoàn thành mục tiêu.
Nhà trường nên xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thực hiện công việc nhằm sắp xếp nhân sự trên cơ sở tiêu chuẩn đó để khắc phục tình trạng phòng thì người nhiều việc ít, thì việc nhiều, người ít tránh cho việc gây lãng phí về nguồn nhân lực cũng như kinh phí chi trả tiền lương cho viên chức, tránh việc chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ.
Vị trí việc làm trong nhà trường: là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân viên trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Vị trí việc làm được phân thành vị trí việc làm do một người đảm nhận, nhiều người đảm nhận và vị trí việc làm kiêm nhiệm. Xác định vị trí việc làm giúp cho việc tuyển chọn nhân sự phù hợp với từng vị trí, giúp đơn vị rà soát lại tổ chức bộ máy, đội ngũ và xác định từng vị trí trong tổ chức gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Công việc này còn giúp đơn vị tránh tình trạng định sẵn nhân sự rồi mới tạo ra công việc và tránh sự chồng chéo khi phân công, giao việc. Nhờ đó, khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực. Mặt khác, xác định vị trí việc làm giúp cho nhân viên thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức, không thể đùn đẩy, thoái thác công việc. Đồng thời xác định vị trí việc làm phục vụ hiệu quả cho hoạt động tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, quy hoạch và cải cách tiền lương hiệu quả.
Hiện nay, trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum đã hoàn thành đề án xác định vị trí việc làm đối với các phòng ban chuyên môn. Bước đầu thực
hiện theo đề án đã tạo ra những dấu hiệu tích cực trong công tác đánh giá viên chức, sử dụng và tiến hành đào tạo hợp lý và hiệu quả.