CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LAI
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LAI
2.4.1. Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2016-2018, tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty tăng dần, cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động có dấu hiệu tốt, được nâng cao hiệu quả rõ rệt. Bên trong nó, Công ty đã thực hiện tốt nhiều công việc để đạt được, như là:
- Công ty quản lý các khoản mục thu vào khá tốt, nguồn thu chính là tiền điện, Công ty đã hoạch định được chiến lược thu để đáp ứng chủ trương của EVNCPC và đẩy mạnh hiệu quả trong công tác thu hồi
- Công ty tồn quỹ tiền mặt một cách hợp lý, đủ chi tạm ứng nội bộ, chi các khoản hỗ trợ thuộc về lợi ích của CBCNV.
- Công ty thực hiện tăng tiền gửi ngân hàng, điều này là do phát triển nhiều kênh thu tiền điện, các khoản đầu tư xây dựng cơ bản đều có tài khoản riêng được phân định rõ rệt mục đích của khoản thu. Vì thế mà giảm được
thời gian thu hồi, giảm được nhiều chi phí nhân công thu tại hộ hay khu vực như trước đây, rất có hiệu quả và góp phần nâng cao năng suất lao động.
- Về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ VTTB cho hoạt động SXKD của Công ty, giai đoạn 2016-2018, Công ty luôn đáp ứng đủ vật tư cho các kế hoạch, dự án đã đề ra.
- Quy trình quản lý vật tư, quản lý công nợ được thực hiện đúng với quy định của EVNCPC, và tại Công ty cũng có nhiều văn bản triển khai, hướng dẫn, chỉ thị thực hiện tương đối chặt chẽ.
- Việc trích lập các khoản dự phòng, đề được thực hiện đúng với quy định của EVNCPC, hàng quý và hàng năm, EVNCPC kiểm tra việc kiểm kê, quản lý, xử lý, báo cáo, trích lập đề ít mắc lỗi và tương đối tốt.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh mặt đạt được, vẫn còn tồn tại những vấn đề chưa thể khắc phục, mặt hạn chế cần được chú ý:
- Nếu so với toàn EVNCPC, các đơn vị khác có hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt hơn rất nhiều so với đơn vị, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty tương đối thấp.
- Công ty chưa chú trọng đến đầu tư các chứng khoán có tính thanh khoản cao, thay vì để lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng khá nhiều.
- Bên cạnh việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định, quy trình thu chi và quản lý vật tư, còn tồn tại khá nhiều vấn đề mà Công ty chưa giải quyết, như là còn để tình trạng mua sắm VTTB không qua đấu thầu, nhân viên kiểm kê chưa sát sao, chất lượng VTTB tồn kho bị giảm sút nhiều, gây thất thoát vốn.
- Quá trình thu hồi nợ chưa thực sự tốt, còn dựa vào năng lực thu hồi của nhân viên thu và nhân viên công nợ chưa chủ động, Công ty chưa đánh
giá được thu tốt hay là không tốt, chưa quy định trách nhiệm của cá nhân, hay là trách nhiệm liên đới trong việc để nợ quá hạn.
- Đánh giá khách hàng chưa được chuẩn xác, nguyên nhân nợ chưa được phân tích cụ thể, dẫn tới còn tồn đọng nhiều khách hàng nợ tiền điện, và duy chỉ áp dụng mỗi quy trình quá hạn thì cắt điện, nhưng chưa thực sự chú trọng xử lý triệt để việc đến khi nào khách hàng mới thanh toán tiền điện, làm kéo dài thời gian thu hồi, gây ảnh hưởng đến vốn.
- Số HTK trung bình của Công ty vẫn còn cao, dẫn đến việc quản lý sẽ gặp khó khăn, thêm các vấn đề tiếp sau đó là hao hụt, thất thoát, hư hỏng,…
2.4.3. Nguyên nhân - Khách quan:
Đối với Công ty, nguyên nhân chính gây ảnh hưởng lớn nhất đó là khách hàng và môi trường tự nhiên, địa lý.
+ Đối với công tác mua sắm, nhập vật tư trong kho, vì theo quy định, mua sắm VTTB phải thực hiện mua sắm tập trung, sau đó được phân bổ về đơn vị theo kế hoạch đã duyệt, khoảng cách địa lý là yếu tố cũng tác động đến đáng kể, việc vận chuyển về đơn vị tốn thêm chi phí, VTTB có khả năng hư hỏng. Vì vậy dẫn đến việc Công ty thường lập kế hoạch hơi dư cho cả năm, rồi cuối năm thanh xử lý sau, để tránh tình trạng phải lập tờ trình xin EVNCPC trong trường hợp thiếu hụt VTTB trong năm tài chính. Việc đó dẫn đến dư mà không kiểm soát kịp, ứ đọng và kém hiệu quả.
+ Đối công tác thu hồi tiền điện, quy định hiện hành sẽ cắt điện nếu khách hàng chưa thanh toán và để quá hạn sau khi có thông báo nhắc nợ, nhưng khách hàng không thanh toán, thì Công ty vẫn chưa thể thu được, trong khi việc phân phối điện vẫn phải diễn ra hàng ngày, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến vốn.
+ Vị trí địa lý của tỉnh cũng khó trong các công tác sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản kéo dài, nhiều trạm điện nằm ở vị trí vùng sâu vùng xa, xe cẩu không thể vào được, vì vậy mà nguồn lực chính vẫn là con người, vì thế mà không thể không công nhận rằng, vấn đề về khoảng cách, thời gian, tiến độ thực hiện không hề gây ảnh hưởng.
- Chủ quan:
+ Bên cạnh việc chỉ thực hiện tốt các quy định ban hành từ EVNCPC thì chưa đủ, đòi hỏi Công ty không những quản trị tốt, mà còn quan sát, theo dõi, kiểm tra được chất lượng công việc. Trên thực tế, Công ty ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện rõ ràng nhưng chưa thực sự kiểm tra được công tác của CBCNV thực sự chất lượng chưa, hay chỉ làm đối phó.
+ Đối với kiểm kê tài sản, CBCNV phụ trách có trường hợp thực hiện qua loa. Tất cả các vật tư, thiết bị thu hồi về chưa hoặc muộn lập biên bản, đánh giá phân loại sử dụng, chất lượng, giá trị trước khi nhập kho hoặc đánh giá lại cũng thiếu chính xác.
+ Trong công tác thu hồi nợ, còn một số khu vực không thể thu qua ngân hàng, nhân viên phải đến nhà để thu, sau khi thu về nhân viên chưa thực hiện kết chuyển vào tài khoản của đơn vị, thậm chí để đến cuối tuần hoặc cuối tháng.
+ Việc xác định danh mục và số lượng vật tư tồn kho của Công ty chưa thực sự kỹ lưỡng, với chính sách tiết kiệm chi phí của EVNCPC, tuy nhiên còn tâm lý e dè lo lắng thiếu vật tư, vì áp lực hoàn thành công trình đúng hạn, không để trì trệ.
+ Nhìn chung, Công ty chưa có các chiến lược kinh doanh tổng thể mang tính chủ động hơn trong hoạt động SXKD của mình, việc tuân thủ thực hiện theo quy trình từ EVNCPC ban hành, cũng chưa tạo cơ hội để đơn vị được chủ động đề ra các chiến lược có tính sáng tạo hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong giai đoạn 2016-2018, số vòng quay vốn lưu động (tốc độ luân chuyển) tăng dần qua từng năm, như vậy cho thấy tình hình sử dụng khá ổn, cải thiện rõ rệt, có một số dấu hiệu cho thấy có biến cố tuy nhiên Công ty khắc phục được. Đóng góp vào sự phát triển của Công ty, cũng như ổn định hoạt động SXKD của Công ty.
Tất nhiên mọi hoạt động của Công ty đều mang lại thành tựu và cả các mặt hạn chế cần khắc phục, trong thời gian qua, đánh giá các chỉ số thì cho thấy Công ty vẫn trong mức ổn định, nhưng so với toàn Tổng công ty, hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng còn kém so với nhiều đơn vị bạn, lợi nhuận nằm tầm trung (so với bảng xếp loại 13 Công ty Điện lực, chưa kể các Công ty con). Nói đến mặt hạn chế, phải nói đến nguyên nhân gây ra, tác giả đã phân tích và dựa trên thực tế, có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, những nguyên nhân gây ra thoạt qua thì chưa đánh giá được mức độ tác động, nhưng qua nghiên cứu cho thấy, nó có tác động sâu xa, lâu dài đến chính các chu kỳ SXKD, một số nguyên nhân như vị trí địa lý của tuy chưa khó khăn bằng các tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, tuy nhiên vẫn còn ảnh hưởng đến điều kiện làm việc, thời gian làm việc, địa hình hiểm trở gây kéo dài thi công, hư hỏng nhanh các VTTB. Bên cạnh đó, vào gần cuối năm 2018, Công ty phải nhập sáp nhập toàn bộ Chi nhánh điện Cao thế miền trung – Công ty Điện cao thế miền Trung, khiến Công ty tăng vọt tài sản lưu động, tài sản cố định và cả con người. Gây ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của Công ty, lãnh đạo phải quản trị, sắp xếp, kế hoạch, điều tiết sao cho vừa sắp xếp lao động, vừa điều tiết lượng tài sản sáp nhập, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng. Nguyên nhân chủ quan đáng chú ý hơn, Công ty chưa chú trọng đến công tác ước tính nhu cầu vốn lưu động, từ việc chủ động ước tính, sẽ kiểm soát được, cũng như lên kế hoạch mua và sử dụng phù hợp, từ đó mới quản lý tốt nguồn vốn này.
CHƯƠNG 3