CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
2.2. THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
2.2.1. Thực trạng động lực làm việc của nhân viên trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum là một đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo. Với số lượng nhân viên là 297 người, so với các đơn vị khác trong tỉnh thì số lượng nhân viên của đơn vị là khá lớn. Làm thế nào để quản lý tốt, phát huy được hết khả năng sáng tạo và năng lực của nhân viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đó là câu hỏi không chỉ riêng Nhà trường mà còn là của bất kỳ một tổ chức, đơn vị có sử dụng lao động.
Động lực làm việc luôn biến đổi do nhu cầu thay đổi và tác động từ môi trường bên ngoài chủ thể. Việc tạo động lực mà không chú ý tới sự biến đổi động lực này thì công tác tạo động lực sẽ không đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn, kỳ vọng của người lao động; khi đó công tác tạo động lực cũng không đạt được mục tiêu làm cho nhân viên thoả mãn nhu cầu nảy sinh động lực, do đó để nhận biết được trạng thái hay mức độ của động lực tác giả tiến hành khảo sát mức độ biểu hiện của động lực.
Biểu hiện đó nhận biết thông qua hành vi của viên chức như: mức độ quan tâm đến công việc, tác phong và hiệu quả làm việc, mức độ nỗ lực và sự gắn bó với công việc.
Trong phân tích này tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát đối với 150 nhân viên được chia thành 3 nhóm (quản lý, nhân viên hành chính, nhân viên ở các Khoa chuyên môn). Như vậy đối với viên chức các phòng ban phần lớn
lý do lựa chọn công việc là phù hợp với chuyên môn và khả năng của bản thân.
a. Mức độ quan tâm, tham gia vào công việc:
Để hiểu đánh giá mức độ quan tâm, tham gia vào công việc nhân viên, tác giả đi sâu tìm hiểu và đánh giá trên các khía cạnh cụ thể sau:
Thứ nhất là lý do lựa chọn công việc:
Bảng 2.4. Lý do lựa chọn công việc hiện tại của viên chức
STT Lý do
NHÓM
Tổng Tỷ lệ Quản
lý
Nhân viên
Giáo viên
1 Yêu thích 4 5 5 14 9.3%
2 Phù hợp với năng lực
chuyên môn 20 15 33 68 45.3%
3 Có khả năng thăng tiến 8 2 2 12 8.0%
4 Môi trường làm việc tốt 5 2 5 12 8.0%
5 Không có sự lựa chọn
nào khác 4 10 2 16 10.7%
6 Thu nhập 2 9 15 26 17.3%
7 Lý do khác 1 0 1 2 1.3%
Tổng 44 43 63 150 100.0%
(Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát động lực làm việc của nhân viên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum)
Biểu đồ 2.1. Lý do lựa chọn công việc của nhân viên
(Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát động lực làm việc của nhân viên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Nhân viên ở trường lựa chọn làm việc trên cơ sở phù hợp với khả năng, chuyên môn chiếm tỷ lệ khá cao (45,3%), đây cũng là điều hợp lý, vì đối với một cơ sở đào tạo, điều kiện tiên quyết là phải đúng chuyên môn, trình độ bằng cấp phù hợp để Nhà trường tuyển chọn. Và đây cũng là lý do chiếm tỷ lệ cao đều nhau ở tất cả các nhóm. Các tổ trưởng, cán bộ quản lý ở các đơn vị hầu như có xuất phát điểm là giáo viên làm công tác giảng dạy, cho nên việc lựa chọn nghề nghiệp đều phải đạt yêu cầu phù hợp với trình độ chuyên môn.
Yếu tố thứ hai khiến nhân viên lựa chọn công việc đó là yếu tố thu nhập chiếm tỷ lệ 17,3% như vậy có thể thấy thu nhập là lý do mà họ lựa chọn công việc, bởi đây là môi trường có công việc tốt, thu nhập ổn định, so với các đơn vị sự nghiệp thì thu nhập của nhà giáo có sự chênh lệch cao hơn so với mặt bằng viên chức do có phụ cấp đứng lớp, các khoản dạy thêm, vượt giờ nên hầu hết nhân viên cho rằng thu nhập là lý do họ lựa chọn công việc.
9%
46%
8%
8%
11%
17%
1%
Yêu thích Phù hợp với năng lực chuyên môn
Có khả năng thăng tiến Môi trường làm việc tốt Không có sự lựa chọn nào khác Thu nhập
Lý do khác
Xếp thứ ba là lý do “không có sự lựa chọn nào khác” chiếm tỷ lệ 10,7%, Tác giả có phỏng vấn chuyên sâu một số nhân viên thì nhận được câu trả lời về lý do “không có lựa chọn nào khác”vì họ cho rằng ở tỉnh Kon Tum có quá ít sự lựa chọn công việc, quá ít doanh nghiệp lớn để thể hiện năng lực và trình độ chuyên môn cũng khó có thể xin được ở các đơn vị khác, hay cũng có những viên chức vì lý do truyền thống theo mong muốn của gia đình nên cho rằng họ không có sự lựa chọn nào khác, điều này ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, viên chức sẽ làm việc không tâm huyết, không cống hiến, làm việc theo tình trạng cầm chừng, thậm chí có nhiều trường hợp chán nản dẫn đến bỏ việc. Đây là nguyên nhân khiến nhân viên không có sự đam mê trong công việc, ảnh hưởng lớn tới bầu không khí làm việc chung từ đó ảnh hưởng không tốt tới kết quả thực hiện mục tiêu của Nhà trường.
Nếu xét theo nhóm, thì lý do lựa chọn công việc như sau:
Đối với nhóm quản lý: phù hợp với năng lực chuyên môn chiếm 45,56%, yếu tố thứ 2 khiến họ lựa chọn công việc là có khả năng thăng tiến chiếm 18,2%, thứ 3 họ chọn là môi trường làm việc tốt chiếm 11,4% và chỉ có 4,5% cho rằng đó là vì thu nhập. Như vậy có thể nói thăng tiến để khẳng định bản thân, xác định mình trong vị thế của tập thể, xã hội là lý do cũng là mong muốn của nhóm quản lý. Khi công việc phù hợp với trình độ chuyên môn có cơ hội thăng tiến thì nhân viên mới có thể phát huy được khả năng, sức sáng tạo và say mê với công việc, có mục tiêu để phấn đấu .
Đối với nhóm nhân viên làm công tác hành chính thì lý do họ lựa chọn công việc vì phù hợp với năng lực chuyên môn chiếm 34,9%, sau đó là vì không có sự lựa chọn nào khác chiếm tỷ lệ 23,3% trong nhóm và xếp thứ ba là thu nhập chiếm tỷ lệ 20,9%.
Đối với nhóm giáo viên thì lý do lựa chọn công việc vì phù hợp với năng lực chuyên môn chiếm 52,4%, lý do thu nhập đứng thứ hai chiếm tỷ lệ
23,8% và xếp thứ ba là do yêu thích và môi trường làm việc (chiếm tỷ lệ ngang nhau 7,9%).
b. Tác phong và hiệu quả làm việc
Bảng 2.5. Tác phong và hiệu quả làm việc của nhân viên trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá
Các nhóm
Tổng Tỉ lệ Nhóm
quản lý
Nhóm nhân
viên
Nhóm giáo viên
Đánh giá việc chấp hành giờ giấc của
nhân viên
Nghiêm túc
chấp hành 32 10 38 80 53.3%
Thỉnh thoảng 12 26 21 59 39.3%
Thường xuyên 0 7 4 11 7.3%
Rất thường
xuyên vi phạm 0 0 0 0 0.0%
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc cấp trên giao
phó (kể cả chất lượng và tiến độ)
90-100% 44 2 7 53 35.3%
80-90% 0 36 43 79 52.7%
60-80% 0 5 9 14 9.3%
Dưới 60% 0 1 4 5 3.3%
Khoảng thời gian tập trung làm việc
tại Trường (tính bình quân trong 1
ngày làm việc)
Trên 8 giờ 10 7 0 17 11.3%
6 - 7 giờ 21 11 7 39 26.0%
5 - 6 giờ 12 20 37 69 46.0%
4 - 5 giờ 1 5 19 25 16.7%
(Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát động lực làm việc của nhân viên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum)
* Về việc chấp hành giờ giấc của nhân viên:
Qua kết quả khảo sát cho thấy việc giờ giấc làm việc của nhân viên vẫn chưa đi vào nề nếp, việc vi phạm vẫn còn xảy ra, tỷ lệ chấp hành giờ giấc nghiêm túc đạt 53,3%. Việc xảy ra vi phạm thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ khá cao
39,3% và vẫn còn một số trường hợp vi phạm thường xuyên chiếm tỷ lệ 7,3%. Qua kết quả này cho thấy, việc chấp hành giờ giấc cũng chưa được nhân viên ý thức tốt, việc quản lý cũng chưa nghiêm nên vẫn xảy ra tình trạng chậm giờ. Đây cũng là điều hợp lý và giải thích được vì thời gian đầu sáp nhập, còn nhiều bất ổn, mọi việc chưa đi vào ổn định nên nhiều nhân viên còn lơ là, tâm lý chưa ổn định, một số nhân viên bất mãn dẫn đến tình trạng đi muộn về sớm trong quá trình làm việc. Hiện tượng nhân viên đầu giờ đến
“điểm danh”, sau đó đi việc riêng, ăn sáng, uống cà phê muộn giờ vẫn còn tồn tại ở một số cá nhân, các buổi họp, hội nghị một số nhân viên còn đến chậm, có trường hợp phải gọi điện yêu cầu đến họp mới có mặt, nhân viên vẫn còn nhàn rỗi và lãng phí thời gian vào việc sử dụng internet vào công việc riêng, chơi game, chat, facebook, đọc báo. Nên việc sử dụng thời gian để làm việc, học tập nâng cao trình độ chưa đạt mức cao.
Xét theo nhóm:
Nhóm quản lý chấp hành nghiêm túc nhất chiếm tỷ lệ 73% và nhóm giáo viên chiếm tỷ lệ 60,3%. Làm việc đúng giờ giấc là việc làm mà mỗi người quản lý cũng như giáo viên khi lên lớp cần thực hiện để nhân viên và HSSV noi theo. Một số trường hợp thỉnh thoảng còn vi phạm ở nhóm quản lý 27% rơi vào một số tổ trưởng có công việc ít, nhân viên cấp dưới ít nên đôi khi còn chưa nghiêm túc. Giáo viên thỉnh thoảng vi phạm không phải khi lên lớp mà thỉnh thoảng vi phạm giờ giấc trong các buổi họp đơn vị hoặc các hoạt động chung của Nhà trường.
Nhóm nhân viên làm hành chính và phòng ban có tỷ lệ thỉnh thoảng vi phạm chiếm tỷ lệ cao nhất 60,47%. Dù chỉ là thỉnh thoảng chưa chấp hành đúng giờ giấc nhưng đây có thể nói là biểu hiện không có động lực làm việc của nhân viên, dẫn đến trình trạng ì ạch và chậm trễ trong công việc, chưa có động lực làm nhân viên hăng say với công việc và quản lý chưa thực sự hiệu
quả. Lý do thỉnh thoảng vi phạm giờ giấc ở nhóm nhân viên hành chính là vì mới thời gian đầu sáp nhập, mọi người trong cùng đơn vị thường nể nang nhau, ngại va chạm nên không nhắc nhở.
* Về mức độ hoàn thành công việc cấp trên giao phó (kể cả chất lượng và tiến độ):
Biểu đồ 2.2. Mức độ hoàn thành công việc của nhân viên trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
(Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát động lực làm việc của nhân viên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Qua biểu đồ 2.2. cho thấy:
Kết quả chiếm tỷ lệ cao nhất trong cuộc khảo sát là tỷ lệ hoàn thành công việc đạt mức 80-90% hầu hết tập trung ở nhân viên phòng ban và các giáo viên có khối lượng giảng dạy nhiều ở một số Khoa chuyên môn có nhiều sinh viên như Khoa Y và Khoa Sư phạm.
Tỷ lệ hoàn thành công việc cấp trên giao phó (kể cả chất lượng và tiến độ) ở mức 90- 100% chiếm tỷ lệ 35,3% tỷ lệ này tập trung hầu hết ở nhóm cán bộ quản lý là Trưởng phó các đơn vị và các tổ trưởng.
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
90-100% 80-90% 60-80% Dưới 60%
Tỷ lệ hoàn thành công việc cấp trên giao phó đạt mức 60-80% chiếm tỉ lệ 9,3% tập trung vào hầu hết các giáo viên có khối lượng tiêu chuẩn không đạt. Và vẫn còn 3,3% nhân viên có mức độ hoàn thành công việc dưới 60% là vì nhân viên đã có khối lượng không đạt chuẩn nhưng vẫn không có thái độ tích cực hay không có sự tham gia vào các hoạt động của nhà Trường.
Kết quả này cho thấy nhân viên chưa thực sự nỗ lực tối đa với các nhiệm vụ cấp trên giao phó để đạt kết quả cao nhất trong công việc.
*. Về thời gian làm việc:
Biểu đồ 2.3. Đánh giá về thời gian làm việc trung bình/ngày của nhân viên (Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát động lực làm việc của nhân viên tại Trường
Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Qua biểu đồ cho thấy phần lớn nhân viên chỉ làm việc khoảng từ 5-6 giờ làm việc/ ngày chiếm tỷ lệ 46%. Nhân viên làm việc từ trên 8 giờ chiếm 11,3% chủ yếu tập trung vào nhóm quản lý.
Nhân viên làm việc từ 5-6 giờ/ ngày tập trung vào nhóm giáo viên, thời gian lên lớp không nhiều, ngoài thời gian làm việc ở trên lớp thì giáo viên về nhà làm các công tác khác (soạn bài, chấm bài).
11,3%
26%
46%
16,7%
Trên 8 giờ 6 - 7 giờ 5 - 6 giờ 4 - 5 giờ
Nhân viên làm việc 4-5 giờ/ ngày chiếm tỷ lệ 16,7% chủ yếu tập trung vào nhóm giáo viên có khối lượng giảng dạy ít, và cũng không dành nhiều thời gian ở trường để nghiên cứu khoa học, tham khảo tài liệu hoặc làm các công việc kiêm nhiệm khác.
Thời gian tập trung làm việc ít sẽ không phát huy tối đa năng lực của nhân viên, không tận dụng được thời gian rảnh rỗi để mang lại hiệu quả nhanh nhất. Đây là biểu hiện của sự chán nản, chưa phát huy hết năng lực để làm việc, nghiên cứu và tập trung nâng cao chuyên môn. Công việc chưa thực sự làm cho nhân viên đam mê và chưa đủ lớn để nhân viên đặt hết thời gian trọn vẹn cho nghề mà họ đã chọn.
c. Mức độ nỗ lực và sự gắn bó đối với công việc
Bảng 2.6. Mức độ thể hiện sự nỗ lực và sự gắn bó đối với công việc
Câu hỏi khảo sát Mức độ đánh giá
Các nhóm
Tổng Tỉ lệ Nhóm
quản lý
Nhóm nhân
viên
Nhóm giáo viên
“ Trong công việc nếu gặp phải khó khăn, áp lựctrong công việc ông bà có nỗ lực giải quyết hay không?”
Sẵn sàng 31 12 22 65 43.3%
Do dự 13 21 33 67 44.7%
Từ chối 0 10 8 18 12.0%
“Ông/bà có muốn chuyển sang làm một công việc khác, tổ chức khác không?”
Có 0 6 4 10 6.6%
Không 31 17 28 76 50.7%
Không
biết 13 20 31 64 42.7%
(Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát động lực làm việc của nhân viên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Thông qua phiếu khảo sát với câu hỏi “Trong công việc nếu gặp phải khó khăn ông bà có nỗ lực giải quyết hay không” kết quả thu được như sau: sẵn
sàng (43,3%), do dự (44,7%), từ chối (12%). Tỷ lệ nhân viên sẵn sàng nhận nhiệm vụ và nỗ lực giải quyết những khó khăn trong công việc không cao tập trung chủ yếu ở nhóm quản lý và phần lớn ở nhóm giáo viên còn khối lượng giảng dạy nhiều, tâm huyết với nghề; trong khi đó tỷ lệ nhân viên do dự không giải quyết công việc khá cao 44,7%. Lý giải cho hiện tượng trên có thể là do nhân không tự tin vào khả năng, năng lực của bản thân; nhân viên không đảm bảo khối lượng giảng dạy, không gắn bó, tâm huyết với đơn vị, tâm lý ngại thay đổi hay tâm lý so sánh giữa công sức bỏ ra để giải quyết công việc với giá trị nhận được không tương xứng, tâm lý so sánh lợi ích của việc làm ngoài và công việc chính. Tâm lý do dự hay từ chối giải quyết các khó khăn trong công việc của nhân viên sẽ tạo ra những phản ứng xấu đối với đồng nghiệp, ảnh hưởng xấu tới tập thể. Đó cũng là những nguyên nhân làm triệt tiêu động lực làm việc của nhân viên, làm ảnh hưởng tới mục tiêu chung của Nhà trường.
Mức độ nỗ lực trong công việc của viên chức đòi hỏi nhân viên không ngừng học tập nâng cao trình độ, trau dồi kinh nghiệm, chuyên môn. Hoạt động học tập, nâng cao trình độ giúp viên chức tự hoàn thiện và phát triển;
khẳng định vai trò của mình trong Nhà trường, thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ của nhà Trường trong những năm tới.
Mức độ gắn bó với đơn vị cũng là tiêu chí đánh giá động lực làm việc đó là sự gắn bó của nhân viên với tổ chức mình. Đối với Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, tác giả cũng có khảo sát về sự gắn kết của nhân viên đối với nhà trường bằng câu hỏi “Ông/bà có muốn chuyển sang làm một công việc khác, tổ chức khác không?”, kết quả có 50,7% nhân viên trả lời là
“không”, 42,7% nhân viên trả lời “ không biết” tỷ lệ này cho thấy mức độ gắn kết với đơn vị và muốn làm việc với đơn vị chưa cao. 6,6 % viên chức trả lời là có và nếu có cơ hội thuận lợi sẽ chuyển sang đơn vị khác. Tỷ lệ viên chức có mong muốn chuyển sang tổ chức khác tuy là thấp song điều này cũng phản
ánh thực trạng động lực làm việc tại Nhà trường chưa cao, chưa có những chính sách hợp lý, hấp dẫn thu hút và giữ chân nhân viên. Nhiệm vụ đặt ra cho Nhà trường là cần có những tác động, cách thức quản lý, đánh giá hay các biện pháp hỗ trợ giúp nhân viên gắn bó hơn với đơn vị. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì rất dễ xảy ra tình trạng chảy máu chất xám, những cá nhân có trình độ cao và năng lực tốt họ sẵn sàng rời bỏ nhà Trường nếu như họ không thỏa mãn được mục tiêu của mình.