CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LAI
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.1.2. Định hướng sử dụng vốn lưu động tại Công ty
Trước tiên là phải sử dụng vốn đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, thúc đẩy phát triển và tăng lợi nhuận. Một số định hướng cụ thể như:
a. Định hướng thực hiện công tác quản lý dòng tiền
- Thực hiện tốt công tác quản lý dòng tiền từ việc theo dõi dòng tiền đến và đi trong quá trình hoạt động SXKD của Công ty.
- Lập kế hoạch dòng tiền cho năm tiếp theo, quý tiếp theo, thậm chí là tuần tiếp theo. Chú ý lập kế hoạch phải chính xác với các dự đoán, kế hoạch đã vạch ra, cân bằng một số yếu tố bao gồm lịch sử thanh toán của các khách hàng, việc xử lý triệt để những khoản nợ của khách hàng khi xác định những chi phí sắp tới
- Cải thiện những khoản phải thu, quản lý khoản phải thu khó đòi, xử lý các khoản phải thu quá hạn hoặc không có khả năng thanh toán. Thực hiện các chính sách rõ ràng, cụ thể để thực hiện được chiến lược vạch ra như đưa ra các chính sách, quy định chặt chẽ hơn, yêu cầu và tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán thuận tiện hơn, xử lý chặt những hàng tồn kho hư hỏng, kém chất lượng theo đúng quy định của EVNCPC, phát hành hóa đơn kịp thời và theo dõi chặt những hợp đồng chậm thanh toán. Lập kế hoạch triển khai các sự kiện liên quan đến khách hàng như chương trình tiết kiệm điện, hợp tác với các ngân hàng đưa ra chương trình khuyến mãi như thanh toán qua internet được chiết khấu, qua ủy nhiệm chi được tặng quà, khách hàng liên hệ đến tổng đài được tham gia bốc thăm trúng thưởng, …
- Quản lý chặt chẽ những khoản phải trả, sắp xếp, xem xét trích trả những khoản nợ phải trả đúng hạn, tuy nhiên, Công ty vẫn có xu hướng tận dụng những khoản chiếm dụng vốn tín dụng trong thời gian đúng quy định để tạo hiệu quả sử dụng vốn hơn. Theo dõi và kiểm tra chặt chẽ các chi phí, kiểm soát các trường hợp chi phí tăng nhanh và hơn doanh thu, xử lý ngay nguyên nhân và thực hiện cắt giảm hoặc kiểm soát nhưng không chủ trương ưu tiên các nguồn có chi phí thấp.
- Quản lý lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng hợp lý, tránh thiếu hụt khi cần thanh toán gấp trong các tình huống trong SXKD. Chủ động huy động vốn để xử lý các tình huống nằm ngoài dự kiến.
b. Định hướng thực hiện công tác về công nợ
- Đối với công nợ phải thu tiền điện tại các Điện lực, các đơn vị thực hiện nghiêm theo quy trình kinh doanh điện năng trong toàn EVNCPC. Chú ý nợ phải thu khó đòi. Lập thêm quy trình thu hồi nợ áp dụng cho đơn vị trực thuộc Công ty, các khoản nợ khó đòi thường tập trung ở các huyện, vì vậy đặc biệt chú ý các phương pháp thu hồi để tăng hiệu quả thu và vẫn giữ được uy tín, hình ảnh Công ty.
- Đối với khách hàng mua vật tư hàng hóa, sản phẩm dịch vụ khác, đảm bảo thu được tiền khi thực hiện
- Theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng. Đồng thời lập phương án thu hồi, CBCNV tự chủ động trong công tác công nợ của mình, ban hành quy chế giao chỉ tiêu thu.
- Công tác đối chiếu công nợ còn tồn đọng để xử lý kịp thời. Đối chiếu công nợ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý. Từ đó lập kế hoạch thu hồi thường xuyên.
- Đối với nợ tạm ứng: Phòng tài chính kế toán ban hành và theo dõi thực hiện quy định thanh toán đối với tất cả các khoản ứng cho công việc nội bộ
- Ngoài các công tác đã quy định, khi phát sinh ngoài kế hoạch, những khoản này lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo
c. Định hướng thực hiện công tác quản lý vật tư
- Việc quản lý vật tư phải được thực hiện theo quy định hiện hành của Tổng công ty và Công ty, kết thúc năm tài chính Công ty tổ chức kiểm kê, phân loại và đánh giá hàng tồn kho để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Trong công tác lập kế hoạch trình EVNCPC danh mục và số lượng VTTB, Công ty chủ động lập kế hoạch dựa trên thực tế cho đến kỳ trình kế hoạch, thực hiện kiểm tra, rà soát hàng tuần, nhất là khi nhập, xuất kho hoặc điều động đột xuất cho các công trình xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa đột xuất. Chủ trương công tác kiểm soát được thường xuyên, không để có khe hở hoặc sự cố nào gây mất khả năng xử lý kịp thời.
- Thực hiện tổ chức thanh xử lý ngay những vật tư ứ đọng, không cần dùng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn kịp thời. Kiểm soát chặt chẽ khâu nhập kho, kiểm soát hàng ngày, bên cạnh đó còn theo dõi, phát hiện VTTB hư hỏng, kém chất lượng, số lượng mất mát trong quá trình tồn kho, chủ trương khẩn cấp báo lãnh đạo nếu trường hợp xảy ra nằm ngoài các quy định.
- Chia nhỏ từng công tác và ban hành quy định riêng cho từng công tác.
Quy định ngày quyết toán vật tư đối với SXKD riêng, đối với đầu tư xây dựng riêng trên nguyên tắc không để quá một tháng kể từ khi kết thúc kỳ SXKD hoặc công trình xây dựng. Các công tác như nhập kho, theo dõi, xuất kho, kiểm kê, xử lý vật tư hư hỏng, xử lý thiếu vật tư, điều động vật tư theo quyết định của cấp trên, gửi tạm vật tư, nhập xuất ngay vật tư,… tất cả đều thực
hiện nghiêm quy định từ EVNCPC, quy định danh mục giấy tờ cần cho từng khâu công việc, chú trọng nhân viên thủ kho phải có thẻ kho và quy định thông tin trên thẻ được đầy đủ và chặt chẽ.
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY