Cho vay cá nhân kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ngãi (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Cho vay cá nhân kinh doanh

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một số tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả vốn gốc và lãi.

Đối với một khoản vay kinh doanh, đối tƣợng cho vay có thể bao gồm nhu cầu phát sinh trong các giai đoạn của một chu kỳ hoạt động: giai đoạn mua vào là nhu cầu thanh toán tiền vật tƣ hàng hóa, thuế nhập khẩu và các chi phí vận chuyển đi kèm, giai đoạn sản xuất có các chi phí tiền công, tiền lương, chi phí sản xuất bằng tiền, giai đoạn tiêu thụ là các chi phí bao bì đóng gói, chi phí bán hàng, chi phí tiêu thụ bằng tiền khác, giai đoạn thu tiền là giá trị các khoản nợ phải thu chƣa đến hạn thanh toán...

Nhƣ vậy có thể khái quát rằng “Cho vay CNKD là cho các khách hàng cá nhân, chủ hộ gia đình, doanh nghiệp tƣ nhân vay để thực hiện hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả vốn gốc và lãi.”

b. Đặc điểm cho vay cá nhân kinh doanh - Mục đích và thời hạn vay vốn:

Thường là các khoản vay ngắn hạn được sử dụng để bổ sung vốn kinh doanh như mua hàng hóa dự trữ, bổ sung vốn lưu động,... khá tương đồng với cho vay doanh nghiệp.

- Quy mô :

Do đặc điểm về tổ chức đơn giản, phạm vi thị trường nhỏ, và khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn cũng hạn chế nên các khoản vay của CNKD cũng có quy mô vừa và nhỏ.

- Lãi suất cho vay :

Cho vay CNKD thường có lãi suất cao hơn so với cho vay doanh nghiệp và thấp hơn so với cho vay cá nhân tiêu dùng. Do quy mô dƣ nợ nhỏ, chi phí cho vay trên một đơn vị dƣ nợ lớn hơn, các ngân hàng khó khai thác lợi thế về quy mô để tiết kiệm chi phí so với cho vay doanh nghiệp. So với cho vay tiêu dùng, thường cho vay CNKD sẽ có thời hạn ngắn nên chi phí về vốn vay sẽ thấp hơn dẫn đến lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay tiêu dùng.

- Về rủi ro trong cho vay :

Các hồ sơ, giấy tờ sổ sách của CNKD thường không đầy đủ, thiếu tính hệ thống và chuẩn xác, làm gia tăng tình trạng thông tin bất đối xứng, có thể gây khó khăn cho công tác thẩm định, kiểm tra sau cho vay, dẫn dến tình trạng rủi ro.

Tuy nhiên, do đặc điểm ngành nghề đa dạng của cá nhân kinh doanh, đồng thời quy mô dƣ nợ nhỏ, nên việc cho vay cá nhân kinh doanh có thể là phương án để đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng cho các NHTM.

c. Phân loại cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM

Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân biệt cho vay cá nhân kinh doanh thành nhiều loại, phục vụ cho các mục đích trong quản trị hoạt động cho vay nhƣ sau:

 Căn cứ vào thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: bao gồm những khoản vay có thời gian đến 12 tháng. Mục đích chủ yếu của các khoản vay này thường là tài trợ vốn lưu động thiếu hụt theo thời vụ cho CNKD.

- Cho vay trung hạn: bao gồm những khoản vay có thời hạn sử dụng tín dụng trên 12 tháng cho đến 60 tháng. Những khoản vay này chủ yếu đƣợc sử dụng để đầu tƣ mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.

- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn lớn hơn 5 năm đƣợc sử dụng để cấp vốn cho đầu tƣ xây dựng cơ bản, đầu tƣ xây dựng các nhà máy mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống, bến cảng, sân bay…). Loại cho vay này thường có mức độ rủi ro lớn do khó lường trước đƣợc những biến động có thể xảy ra.

 Căn cứ vào mục đích cho vay

- Cho vay bổ sung vốn lưu động : phục vụ cho CNKD tạo lập các tài sản ngắn hạn nhƣ mua nguyên vật liệu, hàng tồn kho, thanh toán chi phí nhân công ...

- Cho vay vốn cố định : phục vụ cho CNKD đầu tƣ vào các tài sản cố định nhƣ máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất ...

 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

- Tín dụng có bảo đảm: cho vay dựa trên cơ sở của các biện pháp đảm bảo đƣợc pháp luật quy định trong bộ luật dân sự nhƣ cầm cố, thế chấp,bảo lãnh, tín chấp,..Hầu hết các CNKD vay mới, ít quan hệ đều phải áp dụng đảm bảo mới đƣợc ngân hàng cho vay. Quy định này nhằm hình thành nguồn trả nợ bổ sung trong trường hợp nguồn trả nợ đầu tiên không thực hiện được,

- Tín dụng không có bảo đảm (tín chấp): là cho vay chỉ dựa trên uy tín của chính người được vay vốn, hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ từ dòng tiền của phương án/dự án vay, không cần phải có các biện pháp đảm bảo tiền vay đi kèm. Các ngân hàng thương mại có quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn khách hàng để cấp tín dụng không có đảm bảo.

Thông thường chỉ có những khách hàng vay có uy tín cao, quan hệ lâu dài, thường xuyên với ngân hàng, phương án vay có hiệu quả kinh tế, dòng tiền trả nợ rõ ràng, chắc chắn, ngoài ra còn phải cam kết thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi tổ chức tín dụng yêu cầu mới đƣợc ngân hàng chấp nhận cho vay không bảo đảm.

 Căn cứ vào phương thức cho vay:

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn CNKD và ngân hàng thực hiện các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: ngân hàng và CNKD xác định, thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cho vay theo dự án đầu tƣ: ngân hàng cho CNKD vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tƣ phục vụ đời sống.

d. Vai trò cho vay cá nhân kinh doanh

Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì hoạt động kinh doanh đƣợc liên tục góp phần đầu tƣ phát triển kinh tế. Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai và các nguồn lực khác, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho cá nhân kinh doanh.

Tạo điều kiện cho CNKD tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng bước điều tiết hoạt động kinh doanh phù hợp với tín hiệu của thị trường.

Góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất kinh doanh: bằng cách tập trung vốn vào kinh doanh giúp người vay có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, làm cho việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế đồng thời ngân hàng cũng đảm bảo hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng. Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, ngân hàng quan tâm đến nguồn vốn đã huy động đƣợc để cho CNKD vay. Vì vậy ngân hàng sẽ thúc đẩy các CNKD sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm vốn cho sản xuất và lưu thông. Trên cơ sở đó các CNKD phải biết tập trung vốn như thế nào để hoạt động kinh doanh góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn.

Tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, giải quyết việc làm cho người lao động: trong điều kiện hiện nay, bên cạnh việc thúc đẩy sử chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa chúng ta cũng phải quan tâm đến ngành nghề truyền thống có khả năng hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phát huy làng nghề truyền thống cũng chính là phát huy đƣợc nội lực kinh tế và tín dụng ngân hàng sẽ là công cụ tài trợ cho các ngành nghề mới thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ngãi (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)