Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho va ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 61 - 67)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LAI

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG

2.2.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+ Số vòng quay VLĐ:

Bảng 2.10. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty Điện lực Gia Lai giai đoạn 2016-2018.

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Số vòng quay VLĐ 33,13 35,89 41,04

Kỳ luân chuyển BQ 10,87 10,03 8,77

Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,03 0,04 0,05

Với số liệu trên, cho thấy dấu hiệu tốt là số vòng quay vốn lưu động tăng dần qua các năm tương ứng là 33,13 vòng (2016); 35,89 vòng (2017) và 41,04 vòng (2019). Từ các phân tích trên, dễ dàng nhận định rằng điều này có được là do tốc độ tăng mạnh của doanh thu thuần, tỷ lệ tăng doanh thu thuần qua các năm là 0,81% (2016-2017) và 24,65% (2017-2018). Bên cạnh đó, kỳ luân chuyển bình quân VLĐ cũng giảm xuống, từ 10,03 vòng (2017) giảm còn 8,77 vòng (2018). Do đó, vòng quay vốn lưu động tăng là xu hướng tốt, cho thấy Công ty sử dụng có hiệu quả.

Cùng với nó, ta thấy hệ số đảm nhiệm VLĐ cũng tăng dần, hệ số tăng từ 0,03 - 0,04 (2016-2017) và 0,04 - 0,05 (2017-2018). Tuy nhiên nó vẫn ở mức tương đối thấp và an toàn. Chỉ số này thấp cho thấy Công ty sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả.

Bên cạnh nhận định trên, ta so sánh với đơn vị cùng cấp lân cận để đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như mức độ đối với một đơn vị khác, ta có bảng sau:

Bảng 2.11. So sánh số vòng quay vốn lưu động với Công ty Điện lực Đăk Lăk giai đoạn 2016-2018.

STT Công ty Điện lực 2016 2017 2018

1 Gia Lai 33,13 35,89 41,04

2 Đăk Lăk 34,12 40,90 45,19

Cùng với Công ty, Công ty Điện lực Đăk Lăk (PC Đăk Lăk) cũng tăng dần số vòng quay vốn lưu động qua các năm, và luôn ở mức cao hơn Công ty Điện lực Gia Lai, cũng có thể thấy do doanh thu thuần của PC Đăk Lăk tăng mạnh, từ đó cho thấy hiêu quả sử dụng vốn lưu động của PC Gia Lai vẫn chưa hiệu quả hơn PC Đăk Lăk, cũng như toàn Tổng công ty.

Để phân tích rõ hơn hiệu quả sử dụng VLĐ, ta phân tích từng thành phần của VLĐ như sau:

+ Số vòng quay vốn bằng tiền:

Bảng 2.12. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của Công ty Điện lực Gia Lai giai đoạn 2016-2018.

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Số vòng quay vốn bằng tiền 245,856 269,52 335,85 Số ngày một vòng quay vốn

bằng tiền 1,46 1,34 1,07

Vòng quay vốn bằng tiền tăng dần qua các năm, và lớn nhất là năm 2018, đạt 335,9 vòng, tương ứng với thời gian một vòng quay là 1,07 ngày, như vậy, tiền được luân chuyển nhanh dần qua các năm và rút ngắn được số ngày một vòng quay, cho thấy việc sử dụng vốn bằng tiền của Công ty khá tốt, tăng hiệu quả sử dụng.

Bảng 2.13. So sánh số vòng quay vốn bằng tiền với Công ty Điện lực Đăk Lăk giai đoạn 2016-2018.

STT Công ty Điện

lực 2016 2017 2018

1 Gia Lai 245,856 269,52 335,85

2 Đăk Lăk 198,90 210,92 209,71

Theo bảng so sánh trên, số vòng quay vốn bằng tiền của PC Đăk Lăk đạt mức cao nhất ở năm 2017, và giảm nhẹ ở năm 2018, không tăng đều như PC Gia Lai, tuy nhiên năm 2017-2018 cao hơn so với năm 2016. Tình hình sử dụng vốn bằng tiền của 2 Công ty không như nhau, cho thấy biến động của mỗi Công ty là khác nhau, việc hoạch định mức vốn hợp lý hơn so với PC Đăk Lăk và về hiệu quả sử dụng có thể nói PC Gia Lai tăng mạnh hiệu quả hơn.

+ Số vòng quay khoản phải thu:

Bảng 2.14. Phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu của Công ty Điện lực Gia Lai giai đoạn 2016-2018.

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Số vòng quay khoản

phải thu 108,25 115,92 70,25

Kỳ thu tiền bình

quân 3,33 3,11 5,12

Vòng quay khoản phải thu năm 2016-2017 tăng lên, từ 108,25 vòng/ngày lên 115,92 vòng, tương ứng với kỳ thu tiền bình quân nằm khoảng 3 ngày, đến năm 2018, số vòng quay chỉ còn 70,25 vòng tương ứng với kỳ thu tiền bình quân là 5,12 ngày.

Chỉ số này phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ phải thu của Công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó, từ các kết quả này sẽ đánh giá được quy trình công tác quản lý, kiểm kê, xử lý các khoản phải thu của Công ty. Trong năm 2017 có số vòng quay lớn nhất cho thấy năm này Công ty sử dụng và quản lý có hiệu quả, tuy nhiên năm 2018 có số vòng quay giảm, cho thấy Công ty có dấu hiệu đi xuống trong công tác quản lý công nợ, chính sách chưa khả thi. Trên thực tế, trong công tác kinh doanh điện năng, phải thu hàng ngày của khách hàng là điều phải làm, sau đó là công tác kiểm kê, gồm các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác, với phân tích các khoản phải thu ở trên, cho thấy phải thu nội bộ và phải thu của khách hàng có mặt đáng kể, điều này phải xem lại chính sách, quy định trong toàn công ty cũng như quy trình kinh doanh điện năng. Đối với phải thu nội bộ, chưa có quy định thời gian cụ thể, ví dụ như các khoản tạm ứng đi công tác, các khoản tạm ứng để thực hiện chương trình chăm sóc khách hàng, sau khi đơn vị thực hiện về, quy định của riêng GLPC là sau 7 ngày hoàn thành công việc phải lập đề nghị thanh quyết toán, tuy nhiên, có nhiều công tác thực hiện xong mà lãnh đạo đơn vị chưa xử lý thì vẫn chưa thể thực hiện xử lý khoản tạm ứng được. Bên cạnh đó là khoản phải thu của khách hàng, theo quy trình kinh doanh điện năng, khách hàng chậm trả tiền điện trong vòng 15 ngày để thanh toán, sau 15 ngày khách hàng có tiếp từ 1 đến 2 ngày để thanh toán, sau đó khách hàng chưa thanh toán thì sẽ chẳng có thời hạn thanh toán nào, cho đến khi khách hàng được mở điện trở lại, như vậy, nếu đặt vấn đề, khách hàng không cần điện nữa, sẽ không thanh toán và để cắt điện, thì thời gian Công ty thu hồi lại khoản nợ này, sẽ khó tính toán và xử lý được, chưa kể các quy phạm liên quan đến việc chậm thanh toán. Với khối lượng hơn 400.000 khách hàng, mà vấn đề trên xảy ra nhiều,

sẽ gây ảnh hưởng đến chỉ tiêu trên, bằng chứng là năm 2018 số vòng quay đã giảm. Công ty cần có biện pháp chặt chẽ vì nguồn thu này là doanh thu chính của Công ty, phải đối chiếu hàng ngày, nâng cao năng lực cho chuyên viên công nợ,… và tất nhiên phải đi đôi với một chính sách thu không hoàn toàn cứng nhắc, mới có thể khắc phục và sử dụng hiệu quả hơn.

Bảng 2.15. So sánh số vòng quay khoản phải thu với Công ty Điện lực Đăk Lăk giai đoạn 2016-2018.

STT Công ty Điện lực 2016 2017 2018

1 Gia Lai 108,25 115,92 70,25

2 Đăk Lăk 89,00 116,15 112,49

Số vòng quay khoản phải thu giữa hai Công ty chênh lệch nhiều hơn so với hai chỉ tiêu đã so sánh ở trên. Năm 2016, PC Đăk Lăk có số vòng quay thấp hơn PC Gia Lai, tuy nhiên đến năm 2017 và năm 2018, PC Đăk Lăk tăng vượt trội và cao hơn nhiều. Việc quản lý các khoản phải thu, mà chủ yếu là phải thu khách hàng, PC Đăk Lăk hoạt động hiệu quả hơn nhiều, chẳng hạn thị trường Đăk Lăk phát triển nhiều ngân hàng thương mại và phát triển nhanh hơn Gia Lai là điều thấy rõ rệt, từ đó cũng cải thiện và hỗ trợ được PC Đăk Lăk trong việc thu hồi.

+ Số vòng quay hàng tồn kho

Bảng 2.16. Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của Công ty Điện lực Gia Lai giai đoạn 2016-2018.

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Số vòng quay HTK 32,87 36,14 29,43

Số ngày một vòng quay 10,95 9,96 12,23

Số vòng quay hàng tồn kho năm 2017 là cao nhất, đạt 36,14 vòng tương ứng với số ngày là 9,96 ngày/vòng, tăng gần 10% so với năm 2016, tuy nhiên

sang năm 2018, số vòng quay HTK giảm xuống còn 29,43 vòng, giảm 23,63% so với năm 2017. Cho thấy ở năm 2017, có vẻ Công ty có sự quản lý tốt hơn năm 2018, cùng với sự gia tăng hàng tồn kho qua từng năm, dấu hiệu chưa hẳn xấu vì Công ty mở rộng quy mô, phát triển khách hàng, và thực hiện các chỉ thị thuộc về chích sách Nhà nước, áp lực quản lý và điều tiết sử dụng HTK sao cho hiệu quả nhất, số liệu trên cũng cho thấy Công ty đã quản lý tốt việc này, năm 2018 số vòng quay bị giảm xuống, một trong số nguyên nhân là tiến độ thực hiện dự án, công tác thanh xử lý những vật tư ứ đọng, không cần dùng, chậm luân chuyển chưa được kịp thời cũng như triệt để, gây việc thu hồi vốn chưa kịp thời. Công ty cần quán triệt và thực hiện có kiểm soát các công việc trên, áp sát quy định hiện hành của Tổng công ty.

Bảng 2.17. So sánh số vòng quay hàng tồn kho với Công ty Điện lực Đăk Lăk giai đoạn 2016-2018.

STT Công ty Điện lực 2016 2017 2018

1 Gia Lai 32,87 36,14 29,43

2 Đăk Lăk 68,75 80 125

Ngược lại so với PC Gia Lai, PC Đăk Lăk có số vòng quay hàng tồn kho tăng dần qua các năm, tương ứng với số ngày một vòng quay ngày càng rút ngắn lại, cho thấy hiệu quả sử dụng ngày càng được cải thiện, hai năm gần nhất là năm 2017-2018, PC Đăk Lăk sử dụng có hiệu quả hơn PC Gia Lai, về mặt tăng quy mô thì địa bàn tỉnh Đăk Lăk có nhiều thuận lợi hơn, cùng với đó là cách quản lý hiệu quả hàng tồn kho. Mỗi khu vực khác nhau về địa hình, khả năng phát triển quy mô, trình độ,… điều đó cho thấy PC Gia Lai nên nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý hàng tồn kho cũng như áp lực tăng quy mô hoạt động.

Để đánh giá tổng quát hiệu quả sử dụng VLĐ, ta có thể đánh giá tới các hệ số thanh toán của Công ty như sau:

- Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động và khả năng thanh toán của Công ty:

Bảng 2.18. Phân tích các hệ số thanh toán của Công ty Điện lực Gia Lai giai đoạn 2016-2018.

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

TSSL của VLĐ 33,07 26,25 28,98

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 0,15 0,19 0,36

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,02 0,01 0,02

Tỷ suất sinh lời của Công ty cao nhất là năm 2016, đến năm 2017 có giảm tuy nhiên năm 2018 tăng lên, số liệu qua các năm cho thấy không tăng đều, tuy nhiên năm 2018 gần nhất đã có dấu hiệu tăng lên và cho thấy Công ty đã dần thực hiện tốt công tác quản lý, điều tiết và có kế hoạch sử dụng hiệu quả hơn. Các hệ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 1 rất nhiều, điều này có phản ánh không tốt về thực trạng của Công ty, cho thấy Công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn với các khoản nợ của mình trong việc sử dụng nợ ngắn hạn đầu tư cho TSNH. Vậy ta xét tiếp cơ cấu nợ ngắn hạn như thế nào, xem lại phân tích nợ ngắn hạn ở bảng 2.6, ta thấy chiếm tỷ trọng đáng kể có mặt ở đây là nợ phải trả nội bộ, phải trả người lao động và từ người bán, như vậy, Công ty đã chiếm dụng từ các nguồn này nên áp lực trả nợ ít hơn so, đồng thời, Công ty trực thuộc EVNCPC, được đảm bảo hoạt động bởi mọi chính sách, quy định từ Công ty cấp trên dựa trên cơ sở giao vốn và tài sản để hoạt động, và sẽ có sự tín nhiệm từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn, giúp việc nhận các khoản vay được dễ dàng, ít chịu áp lực từ các khoản nợ từ tổ chức tín dụng và khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho va ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)