CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH
2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc:
- Agribank chi nhánh Quế Sơn đã có định hướng phát triển cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản là phù hợp với định hướng của Agribank và của NHNN, đồng thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đặc biệt, hoạt động tín dụng này phát triển đã giúp cho các khách hàng ở vùng sâu vùng xa có cơ hội tiếp cận vốn vay, thúc đẩy SXKD.
- Việc phát triển hoạt động cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản được rất nhiều người dân hưởng ứng và ủng hộ, nâng cao hình ảnh thương hiệu của Agribank đối với khách hàng.
- Quy mô cho vay đƣợc mở rộng, số lƣợng khách hàng, dƣ nợ cho vay CNKD không bảo đảm bằng tài sản tăng trưởng qua từng năm.
- Thái độ, tác phong của nhân viên ngày càng đƣợc cải thiện, quy trình cho vay đƣợc rút gọn, nhanh chóng, thuận tiện nhƣng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, tuân theo quy định của Agribank và NHNN, giảm thiểu tối đa thời gian
giao dịch của khách hàng, tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lƣợng dịch vụ cho vay.
- Chi nhánh đã có những chính sách ƣu đãi lãi suất, thời gian linh hoạt đối với CNKD. Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo của NHNN, sự hướng dẫn cụ thể của Agribank, Chi nhánh đã thường xuyên cập nhật thông tin, có những chính sách tích cực kịp thời tham gia tháo dỡ khó khăn của CNKD đang vay vốn tại ngân hàng nhƣ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất…hỗ trợ khách hàng từng bước vượt qua khó khăn, ổn định lại hoạt động sản xuất kinh doanh 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank chi nhánh Quế Sơn.
Hạn chế còn tồn tại:
- Đối với những khoản vay bảo đảm không bằng tài sản, chất lƣợng thông tin thẩm định là một yêu cầu vô cùng quan trọng, nhƣng công tác thẩm định của CBTD còn hạn chế, tỷ lệ thông tin bất đối xứng vẫn còn cao, chƣa cải thiện đƣợc chất lƣợng thẩm định tín dụng, dẫn đến quyết định cho vay không đúng đắn, tiềm ẩn rủi ro.
- Đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục đã giúp giảm thiếu mẫu biểu, giấy tờ, nhƣng cũng khiến cho thông tin phần thẩm định, báo cáo đề xuất cho vay trở nên sơ sài, chƣa đánh giá chi tiết khách hàng cũng nhƣ rủi ro có thể xảy ra.
- Bộ máy quản lý trong hoạt động cho vay chƣa đƣợc chuyên môn hóa, chƣa thể hiện đƣợc tính chuyên nghiệp, ban lãnh đạo chƣa có những biện pháp cụ thể trong quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản.
- Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản còn nhiều bất cập: nguồn thông tin, chất lƣợng thông tin
đánh giá khách hàng còn phụ thuộc quá nhiều vào cảm tính của CBTD; công tác kiểm tra sau khi cho vay cũng chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, không nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của khách hàng.
Nguyên nhân:
- Tình hình kinh tế xã hội trong những năm gần đây không ổn định, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của cả NHTM và CNKD. Sức tiêu thụ của thị trường giảm sút, giá cả nông sản diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD cũng nhƣ nguồn thu nhập của các CNKD. Điều này khiến ngân hàng e dè và thận trọng hơn trong việc cho khách hàng vay vốn.
- Việc tổ chức sản xuất của khách hàng CNKD còn nhỏ lẻ, mang nặng tính tự phát theo đám đông. Trình độ, khả năng quản lý của các CNKD còn chƣa cao dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều CNKD còn thấp, thu nhập từ phương án chưa cao, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
- Ngành nghề chính của các CNKD tại địa phương là trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp nên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, giá cả nông sản, hoạt động xuất khẩu…Vì thế những thay đổi nhỏ trong các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
- Xã hội ngày càng phát triển, các thủ đoạn, hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi, rủi ro ngày càng phức tạp và đa dạng, trong khi trình độ cũng nhƣ khả năng thẩm định của cán bộ còn chƣa cao, thông tin còn thiếu tính chính xác, dẫn đến rủi ro tín dụng, vì thế trong quá trình quyết định cho vay, cán bộ tín dụng còn mang tâm lý sợ rủi ro, không dám mạnh dạn mở rộng cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản.
- Số lƣợng cán bộ còn hạn chế trong khi khoản vay CNKD bảo đảm bằng tài sản đa số là những khoản vay nhỏ lẻ nhƣng số lƣợng lớn, vì thế công tác kiểm tra, kiểm soát, theo dõi hoạt động của khách hàng sau khi cho vay chƣa đƣợc theo sát, cập nhật thông tin kịp thời. Bên cạnh đó, CBTD đa số là
người trẻ, kinh nghiệm, khả năng thẩm định còn hạn chế, thiếu kiến thức kinh tế xã hội, kỹ năng đánh giá, phán đoán và nhìn nhận toàn diện khách hàng, dẫn đến khả năng đánh giá không đúng về khách hàng vay vốn cũng nhƣ mục đích sử dụng tiền vay và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Trở ngại về địa lý khiến cho những khách hàng ở khu vực miền núi không có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin, nguồn vốn vay, cũng nhƣ còn mang nặng tâm lý sợ nợ, không dám vay vốn để phát triển kinh tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên những cơ sở lý luận ở chương 1, tác giả tiến hành khai thác và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank chi nhánh huyện Quế Sơn giai đoạn 2017 - 2019 tại chương 2.
Hoạt động cho vay CNKD chiếm tỷ trong cao trong cơ cấu dƣ nợ của chi nhánh, trong đó, cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản đang dần đƣợc chi nhánh quan tâm tăng trưởng, góp phần nâng cao kết quả tài chính cho chi nhánh. Qua quá trình phân tích, đánh giá, hoạt động tín dụng này của chi nhánh còn nhiều tồn tại, hạn chế với những nguyên nhân khác nhau.
Việc phân tích tình hình hoạt động cho vay ở Chương 2 làm cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản ở Chương 3.
CHƯƠNG 3:
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH QUẾ SƠN-QUẢNG NAM