Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh bảo đảm không bằng tài sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay bảo đảm không bằng tài sản đối với cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quế sơn quảng nam (Trang 42 - 49)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN

1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN CỦA NHTM

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh bảo đảm không bằng tài sản

a. Nhân tố bên trong:

- Chiến lược kinh doanh:

Dựa trên tình hình kinh tế xã hội thực tế trong từng giai đoạn, NH sẽ có những định hướng phát triển phù hợp. Chiến lược kinh doanh thể hiện rõ mục tiêu, định hướng của ngân hàng và là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng. Từ chiến lƣợc kinh doanh chung, NH sẽ triển khai xác định đƣợc những mục tiêu cụ thể cho các bộ phận, là cơ sở để xây dựng kế hoạch cho phòng ban, cá nhân trong từng thời kỳ. Khi có phương châm, định hướng phát triển chung sẽ tạo ra sự đồng nhất trong hoạt động.

- Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng bao gồm các chính sách về quy mô, giới hạn tín dụng, mức cho vay đối với một khách hàng, chính sách về lãi suất, lệ phí, phương thức cho vay, biện pháp xử lý nợ xấu... Các chính sách này giúp cho các cán bộ tín dụng có một hướng đi rõ ràng trong xác định đối tượng, quyết định cho vay, tạo nên sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng.

Nếu ngân hàng đƣa ra đƣợc một chính sách tín dụng đúng đắn, khoa học, triển khai đồng bộ, linh hoạt xử lý nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu khác nhau của khách hàng sẽ giúp ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng đi cùng với đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Ngƣợc lại, với chính sách, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ tạo ra một định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc không đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng hoặc tạo ra khe hở cho người sử dụng vốn trục lợi và từ đó sẽ không đem lại

- Quy mô nguồn vốn:

Nguồn vốn là cơ sở quyết định khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động của mình để cho vay, khi hoạt động tín dụng ngày càng tăng trưởng, chất lượng cho vay càng được nâng cao, tăng hiệu quả tài chính, lợi nhuận, từ đó lại bổ sung thêm vào nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng càng dồi dào và tăng trưởng đều đặn thì hoạt động cho vay tiếp tục đƣợc mở rộng, ngƣợc lại nếu vốn huy động không đủ để cho vay thì ngân hàng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tƣ, thu lợi nhuận, hoạt động cho vay cũng bị thu hẹp. Bên cạch đó ngân hàng cần phải xem xét cân đối, nếu huy động vốn quá nhiều nhƣng hoạt động cho vay lại không tăng trưởng nhiều thì sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng vì thu nhập từ lãi tiền vay không đủ trả cho chi phí lãi tiền gửi.

Đối với cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản, đa số là các món vay với quy mô nhỏ nhƣng số lƣợng nhiều, ngân hàng có thể gia tăng số lƣợng để bù đắp quy mô, vừa phân tán rủi ro lại đƣợc lợi nhuận từ thu lãi.

- Năng lực điều hành của ban lãnh đạo:

Ban lãnh đạo là những người đứng đầu ngân hàng, quyết định mọi hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng muốn phát triển lớn mạnh thì không chỉ có những nhân viên giỏi mà cần có một người lãnh đạo có tầm nhìn. Vì thế năng lực điều hành của người lãnh đạo là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh, kết quả tài chính của NHTM.

Những nhà lãnh đạo có năng lực điều hành tốt sẽ xây dựng đƣợc một bộ máy làm việc thống nhất, phân công công việc, nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban, tạo nên sự phối hợp linh hoạt trong hoạt động, xử lý công việc.

Người lãnh đạo có năng lực, kiến thức sâu rộng về tình hình kinh tế - xã hội, khả năng phân tích và phán đoán những biến động của thị trường trong tương lai sẽ hoạch định tốt các chiến lƣợc, xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp,

nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động. Trên thực tế, có nhiều NHTM tuy có đƣợc những lợi thế so sánh tốt nhƣng nhà lãnh đạo không sắc sảo, nhạy bén để nắm bắt các cơ hội cũng nhƣ phòng ngừa rủi ro từ các tín hiệu thông tin thị trường, hay việc không đánh giá đúng năng lực của nhân viên để nhân viên có thể phát huy hết sở trường của mình, gây bất mãn giữa các mối quan hệ... dẫn đến lãng phí các nguồn lực, , giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng kết quả tài chính của NHTM.

- Chất lượng nhân sự:

Đội ngũ nhân viên, người trực tiếp làm việc, giao dịch với khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định gắn bó với ngân hàng.

Phân khúc khách hàng CNKD cạnh tranh ngày càng gay gắt thì càng đòi hỏi chất lƣợng của nguồn nhân lực cũng phải đƣợc nâng cao. Đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn cao, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng sẽ giúp làm tăng giá trị dịch vụ của ngân hàng. Đối với CBTD là người trực tiếp thẩm định khách hàng, cần phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá khách hàng, đồng thời, phải có những hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghiệp đến nông nghiệp, dịch vụ, nắm bắt tình hình những ngành nghề mới phát triển, từ đó mới có đƣợc những quyết định cho vay đúng đắn, hạn chế rủi ro, gây thiệt hại cho ngân hàng. Ngoài ra, trong hoạt động cho vay đòi hỏi CBTD phải có đạo đức nghề nghiệp, không lợi dụng sự lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ trong quá trình vay vốn để thực hiện những hành vi gian lận, tƣ lợi, làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Một ngân hàng có cơ sở vật chất thiết bị lạc hậu thì các công việc sẽ đƣợc xử lý chậm chạp, hay phát sinh lỗi hệ thống, gây trở ngại trong hoạt động của ngân hàng. Vấn đề này sẽ gây ra ấn tƣợng không tốt đối với khách

ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Đặc biệt, trong thời đại mà công nghệ thông tin phát triển nh vũ bão hiện nay, mỗi ngân hàng luôn cố gắng nâng cấp hệ thống trang thiết bị tiên tiến, hiện đại giúp ngân hàng thu thập và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, giúp giảm chi phí, thời gian giao dịch, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho việc quản lý tiền vay và thanh toán nhanh chóng và chính xác, từ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, hoạt động cho vay diễn ra hiệu quả, nhanh chóng và thuận tiện hơn.

b. Nhân tố bên ngoài:

- Môi trường kinh tế xã hội, pháp lý, chính trị

Tình hình kinh tế xã hội ở từng thời kỳ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NH nói chung và hoạt động cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản nói riêng. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển sẽ tạo điều kiện cho khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tăng thu nhập, càng kích thích nhu cầu vay vốn, mở rộng kinh doanh của khách hàng. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, mất ổn định khiến cho hoạt động kinh doanh không thuận lợi, phần lớn người dân sẽ có xu hướng hạn chế vay vốn, NH cũng thận trọng hơn trong cho vay, hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.

Môi trường pháp lý tốt với một hệ thống các văn bản phát luật rõ ràng, thống nhất, đồng bộ sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, điều kiện thuận lợi cho NH trong quá trình cho vay. Vì thế trong hoạt động cho vay, NH cần phải tìm hiểu kỹ về các văn bản, quy định của Nhà nước, để đảm bảm an toàn trong vay vốn, hạn chế việc kẻ gian lợi dụng những khe hở pháp luật để trục lợi làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng, gây ra rủi ro tín dụng.

Những thay đổi trong hệ thống pháp luật nước ta, đặc biệt là những quy định liên quan đến hoạt động vay vốn cần đƣợc cập nhật liên tục, triển khai nhanh chóng, kịp thời để đảm bảo duy trì tính ổn định trong hoạt động tín dụng.

- Đối thủ cạnh tranh:

Số lượng ngân hàng ở nước ta rất nhiều, mỗi NHTM đều luôn phải cố gắng hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tạo ra đƣợc điểm khác biệt, chiếm ƣu thế, tăng sức cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong hoạt động tín dụng cũng nhƣ vậy, để thu hút khách hàng, tăng thị phần, ngân hàng cần nắm bắt nhanh chóng những nhu cầu vốn đa dạng của khách hàng, từ đó phát triển những sản phẩm, chương trình ưu đãi, chính sách lãi suất…

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, yêu cầu ngân hàng không những tìm hiểu khách hàng mà còn phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình, để đƣa ra những biện pháp hợp lý, nhằm giữ chân đƣợc khách hàng cũ và mở rộng cho vay khách hàng CNKD bảo đảm không bằng tài sản tiềm năng.

- Nhân tố thuộc về kh ch hàng:

+ Nhu cầu vay vốn của khách hàng: Đây là nhân tố quan trọng đối với vấn đề tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. NH không thể tăng quy mô cho vay nếu nhƣ khách hàng không có nhu cầu vay vốn. Thực tế cho thấy nhu cầu vay vốn còn phụ thuộc vào từng địa phương, vị trí địa lý hay tập quán của người dân, như ở các trung tâm thành phố, điểm giao thông thuận lợi hoặc nơi có các làng nghề phát triển…thì nhu cầu vay vốn kinh doanh rất lớn, tạo cơ hội mở rộng tín dụng cho NH, và ngƣợc lại, ở những nơi dân cƣ không có nhu cầu vay vốn thì NH không thể nào phát triển tín dụng.

+ Tƣ cách và năng lực tài chính của khách hàng: Các yếu tố về trình độ học vấn, địa vị gia đình, ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định cho vay của ngân hàng. CNKD đa số là đối tƣợng khách hàng thường có trình độ học vấn không cao, kiến thức, hiểu biết còn hạn chế, khả năng xử lý, ứng phó với những chuyển biến của thị trường cũng không cao, dễ dẫn đến việc thực hiện phương án hoạt động không hiệu quả, dẫn đến tình

Bản chất của cho vay CNKD bảo đảm không bằng TS là khách hàng đƣợc vay vốn mà không cần tài sản thế chấp tại NH, vì thế yếu tố tƣ cách, đạo đức, uy tín của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng. Nếu KH là người có uy tín cao, ý thức trả nợ tốt, được tin tưởng trong các mối quan hệ thì NH sẽ ưu tiên, mở rộng hoạt động cho vay, các yêu cầu sẽ không quá khắt khe nhƣng vẫn đảm bảo đúng quy định và ngƣợc lại, nếu KH không có uy tín, tƣ cách tốt thì NH sẽ thẩm định kỹ càng hơn để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

- Chính s ch của nhà nước

Trong từng thời kỳ phát triển của đất nước, Chính phủ luôn có những chủ trương, chính sách, ưu đãi, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần làm giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống cho người dân. Để kích thích phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, Nhà nước thường đưa ra các gói kích cầu, cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay hỗ trợ các mô hình nông, lâm, thủy sản, cho vay tín chấp đối với cá nhân, hộ gia đình…từ đó thúc đẩy người dân vay vốn làm ăn kinh doanh, tạo điều kiện cho NH mở rộng loại hình khách hàng, đa dạng nhu cầu, phương thức vay vốn, tăng trưởng tín dụng, đồng thời kích thích phát triển kinh tế tại địa phương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa được các cơ sở lý luận về hoạt động cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản. Luận văn đƣa ra khái niệm, làm rõ đặc điểm, phân loại, vai trò của cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản. Đồng thời trong chương này luận văn cũng trình bày những hoạt động mà NHTM thường triển khai phát triển hoạt động cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản như nghiên cứu thị trường tìm kiếm cơ hội thu hút khách hàng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, tăng mức độ hài lòng của khách hàng từ đó duy trì khách hàng cũ và phát triển thêm khách hàng mới, hay những vấn đề trong kiểm soát rủi ro tín dụng…

Ở chương 1 tác giả cũng nêu được một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản nhƣ là quy mô cho vay, thị phần, cơ cấu cho vay, chất lƣợng dịch vụ, kiểm soát rủi ro. Bên cạnh đó, luận văn cũng đánh giá những nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cho vay này.

Tất cả những cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ làm tiền đề, cơ sở để nghiên cứu, phân tích thực trạng ở chương 2 và đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank chi nhánh huyện Quế Sơn – tỉnh Quảng Nam ở chương 3.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI AGRIBANK

CHI NHÁNH QUẾ SƠN – QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay bảo đảm không bằng tài sản đối với cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quế sơn quảng nam (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)