Đặc điểm cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay bảo đảm không bằng tài sản đối với cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quế sơn quảng nam (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN

1.1 CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN CỦA NHTM

1.1.2 Đặc điểm cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản

a. Khái niệm

Cho vay cá nhân kinh doanh:

Theo điều 2, thông tƣ 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN Việt Nam, khái niệm cho vay đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích x c định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

Nhƣ vậy, cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích kinh doanh trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Cho vay cá nhân kinh doanh bảo đảm không bằng tài sản:

Cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản là hoạt động cho vay CNKD mà ngân hàng quyết định cho vay dựa trên lịch sử tín dụng của CNKD, mức độ uy tín, năng lực tài chính, mục đích sử dụng vốn vay, tính khả thi, khả năng thực hiện của phương án, dự án, nguồn trả nợ dự phòng cùng với triển vọng tài chính của CNKD mà không cần phải có thế chấp hoặc cầm cố tài sản của mình hoặc của bên thứ ba cho NH.

b. Cơ sở pháp lý:

Nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân, cƣ dân ở nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính

116/2018/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP. Trong đó, TCTD đƣợc xem xét cho KH vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật. Cụ thể cơ chế cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đƣợc quy định nhƣ sau:

Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại đƣợc tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo các mức nhƣ sau:

a) Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cƣ trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

b) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cƣ trú tại địa bàn nông thôn;

c) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tƣ cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;

d) Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh;

đ) Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp;

e) Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp;

g) Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

h) Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ.

c. Đặc điểm cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản:

Cho vay CNKD bảo đảm không bằng TS có những đặc điểm cơ bản sau:

- Đối tƣợng cho vay: Tất cả các CNKD có nhu cầu vay vốn, nhƣng thường là những CNKD đã hoạt động kinh doanh ổn định trong nhiều năm, có uy tín, thu nhập ổn định, lịch sử tín dụng tốt, không có nợ quá hạn ở bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

- Các khoản vay CNKD bảo đảm không bằng TS thường có rủi ro cao:

Vì hình thức cho vay này không có tài sản thế chấp, cầm cố, hay bảo lãnh của người khác, tính chất ràng buộc kém, dẫn đến tinh thần trách nhiệm, ý thức trả nợ vay của khách hàng không cao. Khi có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của CNKD sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trả nợ của khách hàng.

- Cho vay CNKD thường có quy mô không lớn: Những khoản vay đối với CNKD thường là những khoản vay nhỏ, thời hạn vay không dài, đa số mục đích vay là tiêu dùng, kinh doanh quy mô nhỏ, thời vụ hoặc tạp hóa, ăn uống… Hơn nữa, cho vay CNKD không bảo đảm bằng tài sản có độ rủi ro cao nên các NH sẽ hạn chế số tiền, hạn mức cho vay.

- Địa bàn cho vay CNKD có độ phân tán rộng, số lƣợng lớn: Do sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của con người ngày càng cao, số lượng khách hàng CNKD tăng cao nhƣng lại phân bố rải rác ở khắp mọi nơi, từ thành phố cho đến nông thôn, các khu kinh tế mới, khu dân cƣ, do vậy, địa bàn cho vay CNKD có độ phân tán rộng.

- Nguồn trả nợ đƣợc tổng hợp từ nhiều khoản thu nhập khác nhau: Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, chủ yếu là quy mô nhỏ, đầu tƣ vào các mô hình, buôn bán nhỏ, sử dụng vào các mục đích cho cá nhân, hộ gia đình nên nguồn thu nhập, trả nợ của khách hàng cũng từ các khoản khác nhau, thường là từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán, hoặc từ tiền lương, tiền công, thu nhập khác…từ các thành viên trong gia đình.

- Quy trình vay vốn: vì đây là hình thức cho vay bảo đảm không bằng tài sản nên đã giảm thiểu quy trình, hồ sơ thế chấp tài sản. Vì thế, hồ sơ cho vay, thủ tục giải ngân cũng đơn giản và nhanh chóng hơn.

- Lãi suất cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản thường cao: Các khoản vay này có số lƣợng nhiều nhƣng quy mô nhỏ nên chi phí cho vay cao, đồng thời rủi ro của hoạt động cho vay này rất cao nên các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất cao hơn các hình thức vay khác và thường được ấn định tại một mức nhất định.

- Thông tin của CNKD thường không đầy đủ và mức độ tin cậy của nguồn thông tin không cao: Thẩm định khách hàng cá nhân đòi hỏi việc thu thập, tìm kiếm thông tin về phải đầy đủ, chính xác nhằm hạn chế rủi ro khi cho vay. Thông tin cung cấp chủ yếu dựa vào hàng xóm và những người tiếp xúc nhiều với khách hàng. Tuy nhiên, những thông tin này thường không có giá trị cao, còn dựa theo mối quan hệ, tính trung thực của người cung cấp.

CNKD không có sự chuyên môn hóa rõ ràng, quản lý chƣa chặt chẽ nên tình hình tài chính khó nắm bắt. Ngoài nguồn thu chính từ HĐKD, trồng trọt, chăn nuôi, nguồn trả nợ còn đến từ tiền cho thuê nhà, thuê xe, hoặc thu nhập khác…Các nguồn trả nợ này không mang tính ổn định cao và khó kiểm soát.

- Việc kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay gặp khó khăn:

đa số khách hàng CNKD phân tán rải rác trên địa bàn quản lý, có những khu vực cách xa địa điểm giao dịch, điều kiện giao thông không thuận lợi nên trong quá trình cho vay, CBTD sẽ gặp nhiều khó khăn về thời gian, khoảng cách địa lý từ ngân hàng đến khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, ảnh hưởng đến việc kiểm tra, kiểm soát khoản vay.

Tóm lại, những điểm chính của cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản khác biệt so với cho vay CNKD có TSBĐ cụ thể là:

+ CNKD có nhu cầu vay vốn không cần phải có thế chấp hoặc cầm cố tài sản của mình hoặc của bên thứ ba cho NH, quy trình cho vay đơn giản và nhanh chóng.

+ Khoản vay CNKD không có TSBĐ thường có quy mô nhỏ với giá trị khoản vay không lớn nhƣng số lƣợng lại nhiều, phân tán rộng hơn hoạt động cho vay có TSBĐ.

+ Khoản vay không có TSBĐ có chi phí cao và mức độ rủi ro cao hơn và do đó lãi suất cho vay cũng thường cao hơn so với cho vay có TSBĐ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay bảo đảm không bằng tài sản đối với cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quế sơn quảng nam (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)