Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ngãi (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù chi nhánh đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong hoạt động cho vay CNKD nhƣng trong quá trình hoạt động vẫn bộc lộ nhiều hạn chế

- Quy mô tín dụng còn nhỏ, dư nợ tăng trưởng qua các năm tuy nhiên thị phần cho vay CNKD chƣa chiếm tỷ trọng lớn, còn thấp so với một số ngân hàng TMCP khác. Đây là mặt chƣa tốt trong hoạt động mở rộng chiếm lĩnh thị trường, khách hàng có dư nợ lớn vẫn tập trung ở các ngân hàng khác.

- Chi nhánh chƣa khai thác triệt để các khách hàng đã đƣợc cấp hạn mức.

Vẫn còn tình trạng khách hàng đƣợc đánh giá tốt đã cấp hạn mức lớn, giới hạn hạn mức tín dụng với giá trị thẩm định TSBĐ dẫn đến dƣ nợ bình quân trên khách hàng còn thấp. Điều này gây lãng phí nguồn lực khi tiếp cận, đánh giá và duy trì hạn mức đã cấp cho khách hàng.

- Chất lƣợng dịch vụ cho vay chỉ mới đạt đƣợc mức độ trung bình và một số yếu tố không đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng. Thời gian giải quyết một khoản vay từ lúc tiếp xúc cho đến khi giải ngân còn khá dài (4-6) ngày. Trong khi đó các ngân hàng khác đang ra sức cạnh tranh, đưa ra các dịch vụ tương

tự với chất lƣợng cao và tốc độ nhanh thì MB vẫn chƣa thay đổi nhiều dẫn tới lợi thế cạnh tranh có phần kém hơn.

- Nợ xấu chƣa phải ở mức cao, tuy nhiên số tuyệt đối tăng theo dƣ nợ cho vay CNKD, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng đặc biệt là nợ nhóm 5 cao nhất trong 3 nhóm nợ xấu, thể hiện việc kiểm soát rủi ro chƣa chặt chẽ tại chi nhánh. Cùng với số dƣ nợ xấu cao, để đảm bảo cân đối vốn trong hoạt động tín dụng, ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng rủi ro, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận của ngân hàng.

- Hoạt động cho vay CNKD không những khó khăn về công tác thẩm định trước khi vay mà khâu giám sát sử dụng vốn vay cũng rất quan trọng, CV QHKH phải theo dõi CNKD sử dụng vốn có đúng mục đích không, trong sản xuất kinh doanh có gặp khó khăn không, tƣ vấn cho CNKD để tháo gỡ khó khăn. Tại MB Quảng Ngãi, công tác này vẫn chƣa đƣợc chú trọng dẫn đến khách hàng chƣa hài lòng.

b. Nguyên nhân

Xuất phát từ chính ngân hàng

- MB Quảng Ngãi chƣa xây dựng chính sách khách hàng mục tiêu. Mạng lưới giao dịch còn mỏng, đa phần khách hàng tập trung ở khu vực thành phố, chƣa mở rộng đến các thị trấn xung quanh.

- Hoạt động Marketing của chi nhánh chƣa thật sự phát huy hết hiệu quả tạo dựng thương hiệu, các kênh quảng cáo chưa đa đạng, phần lớn khách hàng thuộc khối Quân đội hoặc những người có quan hệ lâu dài với MB.

- Đội ngũ CV QHKH trẻ, mặc dù có chuyên môn kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp tín dụng tuy nhiên thiếu kiến thức liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường, biến động của giá cả của chính khách hàng vì thế chưa tƣ vấn cũng nhƣ kiểm soát hết rủi ro xảy ra.

- Quy trình cho vay chặt chẽ, hồ sơ luân chuyển qua tất cả các phòng nên

thời gian xử lý các giai đoạn khá lâu. Nhiều khách hàng chƣa nắm bắt đƣợc quy định, thông tin về thủ tục, giấy tờ cần thiết khi đi vay vốn nên thường mất nhiều thời gian, công sức đi lại, dẫn đến tâm lý ngại vay vốn với ngân hàng.

- Chính sách lãi suất chƣa thật sự cạnh tranh so với các tổ chức tín dụng khác. Áp dụng lãi suất cho vay theo thông tƣ 39/TT-NHNN chƣa linh hoạt đối với từng đối tƣợng khách hàng, từng mức lãi suất và lãi suất ƣu đãi dành cho khách hàng có tài chính minh bạch.

- Tại MB Quảng Ngãi chƣa tận dụng triệt để gia tăng lợi ích khách hàng và bán chéo sản phẩm, tạo thêm lợi nhuận cho ngân hàng.

- Tại chi nhánh chƣa thành lập tổ xử lý thu hồi nợ chính thức, phần lớn các CV QHKH là người trực tiếp đôn đốc khách hàng trả nợ. Với khối lượng công việc nhiều, nên thời gian cho công tác thu hồi nợ xấu có phần hạn chế, dẫn đến nợ xấu có xu hướng tăng tại chi nhánh.

Xuất phát từ chính khách hàng

CNKD có trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, trình độ quản trị, tính liên kết còn yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế còn thấp.

Bên cạnh đó, CNKD cũng đang bị hạn chế quyền kinh doanh, chỉ đƣợc đăng ký tại một địa điểm, hoạt động trong phạm vi quận, huyện, không mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không đƣợc mua nguyên liệu từ khu vực khác.

CNKD cũng không đƣợc quyền kinh doanh trong một số ngành nghề mà chỉ doanh nghiệp mới đƣợc làm, cũng nhƣ không đƣợc mở rộng quy mô qua lao động. Đặc biệt, các CNKD khó tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng … chủ yếu là vay hoặc từ chính thành viên tham gia hộ.

Điều đáng nói, dù có những hạn chế hơn so với doanh nghiệp nhƣng cá nhân kinh doanh vẫn chọn mô hình này thay vì doanh nghiệp, bởi vì CNKD vẫn có những lợi thế nhất định so với doanh nghiệp.

Hơn nữa CNKD chủ yếu sử dụng lao động của cá nhân và của những thành viên trong hộ gia đình, chỉ cần vài biến động trong gia đình nhƣ bất hòa, mâu thuẫn, ly hôn sẽ gây ra những xáo trộn lớn, khó mà kiểm soát đƣợc.

Những nguyên nhân chủ yếu này làm tăng thêm rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

CNKD không có tài sản lớn, TSBĐ chủ yếu là Quyền sử dụng đất, việc định giá Quyền sử dụng đất có nhiều khó khăn đối với đất nông nghiệp hoặc đất thổ cƣ có giá biến động, từ đó mức cho vay của ngân hàng hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng.

Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan khác

Có rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng khác đang cạnh tranh với ngân hàng bằng rất nhiều sản phẩm ƣu đãi cũng nhƣ hình thức phục vụ rất tốt.

Không những thế hoạt động SXKD của CNKD chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài như thiên tai, các chính sách nhà nước, các nhân tố thuộc riêng từng ngành SXKD nhƣ dịch bệnh hoặc sự ra đời của một sản phẩm mới, công nghệ mới…, mà nguồn trả nợ chính là lợi nhuận từ hoạt động SXKD của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu khái quát về ngân hàng TMCP Quân đội-Chi nhánh Quảng Ngãi và đã đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh cùng với việc đi sau phân tích thực trạng cho vay CNKD tại chi nhánh giai đoạn 2015 - 2017 dựa trên nền tảng những cơ sở lý luận đã đưa từ chương 1. Qua phân tích thực trạng trên có thể thấy hoạt động cho vay CNKD tại chi nhánh có nhiều khởi sắc về mặt tăng trưởng dư nợ, số lượng khách hàng cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế và thiếu sót có ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay CNKD cũng như hoạt động chung của chi nhánh. Xuất phát từ những tồn tại đó, chương 3 sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục thiếu sót đó để góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay CNKD tại MB Quảng Ngãi trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI -

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ngãi (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)