Quy trình cho vay cá nhân kinh doanh bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank chi nhánh Quế Sơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay bảo đảm không bằng tài sản đối với cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quế sơn quảng nam (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK QUẾ SƠN – QUẢNG NAM

2.2.2 Quy trình cho vay cá nhân kinh doanh bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank chi nhánh Quế Sơn

Quy trình cho vay CNKD không bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh luôn tuân thủ theo các quy định của pháp luật và văn bản, quy định, chỉ đạo của Agribank, cụ thể là:

a. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn:

Cán bộ tín dụng tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, bao gồm:

(i) Hồ sơ ph p lý:

- Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu;

- Giấy tờ chứng minh nơi cƣ trú (Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú ...);

- Văn bản ủy quyền của cá nhân vay vốn sử dụng cho mục đích chung bản chính (nếu có);

- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (trường hợp phải đăng ký);

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với DNTN);

- Hồ sơ thành lập tổ vay vốn, tổ liên kết (đối với trường hợp vay qua tổ);

- Hợp đồng làm dịch vụ vay vốn của doanh nghiệp hoặc hợp đồng cung ứng vật tƣ tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán (đối với cá nhân vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của DNTN);

- Các giấy tờ khác (nếu có).

(ii) Hồ sơ vay vốn:

- Phương án sử dụng vốn kèm các tài liệu có liên quan đến phương án,

- Các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, các tài liệu, chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay;

- Tài liệu chứng minh nguồn trả nợ của khách hàng;

- Báo cáo đề xuất cho vay, Báo cáo thẩm định lại (nếu có), Báo cáo đề xuất giải ngân/Báo cáo đề xuất giải ngân kiêm giấy nhận nợ;

- HĐTD/Sổ vay vốn;

- Giấy nhận nợ (trường hợp phải lập giấy nhận nợ);

- Báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích của khách hàng;

- Bản kê khai người có liên quan của khách hàng;

- Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay/Biên bản kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh;

- Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ kiêm phương án trả nợ; Báo cáo đánh giá, đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ (nếu có);

- Các tài liệu khác (nếu có).

b. Thẩm định hồ sơ vay vốn:

Người quản lý khoản vay thực hiện kiểm tra đánh giá hồ sơ giải ngân:

- Kiểm tra rà soát tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay.

- Thẩm định các điều kiện vay vốn:

+ Đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người vay hoặc người ủy quyền.

+ Đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn.

+ Phân tích, đánh giá tính khả thi phương án sử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Chấm điểm, xếp hạng khách hàng tại thời điểm thẩm định.

+ Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng.

Người quản lý nợ cho vay sau khi tiếp nhận và kiểm tra, đánh giá hồ sơ giải ngân nếu đủ điều kiện giải ngân đề xuất giải ngân và hướng dẫn khách

hàng ký nhận tiền vay tại phụ lục HĐTD/Sổ vay vốn, báo cáo đề xuất giải ngân kiêm giấy nhận nợ trình Người kiểm soát khoản vay, Người quyết định cho vay.

- Kiểm soát, phê duyệt báo cáo đề xuất giải ngân:

Căn cứ hồ sơ giải ngân và Báo cáo đề xuất giải ngân do Người quản lý nợ cho vay lập, Người kiểm soát khoản vay kiểm soát nội dung Báo cáo đề xuất giải ngân, điều kiện giải ngân, nêu ý kiến đồng ý/không đồng ý giải ngân (nêu rõ lý do không đồng ý) ký và trình Người quyết định cho vay

c. Quyết định cho vay:

Căn cứ đề xuất của Người quản lý nợ cho vay và Người kiểm soát khoản vay, Người quyết định cho vay phê duyệt giải ngân/không giải ngân (nêu rõ lý do không đồng ý) hoặc thực hiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thay đổi điều kiện giải ngân.

d. Giải ngân khoản vay:

- Người quản lý nợ cho vay tiếp nhận và kiểm tra, đánh giá hồ sơ giải ngân, nếu đủ điều kiện giải ngân thì thực hiện đề xuất giải ngân.

- Người quản lý nợ cho vay lập, hướng dẫn khách hàng ký nhận tiền vay tại phụ lục HĐTD/Sổ vay vốn (trường hợp giải ngân vốn 01 lần) hoặc lập báo cáo đề xuất giải ngân kiêm giấy nhận nợ trình Người kiểm soát khoản vay, Người quyết định cho vay phê duyệt (trường hợp giải giân vốn 02 lần trở lên).

- Bàn giao bộ hồ sơ cho giao dịch viên kế toán kiểm tra và thực hiện giải ngân cho khách hàng.

e. Theo dõi, đôn đốc, thu nợ cho vay

Người quản lý nợ cho vay thực hiện theo dõi, thông báo, đôn đốc thu nợ cho vay:

- Thường xuyên theo dõi nợ đến hạn; hàng tháng lập danh sách nợ đến

- Thông báo nợ (gốc, lãi và phí) đến hạn cho khách hàng để khách hàng chuẩn bị nguồn tiền trả nợ.

- Theo dõi các nguồn thu của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi, thông qua các hợp đồng kinh tế đầu ra, các nguồn thu khác để chủ động đôn đốc, thu nợ đến hạn, nợ phải thu hồi trước hạn, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro.

- Người quản lý nợ cho vay theo dõi, giám sát nguồn tiền của khách hàng để phối hợp với Giao dịch viên trong quá trình thu nợ.

f. Kiểm tra, giám sát nợ:

+ Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của khách hàng.

+ Các trường hợp có dấu hiệu bất thường từ khách hàng hoặc cán bộ trực tiếp thẩm định đề xuất cho vay phải kiểm tra ngay sau khi phát hiện.

+ Các lần kiểm tra tiếp theo và các trường hợp khác giao do Giám đốc chi nhánh nơi cho vay quyết định.

Hiện nay Chi nhánh đang thực hiện việc phân công địa bàn cụ thể cho từng cán bộ tín dụng và luân chuyển địa bàn quản lý thường xuyên theo quy định. Qua đó kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm của cán bộ quản lý địa bàn, hạn chế rủi ro tín dụng.

Quy trình cho vay tại chi nh nh được thực hiện như sau:

Sau khi tiếp nhận thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng nhƣ mức vay, thời gian vay, mục đích sử dụng vốn vay... cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ pháp lý để xem xét, đánh giá, kiểm tra tính chính xác của giấy tờ. Sau đó cán bộ tín dụng tiến hành thực hiện thẩm định khoản vay. Đây là hoạt động quan trọng nhất trong quá trình cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản. Yêu cầu các CBTD phải thẩm định kỹ lƣỡng, tìm hiểu khách hàng cụ thể, để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng. Một vài yếu tố quan trọng yêu cầu CBTD cần phải thẩm định kỹ lƣỡng đó là:

- Mục đích sử dụng vốn, phương án kinh doanh của khách hàng: đây chính là yếu tố thể hiện tiền vay sẽ đƣợc dùng làm gì, khả năng sinh lời của phương án tạo ra thu nhập để trả nợ. CBTD cần đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi của phương án, những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến phương án như thời tiết, tính ổn định của giá cả…xem xét tối đa các rủi ro có thể xảy ra, để đƣa ra quyết định cho vay đúng đắn.

- Khả năng tài chính của khách hàng: đối với cho vay CNKD bảo đảm không bằng tài sản, khách hàng không có tài sản bảo đảm để làm nguồn trả nợ khi mất khả năng thanh toán nên những khoản thu nhập ngoài nguồn thu từ phương án vay vốn là yếu tố cần được CBTD thu thập, đánh giá chi tiết vì đây là nguồn trả nợ dự phòng của khách hàng trong trường hợp phương án vay vốn không hiệu quả.

- Uy tín, tƣ cách, năng lực kinh doanh của khách hàng: Ngân hàng sẽ kiểm tra lịch sử vay vốn của khách hàng, có trả đúng hạn không, đã từng có nợ xấu hay không. Nếu trong quá khứ khách hàng luôn trả đúng hạn, không vi phạm hợp đồng thì đương nhiên khách hàng sẽ dễ dàng được phê duyệt cho vay hơn. Đánh giá khách hàng còn phụ thuộc một phần vào hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng có được cập nhật thường xuyên, kịp thời hay không. Bên cạnh đó, CBTD cũng cần phải thu thập thông tin tại nơi cƣ trú của khách hàng, đánh giá tƣ cách, uy tín của khách hàng.

Kết quả thẩm định sẽ đƣợc CBTD tổng hợp, phân tích, chuyển hồ sơ cho Trưởng phòng KHKD kiểm tra và xét duyệt, sau đó chuyển cho Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách là người ra quyết định cho vay. Sauk hi được phê duyệt, toàn bộ hồ sơ đƣợc giao cho bộ phận kế toán để giải ngân, quản lý và lưu trữ.

Nhìn chung quy trình cho vay của Chi nhánh là khá chặt chẽ, tuy nhiên

nông thôn, ảnh hưởng đến việc thẩm định, kiểm tra khách hàng cũng như việc đôn đốc thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay bảo đảm không bằng tài sản đối với cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quế sơn quảng nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)