CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum dựa trên các căn cứ sau:
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI: “về đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
Khoản 4, Điều 10 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 của Quốc hội cũng chỉ ra yêu cầu "Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân". [4, tr.4]
Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015- 2020; Kế hoạch số 2288/KH-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Kon Tum thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09-6-2014 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình số 67-CTr/TU ngày 29-4- 2014 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11- 2013 của BCH TƯ Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Sắp xếp, tổ chức lại các trường chuyên nghiệp của tỉnh gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo một cách hiệu quả. Khắc phục sự lãng phí ngân sách nhà nước, lãng phí công sức và kinh phí của người học. Tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Gắn việc đào tạo với sử dụng nhân lực sau khi đào tạo, huy động các đơn vị sử dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực.
Để thực hiện tốt các chủ Trương Nhà nước và của Tình giao. Nhà trường đã đầu hoàn thiện, ổn định tổ chức cần phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Nhà nước và tỉnh Kon Tum giao.
3.1.2. Mục tiêu, định hướng của Nhà trường
-Mục tiêu chung: Đào tạo nguồn nhân lực theo 3 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động.
Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo; hợp tác, liên kết tổ chức đào tạo; tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Các định hướng cụ thể:
+ Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức; mở rộng ngành, nghề đào tạo; tăng cường năng lực của đội ngũ CBQL, GV; biên soạn và hoàn thiện chương trình, giáo trình cho các ngành, nghề; đảm bảo cơ sở vật chất đủ điều kiện trang bị cho người học năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo,
có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh nhà, khu vực.
+ Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và chuyển giao công nghệ cho các địa phương, doanh nghiệp và theo đặt hàng của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Khoa học & Công nghệ.
+ Thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho vùng tam giác phát triển CLV đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn. Theo Đề án Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển khai từ năm 2019 đến 2023, Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum sẽ đào tạo lưu học sinh đến năm 2023 lên đến 960 học sinh, vì cần khoảng 48 giáo viên, giảng viên để thực hiện nhiệm vụ đào tạo cho lưu học sinh vùng tam giác phát triển CLV.
+ Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội :
Trên cơ sở phát huy trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất hiện có, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, thực nghiệm Nhà trường chủ động và nâng cao các hoạt động cung ứng dịch vụ công đáp ứng nhu cầu xã hội như: chuyển giao công nghệ quy trình tổ chức sản xuất và thi công nhà vườn thông minh giá rẻ và cung ứng các loại dược liệu cho các công ty dược;
tổ chức sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
3.1.3. Đánh giá thực trạng công tác động lực của Nhà trường
Qua đánh giá và phân tích cụ thể ở chương 2 cho thấy công tác tạo động lực của trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum chưa thực sự được quan tâm, các hoạt động tạo động lực cho nhân viên đều thực hiện dựa trên những văn bản quy định chung, chưa có tính thúc đẩy mạnh. Cụ thể:
Chính sách tiền lương, thưởng và phúc lợi đạt mức tối thiểu mà đối với
một đơn vị hành chính sự nghiệp cần có. Mức lương chỉ dựa trên hệ số theo quy định của Nhà nước, chưa có khoản thu nhập nào khác. Chính sách thưởng và phúc lợi cũng theo quy định.
Công tác thiết kế và bố trí công việc đã được nhà Trường quan tâm đúng mức trong thời gian đầu sáp nhập để phân chia và điều phối công việc, cân bằng nhân lực giữa các đơn vị trong nhà trường. Đây là hoạt động có chủ đích của Ban lãnh đạo nhà trường để phát huy tối đa năng lực, sở trường của nhân viên và khuyến khích động viên nhân viên khi bước vào một môi trường mới sau sáp nhập. Hoạt động này cũng đã có phần nào hiệu quả làm nhân viên tương đối hài lòng. Tuy nhiên do chưa nắm hết được đặc điểm năng lực của mỗi nhân viên ở các đơn vị khác nhau nên việc bố trí công việc vẫn còn chưa hoàn thiện. Gây nên sự chán nản ở một số ít cá nhân. Hoạt động này vẫn đang được nhà trường theo dõi và điều chỉnh thường xuyên.
Công tác đào tạo thăng tiến cũng ít được nhà trường quan tâm, các hoạt động nếu có cũng là các khóa đào tạo do cấp trên tổ chức hoặc các đơn vị khác mời. Do điều kiện khách quan mới đi vào hoạt động, trình độ của nhân viên cũng tương đối ổn định, nên nhà trường chưa thực sự tập trung vào hoạt động này.
Công tác đánh giá thành tích dựa trên quy định cụ thể của nhà nước, chưa có những tiêu chí cụ thể sát thực với đặc điểm công việc của mỗi nhóm, mỗi đơn vị nên hoạt động đánh giá thành tích chưa thực sự khách quan và làm cho nhân viên cảm thấy không hài lòng. Do vậy, Nhà trường cần tập trung xây dựng các tiêu chí đánh giá thành tích cụ thể để kết quả đánh giả mang tính chủ quan nhất.
Môi trường làm việc là yếu tố tạo động lực không kém phần quan trọng. Đặc biệt trong môi trường giáo dục, môi trường làm việc ảnh hưởng nhiều đến động lực làm việc của mỗi cá nhân. Đó không chỉ là môi trường vật
chất và môi trường làm việc, môi trường sinh hoạt. Đây là nhân tố tác động nhiều đến hiệu quả công việc, đặc biệt là trong hoạt động giảng dạy, nó sẽ mang lại chất lượng giảng dạy khi giáo viên lên lớp.
Xét về môi trường vật chất tuy khá đầy đủ và đảm bảo, tuy nhiên hầu như các cơ sở vật chất, trang thiết bị đã cũ và xuống cấp, môi trường làm việc chưa thực sự gắn kết và không khí giảng dạy chưa được tích cực. Để khắc phục điều này Nhà trường cần có những giải pháp cụ thể để thay đổi môi trường làm việc, tạo không khí mới, tinh thần mới để nhân viên làm việc tốt hơn.
Phong cách lãnh đạo là nhân tố không tác động nhiều trực tiếp đến nhân viên nhưng nó là yếu tố gián tiếp làm nhân viên có động lực làm việc tích cực hơn thông qua phong thái, cách lãnh đạo và tinh thần làm việc. Một người lãnh đạo tích cực, hòa đồng và nhanh nhẹn thì nhân viên đó sẽ bị ảnh hưởng theo. Hiện tại qua khảo sát nhân viên cho thấy phong cách lãnh đạo nhà trường không phải là phong cách độc đoán, lãnh đạo nhà trường đã có sự quan tâm đến nhân viên nhưng chưa thực sự tác động mạnh và tạo động lực cho nhân viên. Do đó lãnh đạo nhà trường cũng cần có những nghệ thuật quản lý cụ thể để nâng cao vị thế, vai trò của người lãnh đạo cũng như phát huy năng lực của nhân viên tốt nhất.
Đối với nhà trường khi mới sáp nhập có nhiều hoạt động còn mới mẻ, thực tế gặp nhiều khó khăn do vậy nhà trường cần quan tâm đến công tác tạo động lực để tránh tình trạng chán nản, không yêu nghề ở nhân viên. Để làm được điều đó, không thể tập trung vào một vài giải pháp cụ thể nào mà cần phải cân bằng giữa nhiều giải pháp, phát huy tối đa hiệu quả của các công cụ tạo động lực đã nêu, tuy nhiên mỗi công cụ giải pháp cần áp dụng đối với nhóm đối tượng khác nhau. Cụ thể điều này sẽ được tác giả đề xuất thông qua các giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên trường cao đẳng cộng đồng Kon Tum.