CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN CỦA NHTM
1.2.3 Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay cá nhân kinh
Các chỉ tiêu thường sử dụng để đánh giá kết quả trong cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản, bao gồm: Quy mô cho vay; Thị phần cho vay;
Cơ cấu dƣ nợ; Chất lƣợng dịch vụ cho vay; Mức độ kiểm soát rủi ro tín dụng;
Kết quả tài chính.
a. Quy mô cho vay:
Quy mô cho vay đƣợc thể hiện qua các tiêu chí:
- Số lƣợng khách hàng: là số lƣợng khách hàng CNKD vay vốn bảo đảm không bằng tài sản tại NH tại một thời điểm nhất định. Số lƣợng khách hàng
phản ảnh đƣợc mức độ thu hút của loại hình cho vay này, độ tin cậy của khách hàng trong thời gian qua.
- Dƣ nợ cho vay: là số tiền mà khách hàng CNKD vay vốn bảo đảm không bằng tài sản đang nợ NH tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này phản ảnh tình hình tín dụng thực tế của ngân hàng. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ càng tăng cao qua các năm cho thấy hoạt động này càng đƣợc mở rộng, ngân hàng đang phát triển ổn định, khách hàng vay càng nhiều, dƣ nợ càng lớn.
b. Thị phần cho vay:
Thị phần cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản là tỷ trọng dƣ nợ cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản của ngân hàng so với tổng dƣ nợ cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản của các NHTM khác trên địa bàn. Việc so sánh thị phần cho vay sẽ giúp đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn, thị phần càng cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của ngân hàng càng tốt và ngƣợc lại.
c. Cơ cấu cho vay:
Tùy vào tình hình thực tế, định hướng cho hoạt động cấp tín dụng mà mỗi ngân hàng có thể phân loại và lựa chọn cơ cấu cho vay khác nhau nhằm mang lại hiệu quả và tăng trưởng cao. Một số các phân loại cơ cấu cho vay đƣợc sử dụng phổ biến nhƣ là:
Cho vay theo thời hạn cho vay
Cho vay theo ngành kinh tế
Cho vay theo địa bàn
Cho vay theo phương thức cho vay d. Chất lƣợng dịch vụ cho vay:
Chất lƣợng dịch vụ cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng.
Tiêu chí này thường được đánh giá qua hai phương thức: đánh giá bên trong
là đánh giá của chính ngân hàng về chất lƣợng cung ứng dịch vụ và đánh giá bên ngoài là đánh giá của khách hàng thông qua khảo sát, lấy ý kiến.
Chất lƣợng dịch vụ cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí: Thời gian xử lý công việc, thủ tục, hồ sơ, thái độ phục vụ khách hàng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng xử lý tình huống của nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, sự hài lòng của KH khi sử dụng dịch vụ vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản của ngân hàng…
e. Mức độ rủi ro tín dụng:
Mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay CNKD của NHTM đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu: Nợ xấu và Tỷ lệ nợ xấu; Tỷ lệ dự phòng XLRR ; Tỷ lệ xóa nợ ròng...
- Nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu:
Theo quy định tại Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu bao gồm dƣ nợ các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Đây là những khoản vay khó đòi, không đòi đƣợc, có nguy cơ không thể thu hồi. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, lúc này ngân hàng có rủi ro cao là nguy cơ mất vốn.
Tỷ lệ nợ xấu cho vay CNKDBĐKBTS
Tỷ lệ nợ xấu thể hiện chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong cho vay, kiếm soát và thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao, rủi ro càng cao, ảnh hưởng đến chi phí, lợi nhuận thanh khoản của ngân hàng, thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngƣợc lại.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng:
Dự phòng rủi ro (DPRR) đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. DPRR gồm có dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Dự phòng chung là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định đƣợc trong quá trình phân loại nợ, là khoản dự phòng cho tất cả các khoản nợ của TCTD.
Dự phòng cụ thể: khoản tiền đƣợc trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ cụ thể nhƣ sau:
Nhóm 1 tỷ lệ 0%;
Nhóm 2 tỷ lệ 5%;
Nhóm 3 tỷ lệ 20%;
Nhóm 4 tỷ lệ 50%;
Nhóm 5 tỷ lệ 100%;
Tùy theo mức độ rủi ro của khoản vay mà có những mức trích lập dự phòng khác nhau. Một ngân hàng tỷ lệ trích lập DPRR càng cao thì rủi ro càng cao, khả năng thu hồi nợ càng thấp. Đặc biệt đối với cho vay CNKD bảm đảm không bằng tài sản, ngân hàng luôn kiểm soát rất chặt về rủi ro tín dụng để hạn chế tối đa mức trích lập DPRR.
- Tỷ lệ xóa nợ ròng:
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dƣ nợ trong tổng dƣ nợ đƣợc xử lí xóa nợ. Đây là những khoản vay mà khách hàng mất khả năng thanh toán nợ và ngân hàng sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã đƣợc trích để thực hiện xóa nợ. Các khoản vay này đƣợc chuyển theo dõi ngoại bảng và các ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp mạnh để thu hồi nợ. Tỷ lệ xóa nợ ròng càng cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng bị tổn thất càng lớn, hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
f. Kết quả tài chính:
Để đánh giá kết quả tài chính trong cho vay CNKD, thường dựa vào các chỉ tiêu thu nhập và lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với hoạt động cho vay CNKD
bảo đảm không bằng tài sản rất khó thực hiện và không chính xác do hiện nay có những khoản chi phí còn đƣợc ngân hàng hạch toán chung.