Thực trạng đầu tư công tỉnh Đồng Tháp phân theo nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

3.2. Tình hình thực hiện đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2018

3.2.1. Thực trạng đầu tư công tỉnh Đồng Tháp phân theo nguồn vốn đầu tư

Trong giai đoạn 2011 – 2018, qui mô vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không ngừng tăng và có chiều hướng giảm nhẹ từ năm 2011 - 2012 do ảnh hưởng của nghị quyết Chính phủ 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh XH trên địa bàn tỉnh và chỉ thị số 1792/2011/CT-TTg về tăng cường QLĐT từ vốn NSNN và vốn TPCP. Tuy nhiên, lượng vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có sự tăng mạnh trở lại ở giai đoạn 2013 – 2017, giảm trong năm 2018 do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

Bảng 3.3. Qui mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư công tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2018

Chỉ tiêu/năm Tổng số (tỷ đồng) Vốn NSĐP

Vốn NSTW Vốn TPCP

Các nguồn kết dư khác chuyển sang, bổ sung khác Đầu tư của DNNN

T trng (%) Vốn NSĐP

Vốn NSTW Vốn TPCP

Các nguồn kết dư khác chuyển sang, bổ sung khác Đầu tư của DNNN

Từ bảng 3.3 cho thấy, tình hình huy động nguồn vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là khá tốt từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Ở tỉnh, nguồn vốn NS được huy động từ hai nguồn vốn là NSĐP và vốn NSTW hỗ trợ cho ĐP. Trong đó, nguồn vốn NSĐP (hay còn gọi là vốn ĐP (vốn của tỉnh)) được hình thành từ nguồn vốn NSTT của ĐP, vốn thu từ tiền sử dụng đất, nguồn vốn thu từ xổ số kiến thiết, và vốn kết dư các nguồn vốn của tỉnh. Nhìn chung, tỉnh đã làm tốt công tác huy động nguồn lực của ĐP thông qua tỷ trọng của nguồn vốn NSĐP là khá cao trong tổng nguồn vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh, bình quân thời kỳ 2011 - 2015 là 51,42% và chiếm 44,38% thời kỳ 2016 - 2018. Riêng năm 2018, vốn NSĐP chiếm tỷ trọng đến 52,62% trong tổng vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, nguồn VĐT từ NSTW hỗ trợ cho tỉnh ở mức tương đối khá, nguồn VĐT này bao gồm các nguồn VĐT hỗ trợ các CTMT Quốc gia, vốn ODA và vốn NSTW hỗ trợ có mục tiêu đối với tỉnh, nhất là mục tiêu ứng phó, thích ứng với BĐKH.

Trong những năm 2011 - 2015, nguồn vốn NSTW hỗ trợ cho tỉnh có tỷ trọng giảm dần, tỷ trọng bình quân đạt khoảng 13,06%/năm trong tổng nguồn vốn ĐTC. Đến giai đoạn 2016 - 2018 nguồn VĐT này có xu hướng tăng trở lại nhưng ở mức tăng khá khiêm tốn, riêng năm 2018 chiếm 16,95%/năm trong tổng nguồn vốn ĐTC. Những năm qua, nguồn vốn NSTW hỗ trợ cho tỉnh chủ yếu thông qua các CTMT Quốc gia, các CTDA thích ứng với BĐKH và TTX ở ĐP, chương trình 135, DA trồng rừng, hình thành các cụm - tuyến dân cư và nhà ở ngập lũ ở ĐP… Đối với nguồn vốn ODA được đầu tư vào tỉnh nhằm chủ yếu hỗ trợ hoàn thiện KCHT thích ứng với BĐKH tại tỉnh và công trình công cộng lớn ở ĐP như hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước, trường học, bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện, phát triển rừng,…

Nguồn vốn TPCP đạt ở mức thấp, nguyên nhân là do nguồn VĐT này bị cắt giảm mạnh theo chính sách cắt giảm ĐTC của Chính phủ (chỉ thị số 1792/2011/CT- TTg ngày 15/10/2011). Vì vậy, tỷ trọng của nguồn vốn TPCP đạt không cao ở các năm, bình quân giai đoạn 2011 - 2016 chiếm khoảng 8,2%/năm trong tổng vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh và giảm ở mức thấp giai đoạn 2016 - 2018 chỉ chiếm khoảng 1,5%/năm.

Nguồn VĐT này chủ yếu thực hiện ĐTXD nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông vào trung tâm các xã, giao thông vùng biên giới khó khăn, đầu tư sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi, chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ giáo viên, cư xá sinh viên, nâng cấp hệ thống bệnh viện…thích ứng tốt trong điều kiện ảnh hưởng của BĐKH trên địa bàn tỉnh. Kết quả hầu hết các công trình, DA ĐTC hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy tác dụng, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật – hạ tầng XH, KCN đã hoàn thiện và đảm bảo cho nhiệm vụ phát triển KTXH của ĐP, sinh kế người dân được đảm.

Về nguồn VĐT của DNNN trong tổng nguồn vốn ĐTC tại tỉnh có tỷ trọng không kém gì so với tỷ trọng của vốn NSĐP và có xu hướng tăng lên, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 chiếm khoảng 23,8%/năm và 36,82%/năm trong giai đoạn 2016 - 2018 trong tổng nguồn vốn ĐTC. Một phần nguồn VĐT này được dùng để làm nguồn đối ứng với nguồn vốn vay, số còn lại chủ yếu là đầu tư TSCĐ để phục vụ quản lý doanh nghiệp.

Từ kết quả đạt được, cho thấy tỉnh Đồng Tháp đã chú trọng đa dạng hóa các nguồn lực vào ĐTC ở ĐP, từ đó làm gia tăng tỷ trọng của nguồn vốn NSĐP và góp phần tăng tính chủ động, giảm bớt phần nào sự phụ thuộc vào nguồn VĐT hỗ trợ trừ phía TW. Trong hiện tại và trung hạn, tỉnh Đồng Tháp cũng như các ĐP có điều kiện tương đồng trong khả năng NS ĐTC ở tỉnh vẫn còn hạn hẹp, khả năng cân đối NS còn hạn chế vì nhiều nguyên nhân khách quan…vì vậy, ngoài nguồn vốn NSĐP thì các nguồn VĐT khác, đặc biệt là nguồn VĐT hỗ trợ từ phía TW vẫn chiếm vị trí quan trọng đảm bảo cho hoạt động ĐTC ở ĐP được diễn ra thuận lợi và đạt được mục tiêu chung về PTBV KTXH thích ứng với BĐKH của Tỉnh.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(279 trang)
w