Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho va ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1. Nhân tố bên ngoài

a. Đặc điểm của ngành kinh doanh

Mỗi ngành sẽ có một đặc trưng riêng, một cơ cấu, và quy mô riêng, tùy thuộc và quy chuẩn của ngành và cả tư duy của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp khác nhau về ngành nghề, thì khác nhau về cấu trúc vốn hoặc chỉ tương đương, cấu trúc vốn khác nhau, sẽ có cách quản trị và cách sử dụng vốn khác nhau. Tồn tại một sự tác động đáng kể giữa đặc điểm ngành nghề kinh doanh đối với cách sử dụng và từ đó là kết quả về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó.

Phải nói tới đặc điểm về sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh, một ví dụ cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng, sản phẩm xây dựng là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn hàng. Sản phẩm của xây dựng mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi đối tượng xây lắp là từng công trình, được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng riêng biệt. Do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình và kết cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm khác. Do đó, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xây dựng rất khác nhau theo từng thời điểm nhận công trình. VLĐ để ứng ra trong quá trình xây dựng cho đến khi giao công trình là vấn đề khá quan trọng, vì quá trình giao sản phẩm sẽ rất lâu, dài thời gian, đòi hỏi việc quản lý VLĐ trong các khâu của quá trình xây dựng rất khó, vì ảnh hưởng đến chi phí, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

b. Thị trường

Ảnh hưởng của môi trường kinh tế như lạm phát có thể dẫn đến sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hóa của doanh nghiệp, nếu như cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm cho hàng hóa của

doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng vốn và hiệu quả sử dụng VLĐ cũng bị giảm xuống, tình hình quản trị và thực thi chính sách của doanh nghiệp gặp khó khăn, khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phải thay đổi gấp kế hoạch để ứng phó với thị trường.

Rủi ro, cũng là vấn đề đáng lo ngại, khi xảy ra biến động bất lợi cho doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự tham gia nhiều thành phần kinh tế, cạnh tranh, kinh tế thị trường không ổn định, sức mua có hạn thì càng làm tăng tăng rủi ro cho doanh nghiệp, những biến động này, khó có thể tránh được, chỉ có thể dùng biện pháp phù hợp lượng hóa hoặc dự báo, kiểm soát, hoạch định kế hoạch hạn chế hoặc ứng phó bằng kinh nghiệp.

Nhu cầu thị trường, giá cả hàng hóa dịch vụ. Trong thị trường cạnh tranh, nhu cầu về thị trường và giá cả hàng hóa dịch vụ là những biến số rất khó xác định, có biến động thay đổi cũng có tác động ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn hay lợi nhuận thu được của doanh nghiệp.

c. Khách hàng

Nhu cầu khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất ra loại sản phẩm gì, chất lượng ra sao, mẫu mã thế nào.

Nhu cầu của con người ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó thì doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, vì chỉ có chuyển mình thay đổi theo sự thay đổi của môi trường, của thị hiếu, thì doanh nghiệp mới tăng trưởng doanh thu nhanh, tiêu thụ sản phẩm nhanh, cũng có tác động đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp như tăng quy mô SXKD, thêm sản phẩm mới, sẽ phải có kế hoạch đầu tư vốn vào hoạt động SXKD, gắn liền với ứng vốn ra là nhiều vấn đề phải xử lý phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

d. Đối thủ cạnh tranh

Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, điều kiện cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt. Để doanh nghiệp có thể phát triển tốt thị trường, khách hàng và mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định được đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác.

Đa số các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường cạnh tranh đã và đang gia tăng trong những năm gần đây đã tạo ra sự tăng tưởng trong nhận thức và nhận biết được cách tồn tại và tăng trưởng là phải phân tích đối thủ cạnh tranh.

Quan tâm đến khả năng của đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của doanh nghiệp là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp không bị lạc lõng trong điều kiện thị trường luôn biến đổi, các doanh nghiệp luôn tự làm mới mình

e. Chính sách kinh tế của Nhà nước

Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SXKD nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng. Vì tùy theo từng thời kỳ, tùy theo từng mục tiêu phát triển của Nhà nước, mà có những chính sách về vốn, thuế và lãi suất tiền vay đối với từng ngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề này nhưng lại hạn chế ngành nghề khác. Vì vậy mà khi tiến hành SXKD bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm và tuân thủ các chính sách, quy định của Nhà nước.

Ví dụ cụ thể về chính sách thuế, đây là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, thuế có tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Vì đây là khoản chi phí bắt buộc. Nếu chính sách thu thuế thấp đối với ngành kinh doanh của doanh nghiệp thì lợi nhuận thu được nhiều hơn.

Doanh nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh, ngược lại với mức

thuế thu cao, lợi nhuận giảm, doanh nghiệp không muốn mở rộng quy mô kinh doanh, sẽ có xu hướng thu hẹp dần quy mô hoạt động.

Bên cạnh chính sách thuế còn có nhiều chính sách khác ảnh hưởng tới việc kinh doanh như chính sách xuất nhập khẩu, chính sách phát triển ngành, chính sách nâng cao tiêu chuẩn để thúc đẩy nền kinh tế, …

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho va ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)