CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
− Phương pháp nghiên cứu tại bàn.
Luận án nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến đối tượng nghiên cứu để làm cơ sở lý luận. Ngoài ra, Tác giả còn quan sát và tổng kết các lý thuyết liên quan đối tượng nghiên cứu từ thực tế. Nguồn dữ liệu của phần này được thu thập từ các giáo trình, luận văn, luận án, tạp chí chuyên ngành,…có liên quan nhằm phục vụ cho cơ sở lý luận chung cho luận án. Các số liệu thống kê được thu thập chủ yếu từ các cơ quan quản lý các cấp của Tỉnh như: UBND Tỉnh, Cục Thống kê, sở KH&ĐT, sở Công thương, sở Tài chính, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT,...
− Phỏng vấn sâu (phụ lục 4), quan sát trực tiếp và ghi nhận (hình ảnh, mô tả).
Tiến hành phỏng vấn sâu với các biên liên quan như, các chuyên gia, chủ đầu tư, Ban QLDA, với những người đang trực tiếp quản lý và thực hiện ĐTC ở các đơn vị tại ĐP. Cụ thể, tác giả thực hiện phỏng vấn 06 cán bộ ở các cơ quan như 01 cán bộ Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Tháp, 01 cán bộ Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp, 01 cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, 01 cán bộ ở UBND tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, tác giả cũng phỏng vấn 01 cán bộ ở UBND TP. Cao Lãnh và 01 cán bộ ỏ Ban QLDA tỉnh Đồng Tháp. Các nội dung phỏng vấn xoay quanh các thông tin liên quan về tỉnh hình xảy ra các hiện tượng thời tiết của khí hậu tại tỉnh và cũng như công tác QLĐTC, ảnh hưởng BĐKH đến QLĐTC trên địa bàn tỉnh.
Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu đối với đại diện của một số HTX có SXKD tại tỉnh. Đây cũng là các HTX SXKD các các sản phẩm mà ĐP có lợi thế như
Cá, xoài, cam, lúa…Cụ thể, tác giả phỏng vấn 01 đại diện hộ gia đình ở HTX dịch vụ nông nghiệp Mỹ Hội (Xoài, Chanh), 01 đại diện hộ gia đình HTX Bình Hàng Trung (Xoài, Chanh); 02 đại hiện hộ gia đình HTX Bình Thạnh (Xoài, Cá), 01 đại diện hộ gia đình HTX Phong Mỹ (Lúa, Cam). Các thông tin phỏng vấn tập trung chủ yếu về nhận thức các hiện tượng thời tiết xảy ra ở ĐP hiện nay như thế nào, mức độ ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các hộ gia đình trong HTX, các hoạt động thích ứng của các hộ gia đình trước các hiện tượng thời tiết của BĐKH, hoặc nhận định về các đầu tư hỗ trợ của CQĐP/nhà nước đối với các hộ gia đình trong HTX trước tác động của các hiện tượng thời tiết của BĐKH,…
Các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện trong khoảng thời gian 01 tháng (trung tuần tháng 4/2019 đến trung tuần tháng 5/2019). Thời gian tiến hành mỗi cuộc phỏng vấn sâu từ 30 phút đến 45 phút. Đối với các cán bộ tại các cơ quan thì cuộc phỏng vấn được tiến hành ngay tại phòng làm việc của họ và đối với các đại diện của các HTX thì cuộc phỏng vấn được tiến hành nhà riêng của các đại diện. Trước khi tiến hành thực hiện phỏng vấn thì tác giả có gửi trước các câu hỏi/thông tin trao đổi đến các đối tượng phỏng vấn để tham khảo trước. Tại buổi phỏng vấn, ngoài ghi chép trên giấy có chuẩn bị sẳn thì các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm bằng điện thoại nhằm đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin cũng như tránh bỏ sót thông tin từ đối tượng phỏng vấn. Các cuộc ghi âm đều được lưu giữ cẩn thận vào máy tính và được gở băng thành văn bản phục vụ cho phân tích của luận án.
− Phương pháp điều tra Phiếu điều tra:
Phiếu điều tra số 1 (Phục lục 1): Đánh giá từng khâu chu trình QLĐTC trong điều kiện BĐKH. Phiếu được thiết kế dựa trên kế thừa các câu hỏi khung đánh giá QLĐTC của Anand Rajaram và cộng sự (2010), Vũ Thành Tự Anh (2015) về QLĐTC trong điều kiện BĐKH. Đối với yếu tố BĐKH thì tác giả kế thừa dựa trên nghiên cứu của Vũ Thị Hoài Thu (2013), cùng với sử dụng phương pháp cho điểm thông qua thang đo Likert từ 1 đến 5 tương ứng mức độ đồng tình với quan điểm hay ý kiến được thiết kế trong phiếu điều tra. Đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là các cán bộ đang làm công tác chuyên môn có liên quan đến công tác QLĐTC ở tỉnh.
Phiếu điều tra số 2 (Phụ lục 2 và 3): Để đánh giá kết quả QLĐTC cấp tỉnh chịu sự tác động từ BĐKH, tác giả dựa dựa trên thực tiễn và phương pháp phân cấp hệ thống đầu nguồn của Davide Wordige (1990) và các công trình có ứng dụng phương pháp này như Davide Wordrige (1992), Hoàng Sỹ Động (2020) và các công trình có liên quan. Ngoài đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là các cán bộ đang làm công tác chuyên môn có liên quan đến công tác QLĐTC ở tỉnh, bên cạnh đó còn phỏng vấn đối
với các đối tượng thụ hưởng liên quan đến các công trình ĐTC ở tỉnh bao gồm như các nhà nghiên cứu – giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, DN, hợp tác xã, trang trại và các hộ gia đình.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được tác giả lựa chọn nhằm phù hợp với điều kiện hạn chế về nguồn lực (thời gian, tài chính, mối quan hệ, …), căn cứ vào phân cấp quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia QLĐTC… Theo phương pháp này thì hình thức chọn mẫu là phi xác xuất, việc chọn mẫu dựa trên khả năng mà người nghiên cứu có thể tiếp cận tới được các đối tượng nghiên cứu và kích thước mẫu tối thiểu là 100 quan sát (Đinh Phi Hổ, 2011; Nguyễn Đình Thọ, 2012; Nguyễn Văn Thắng, 2017). Theo phương pháp này, tác giả lựa chọn tiến hành khảo sát mẫu ở các đơn vị có sử dụng, QLĐTC và cũng như căn cứ vào phân cấp quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia QLĐTC ở cấp tỉnh Đồng Tháp bao gồm như UBND tỉnh, Sở Tài chính, sở KH&ĐT, Các Ban QLDA tỉnh, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT. Ở Cấp dưới tỉnh, tác giả lựa chọn các ĐP có qui mô diện tích lớn và gần trung tâm tỉnh và có nhiều HTX, DN để thuận tiện kết hợp với phỏng vấn sâu một số HTX điển hình, các ĐP được chọn bao gồm UBND H. Cao Lãnh, UBND Tp. Cao Lãnh và UBND H. Thanh Bình. Để tăng tính đại diện và độ tin cậy của mẫu điều tra thì tác giả tiến hành điều tra trực tiếp thông qua phiếu điều tra. Bên cạnh đó, để giảm sự chênh lệch và cũng như sai lệch do sẽ có hiện tượng không trả lời (non-response bias) trong quá trình điều tra thu thập, tác giả đã nhờ đến hỗ trợ trực tiếp của những cán bộ đang công tác chuyên môn tại đơn vị được gửi phiếu khảo sát và theo dõi cũng như tư vấn quá trình trả lời bảng hỏi của các cán bộ để đảm bảo các câu hỏi được trả lời nghiêm túc và chính xác. Trước đó, tác giả có hướng dẫn chi tiết đối với những cán bộ được nhờ phát và thu phiếu điều tra nhằm đảm bảo họ có thể hiểu và hướng dẫn lại các cán bộ được phát phiếu điều tra.
Thời gian khảo sát:
Đối với phiếu điều tra số 1 được tiến hành trong 02 tháng, từ tháng 3/2019 đến tháng 4/2019. Số phiếu khảo sát được in ra để phát là 208 phiếu, thực tế số phiếu thu về là 185 phiếu sau khi đã sàng lọc và loại bỏ các phiếu không hợp lệ (phiếu không có đủ đáp áp trả lời, hoặc phiếu có số câu trả lời hoàn toàn giống nhau, mẫu thuẩn trong trả lời…). Tác giả sử dụng kết quả 185 phiếu để dùng trong phân tích chính thức (đạt khoảng 88,89%).
Bảng 1.1. Số phiếu phát ra và thực tế thu về đối với phiếu điều tra số 1
Đơn vị khảo sát TT
1 UBND tỉnh Đồng Tháp
2 Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Tháp
3 Sở Tài chính tỉnh Đồng Tháp
4 Ban QLDA tỉnh Đồng Tháp
5 Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp
6 Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp
7 UBND H. Cao Lãnh
8 UBND TP. Cao Lãnh
9 UBND H. Thanh Bình
Tổng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Đối với phiếu điều tra số 2, được thực hiện sau so với phiếu điều tra số 1 nhằm đi sâu nghiên cứu kết quả QLĐTC bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của BĐKH và các đối tượng được khảo sát cũng đa dạng hơn. Thời gian tiến hành khảo sát từ 01 tháng (tháng 3/2020). Số phiếu khảo sát được in ra để phát là 200 phiếu, thực tế số phiếu thu về là 179/200 phiếu sau khi đã sàng lọc và loại bỏ các phiếu không hợp lệ (phiếu không có đủ đáp áp trả lời, hoặc phiếu có số câu trả lời hoàn toàn giống nhau, mẫu thuẩn trong trả lời…). Tác giả sử dụng kết quả 179 phiếu để dùng trong phân tích chính thức (đạt khoảng 89,50%).
Bảng 1.2. Số phiếu phát ra và thực tế thu về đối với phiếu điều tra số 2 Đơn vị khảo sát TT
1 Cán bộ nhà nước
2 Nhà nghiên cứu
3 DN, HTX, hộ gia đình
Tổng
khách quan và đảm bảo quy luật số lớn (thông thường trong nghiên cứu kinh tế và xã hội, số mẫu >100 là đảm bảo (Nguyễn Đình Thọ, 2012; Nguyễn Văn Thắng, 2017).