CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LAI
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
2.2.2. Phân tích tình hình ước tính nhu cầu và nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của Công ty
Công ty không ước tính nhu cầu vốn lưu động hàng năm, không phải công ty không thực hiện công tác này trong việc quản lý, thay vào đó, và cùng với một số công tác khác mà EVNCPC giao, chính là xây dựng kế hoạch SXKD, công việc này do Phòng Kế hoạch vật tư phối hợp với tất cả các
Phòng, ban khác thực hiện, kế hoạch này báo cáo EVNCPC hàng năm và được xem là công tác định kỳ. Mọi kế hoạch, công tác tài chính kế toán đều thực hiện theo Quy định EVNCPC như giao định mức chi phí, giao kế hoạch SXKD, kế hoạch tiền lương và các chi phí khác. Như vậy, dựa vào các chỉ tiêu mà trong kế hoạch đã đề ra, sẽ xác định nhu cầu của từng thành phần trong VLĐ. Con số này được xem xét, tính toán và được Kế toán trưởng và Giám đốc công ty phê duyệt
Về tiền mặt, đều chịu ảnh hưởng và tác động bởi lãnh đạo, là theo điều hành của Ban giám đốc và Kế toán trưởng công ty dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế tại từng thời điểm. Như vậy, vẫn hoạch định mức tồn kho hàng năm và dựa trên số liệu tồn kho của các năm trước, kế hoạch các công trình mà Công ty đã trình và phê duyệt.
Việc xác định nhu cầu VLĐ là một công tác mang tính chất hoạch định trước, tuy nhiên, trên thực tế các công việc mà công ty thực hiện, cho thấy mang tính chất thủ công, bị động vì hoàn toàn dựa vào chỉ tiêu kế hoạch mà công ty đề ra hoặc EVNCPC giao xuống, không có quy trình xây dựng thống nhất.
Xét vốn lưu động ròng:
Bảng 2.5. Phân tích tình hình VLĐ ròng của Công ty Điện lực Gia Lai giai đoạn 2016-2018.
TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018
1 TSNH 40.010.629.180 58.456.392.097 112.149.131.150 2 Nợ ngắn
hạn 264.026.306.459 303.732.466.780 308.643.051.382 3 VLĐ ròng - 224.015.677.279 - 245.276.074.683 - 196.493.920.232
Qua giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, cho thấy vốn lưu động ròng đề nhỏ hơn 0 (âm). Điều đó là một dẫn chứng cho thấy Công ty đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các kế hoạch đầu tư dài hạn, đây là điều khá nguy hiểm vì khi hết hạn vay thì phải tìm nguồn vốn khác thay thế, nếu xảy ra liên tục thì tình hình hoạt động của Công ty sẽ bất ổn, mất cân bằng và dẫn đến phải bán TSCĐ hoặc tiếp tục đi vay, trên thực tế, rất nhiều công trình Công ty thực hiện, các công trình đầu tư hoàn thiện lưới điện, hoặc sửa chữa lớn, đối với SXKD điện thì việc sửa chữa lớn rất quan trọng và phải lập kế hoạch và thực hiện liên tục, nguyên tắc là dùng nguồn chi phí sửa chữa lớn mà EVNCPC đã giao định mức, tuy nhiên, nhiều công trình hoàn thiện trong cuối năm nay bị vượt kế hoạch về chi phí, vì vậy phải đợi quyết toán trong đầu năm hoặc cuối quý 1 năm sau. Nhưng vậy việc quyết định phân bổ chi phí cũng như công tác tài chính Kế toán trưởng tự chủ trong quyền hạn chức năng đã được quy định.
Để đi sâu phân tích rõ hơn về luồng vốn mà Công ty phân bổ, điều tiết, ta phân tích kết cấu các khoản nợ ngắn hạn của Công ty trong giai đoạn trên, từ đó nhận diện thực trạng tình hình, ta có bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.6. Kết cấu nguồn tài trợ ngắn hạn VLĐ bằng các khoản nợ ngắn hạn của Công ty Điện lực Gia Lai giai đoạn 2016-2018.
Nợ NH 2016 % 2017 % 2018 %
Phải trả người bán ngắn hạn
22.265.442.693 8,43 25.441.357.351 8,38 9.893.879.845 3,21 Người
mua trả tiền trước ngắn hạn
9.895.680.016 3,75 13.587.162.833 4,47 14.388.272.202 4,66
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
2.193.983.875 0,83 10.603.035.808 3,49 4.715.011.287 1,53
Phải trả người lao động
42.082.824.522 15,94 31.292.922.081 10,30 49.715.093.319 16,11
Chi phí phải trả ngắn hạn
481.204.500 0,18 26.247.703.541 8,64 22.560.990.975 7,31 Phải trả
nội bộ ngắn hạn
134.545.363.492 50,96 126.124.000.120 41,52 173.390.923.236 56,18 Phải trả
ngắn hạn khác
15.011.914.702 5,69 25.938.949.907 8,54 16.244.882.860 5,26 Vay và nợ
thuê tài chính ngắn hạn
32.626.061.000 12,36 38.810.658.980 12,78 15.432.564.980 5,00
Quỹ khen thưởng - Phúc lợi
4.923.831.659 1,86 5.686.676.159 1,87 2.301.432.678 0,75 Tổng nợ
ngắn hạn 264.026.306.459 100 303.732.466.780 100 308.643.051.382 100
Qua bảng 2.6, xét tỷ trọng các nguồn nợ ngắn hạn của Công ty, trong ba năm thì hầu như chiếm tỷ trọng lớn là các khoản phải trả nội bộ, phải trả người lao động, vay và nợ thuê, và tuy chiếm ít hơn như khoản phải trả người bán ngắn
hạn cũng là phần quan trọng, cho thấy Công ty chiếm giữ vốn của vay nợ và nội bộ là chính.
Công ty là một đơn vị trực thuộc EVNCPC, chịu sự điều tiết, thực hiện theo quy định từ EVN xuống, nên ít nhiều các công tác từ nhận nguồn vốn và tài sản, sử dụng vốn và phân bổ chi phí đề được bảo lãnh cũng như chi phối bởi EVNCPC, vì điều khoản quy định mà EVNCPC ban hành, ngoài nhận tài sản và vốn từ Tổng công ty, đơn vị được thực hiện huy động vốn dựa trên nguyên tắc không quá ba lần nguồn vốn chủ đã nhận, và vẫn hoạt động theo nguyên tắc tăng lợi nhuận, bảo toàn nguồn vốn và phát triển nguồn vốn của EVNCPC. Từ đó, Công ty nên quan tâm và triển khai các mối quan hệ tín dụng, điều chỉnh cơ cấu khoản vay để giảm các khoản vay dài hạn.
Xét tổng thể, tổng nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,04% (2016-2017) và tăng lên 1,62% (2017-2018), tuy nhiên tỷ trọng tăng nhiều nhất là phải trả nội bộ và phải trả người lao động, đó chính là nguyên nhân gây nợ ngắn hạn tăng, cho thấy nội bộ chiếm tỷ trọng đáng kể và là nguồn tài trợ cho tài sản lưu động.