Đặc điểm môi trường cho vay cá nhân kinh doanh bảo đảm không bằng tài sản của Agribank chi nhánh Quế Sơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay bảo đảm không bằng tài sản đối với cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quế sơn quảng nam (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK QUẾ SƠN – QUẢNG NAM

2.2.1 Đặc điểm môi trường cho vay cá nhân kinh doanh bảo đảm không bằng tài sản của Agribank chi nhánh Quế Sơn

a. Môi trường pháp lý:

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách quan trọng để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ƣơng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank chi nhánh huyện Quế Sơn đã triển khai thực hiện, mở rộng tín dụng trên khắp địa bàn và đem lại một số kết quả khả quan. Với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ vốn, ngày 12/04/2010, Chính Phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tƣ vào lĩnh vực NNNT nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Nghị định này đã mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay không đảm bảo tài sản tối đa đến 50 triệu đồng đối với hoạt động sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp và tối đa đến 200 triệu đồng đối với các cá nhân, hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ NNNT. Đến nay, Chính phủ đã tiếp tục ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

định số 55/2015/NĐ-CP với những chính sách mới, đặc biệt là việc nâng cao, mở rộng việc cho vay không bảo đảm bằng tài sản. Điều này đã tạo ra cơ hội giúp người dân tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Đồng thời, với các mức quy định, giới hạn cụ thể trong từng trường hợp và hạn mức vay vốn bảo đảm không bằng tài sản cũng được mở rộng hơn, khuyến khích người dân thực hiện vay vốn để phát triển kinh tế tại địa phương.

b. Môi trường kinh tế - xã hội:

Quế Sơn là một huyện trung du của tỉnh Quảng Nam vị trí nằm cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Tổng diện tích tự nhiên là: 257,46km2, trong đó, diện tích đất chiếm tỉ trọng lớn là đất nông nghiệp: 43,43 km2, đất lâm nghiệp: 38,72 km2. Địa hình huyện có hơn 60% là đồi núi cao, còn lại là gò đồi và đồng bằng, thường xuyên được phù sa bồi đắp nên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp Đo đó, đa số người dân trên địa bàn huyện sinh sống chủ yếu dựa vào nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi...đây cũng là đối tƣợng khách hàng chính trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Quế Sơn.

Trên địa bàn huyện hiện có rất nhiều dự án phát triển nông nghiệp đang trong quá trình chuẩn bị triển khai thực hiện nhƣ là mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa giống nguyên chủng chất lƣợng cao, mô hình trồng cây chuối mốc nuôi cấy mô, trồng cây ổi Đài Loan ruột trắng, dự án chăn nuôi bò thịt, bồ câu lai…Người dân được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa vào sản xuất, nâng cao kiến thức về gieo trồng, canh tác, chăn nuôi…gia tăng hiệu quả sản xuất.

Trong những năm gần đây, các cấp Hội nông dân trong huyện cũng tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, đặc biệt là tập trung cải tạo vườn tạp để phát triển mạnh các mô hình kinh tế

đã chủ động khai hoang, cải tạo vườn tạp để trồng các loại rau, cây ăn quả có giá trị như bưởi da xanh, cam sành, dừa xiêm, ổi không hạt…Đồng thời Hội nông dân các cấp đã liên kết với Agribank chi nhánh huyện Quế Sơn cùng tuyên truyền hướng dẫn người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản làm một trong những chính sách đƣợc người dân ủng hộ, tạo điều kiện cho nhân dân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có cơ hội tiếp cận vốn vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Hệ thống giao thông ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng đƣợc nâng cấp, nhiều tuyến đường ở các xã, thôn, xóm được tu sửa, làm lại, bê tông hóa ở những khu vực vùng sâu vùng xa, giúp cho việc di chuyển, đi lại thuận lợi hơn. Các công trình thuộc chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới đang đƣợc thúc đẩy hoàn thiện.

Hiện nay huyện Quế Sơn với sự phát triển của khu công nghiệp Đông Quế Sơn đang giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế của huyện. Các dự án đầu tư đang từng bước thực hiện, cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn tại huyện, thu hút các nguồn vốn đầu tư cũng như người lao động tại địa phương, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

c. Môi trường cạnh tranh:

Với tình hình kinh tế ngày càng phát triển và chỉ mới có sự xuất hiện của Agribank Quế Sơn trên địa bàn này, vì thế huyện Quế Sơn là một địa điểm lý tưởng thu hút sự chú ý của các ngân hàng khác. Do vậy, trên địa bàn huyện đã bắt đầu xuất hiện các đối thủ cạnh tranh với Agribank chi nhánh Quế Sơn là Sacombank và mới đây là Lienvietpostbank. Với các chính sách thu hút khách hàng khác nhau: tăng lãi suất huy động, tinh giảm thủ tục, hồ sơ vay…các đối thủ đang dần xâm nhập vào thị trường, vì thế Agribank có nguy cơ mất đi một phần thị trường được xem làm truyền thống của mình. Sự xuất hiện của các

đối thủ cạnh tranh cũng là điều giúp Agribank nhìn lại, cần đƣa ra những chính sách mới nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ, cải tiến mức độ hài lòng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay bảo đảm không bằng tài sản đối với cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quế sơn quảng nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)