CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
a. Khái niệm vốn
Trước hết vốn được biểu hiện dưới hình thái tài sản khác nhau, những tài sản vô hình, hữu hình mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình SXKD.
Biểu hiện trên chính là việc tài trợ vốn cho quá trình kinh doanh.
Vốn là nguồn lực đầu tư hoạt động SXKD, biểu hiện giá trị của tất cả các tài sản hữu hình, vô hình mà doanh nghiệp đầu tư vào trong hoạt động SXKD thực hiện nhiệm vụ SXKD và mang lại lợi nhuận, đạt mục tiêu của doanh nghiệp. (15)
b. Khái niệm vốn lưu động
Để doanh nghiệp được hoạt động xuyên suốt, liên tục thì quá trình SXKD phải thường xuyên, liên tục. Đảm bảo quá trình SXKD liên tục đi đôi với hiệu quả, doanh nghiệp nhất định phải có lượng tài sản lưu động nhất định. Đầu tư vào lượng tài sản trên, đó là vốn lưu động của doanh nghiệp, hay còn gọi là vốn luân chuyển. (15)
1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động
Trước hết vốn lưu động được đầu tư đi vào trong quá trình SXKD, và cuối cùng xuất hiện với hình thái tiền tệ khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm sản xuất, như vậy vốn lưu động thường xuyên vận động gắn liền với quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp, chúng luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thái trong suốt quá trình SXKD.
Giá trị của vốn lưu động được dịch chuyển từ giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ và thu hồi khi kết thúc chu kỳ SXKD của doanh nghiệp.
1.1.3. Phân loại vốn lưu động
a. Theo các giai đoạn của quá trình SXKD
Dựa trên sự vận động của VLĐ trong quá trình SXKD, thì VLĐ được chia thành ba phần, đó là VLĐ trong khâu dự trữ; VLĐ trong khâu sản xuất;
VLĐ trong khâu lưu thông.
- VLĐ trong khâu dự trữ: Đối với các doanh nghiệp dịch vụ, VLĐ trong khâu này gồm vốn dự trữ vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế nhằm đảm bảo hoạt động SXKD của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, thường xuyên.
- VLĐ trong khâu sản xuất: Đối với các doanh nghiệp dịch vụ mang tính chất SXKD, thì bao gồm:
+ Vốn về sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất: Giá trị sản phẩm dở dang dùng trong quá trình SXKD, xây dựng hoặc đang ở tại địa điểm làm việc đợi sản xuất tiếp, …
+ Vốn bán thành phẩm tự chế: Cũng là sản phẩm dở dang nhưng khác với sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo, vì chúng đã hoàn thành giai đoạn chế biến, sản xuất.
+ Vốn và chi phí trả trước: là những chi phí chi ra trong kỳ nhưng được sử dụng, tham gia trong cả những kỳ sản xuất tiếp theo, vì thế chưa tính hết vào giá thành mà sẽ tính vào giá thành các kỳ sau
- VLĐ trong khâu lưu thông:
+ Vốn thành phẩm: biểu hiện bằng tiền số sản phẩm đã nhập kho và chuẩn bị cho các công tác tiêu thụ.
+ Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng
+ Vốn thanh toán là những khoản phải thu phát sinh trong quá trình mua bán vật tư hàng hóa.
Theo cách phân loại này, có thể thấy vốn nằm trong quá trình dự trữ và vốn nằm trong khâu lưu thông không tham gia trực tiếp vào sản xuất.
b. Theo hình thái biểu hiện VLĐ được chia thành hai loại:
+ Vật tư hàng hóa: các khoản VLĐ biểu hiện dưới hình thái hiện vật cụ thể, như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm
+ Vốn bằng tiền.
c. Theo nguồn hình thành - Vốn chủ sở hữu:
+ Vốn đóng góp của các chủ đầu tư khi thành lập doanh nghiệp hoặc để đầu tư mở rộng
+ Vốn được bổ sung từ hoạt động SXKD của doanh nghiệp
+ Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý và các quỹ được hình thành trong hoạt động SXKD như quỹ phúc lơi, quỹ đầu tư và phát triển SXKD.
- Vốn vay: nguồn vốn huy động hay đi vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại để đáp ứng hoạt động SXKD, tăng quy mô sản xuất và đáp ứng các chiến lược của doanh nghiệp.
- Các nguồn vốn khác.
1.1.4. Vai trò của vốn lưu động
Vốn là tiền đề vật chất không thể thiếu đối với sự thành lập và sinh tồn cho doanh nghiệp, vốn không thể thiếu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, vốn đóng vai trò rất lớn từ lúc sơ khai thành lập doanh nghiệp cho đến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kinh doanh, cho đến chuẩn bị cho chu kỳ SXKD và đảm bảo chu kỳ SXKD được liên tục, thường xuyên. Trong đó, vai trò của VLĐ vô cùng quan trọng, chúng tồn tại và thực sự cần thiết trong quá
trình SXKD nói trên. VLĐ còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình hoạt động của hàng hóa, thông qua tình hình luân chuyển VLĐ, doanh nghiệp có thể đánh giá tình hình phân bổ vốn, so với thực tế tình hình SXKD và đánh giá được tình hình, chính sách để có thay đổi phù hợp trong suốt quá trình SXKD. Hiệu quả sử dụng vốn ảnh hưởng tới kết quả hoạt động SXKD, do vậy việc quản lý rất có ý nghĩa.