CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
3.2. Tình hình thực hiện đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2018
4.3.7. Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu đầu tư công hợp lý nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu
hướng hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu
Để có thể phát huy các tiềm năng, lợi thế của Tỉnh và gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo PTBV với tính thích ứng cao trong điều kiện BĐKH thì cần chú trọng việc rà soát lại khả năng thực hiện, xác định lại cơ cấu ĐTC hợp lý nhằm làm cho quá trình chuyển dịch CCKT của ĐP diễn ra thuận lợi. Để làm tốt điều này, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn phát triển thích ứng tốt với BĐKH.
Cần tăng cường QLNN về nông nghiệp, nông thôn đảm bảo phát triển có hiệu quả kết hợp với bảo vệ môi trường thích ứng với BĐKH. Tiếp tục đẩy mạnh việc gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông, thủy sản cho người sản xuất.
Tập trung đầu tư vào sản xuất, cung ứng giống cây, giống con theo hướng hiện đại và thích ứng cao với BĐKH; từng bước xây dựng hệ thống sản xuất và cung ứng giống cây, giống con và tiến tới xã hội hoá công tác sản xuất, cung ứng giống. Đặc biệt đối với giống hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (bắp, đậu nành), cây ăn trái, hoa kiểng và giống cá (cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh...) cần tăng cường khảo nghiệm các giống mới từ các Viện, Trường trong nước, phục tráng các giống có chất lượng cao,
phù hợp với thổ nhưỡng, nhằm nhân giống nhanh, tạo sản phẩm có năng suất cao, chất lượng đồng đều, giá thành hạ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hỗ trợ trồng rừng theo hướng thâm canh, sử dụng giống mới, từng bước nâng cao chất lượng rừng sản xuất.
Đồng thời, cần tăng cường đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi thích ứng với BĐKH nhằm bảm bảo chủ động trong cung cấp nước và kiểm soát lũ cho đất canh tác cây hàng năm và cây ăn trái; gắn việc đầu tư nạo vét kênh mương kết hợp chặt chẽ với công tác đầu tư gia cố đắp bờ kênh vừa giúp tận dụng làm lộ giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và vừa có thể làm đê bao ngăn chặn lũ lớn.
Ngoài ra, cần thưc hiện ĐTXD, phát triển đồng bộ vùng chuyên canh tập trung có khả năng thích ứng với những thay đổi từ BĐKH như cây lúa và cây màu (bắp, đậu nành...) để có sản lượng tập trung, chất lượng cao và hiệu quả đáp ứng cho xuất khẩu và một phần làm nguyên liệu chế biến thức ăn cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của Tỉnh và của Vùng.
Tiếp tục củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp, hỗ trợ hình thành các HTX nông nghiệp mới xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã viên. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ HTX nông nghiệp PTBV; mở rộng hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết SXKD dịch vụ. Trong đó, tăng cường hỗ trợ ĐTPT cơ giới; ĐTXD hoàn chỉnh hạ tầng; tập huấn, đào tạo đối với chủ nhiệm HTX và đội ngũ cán bộ kế cận các lớp nâng cao về kỹ năng quản lý nhằm giúp cho HTX đủ năng lực thích nghi với nền KTTT và tình hình BĐKH. Khuyến khích tạo điều kiện cho kinh tế trang trại, kinh tế hộ phát triển thành DN ở địa bàn nông thôn.
Tăng cường đầu tư hoàn chỉnh CSHT KTXH ở nông thôn ngày càng hiện đại, gắn với phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ; bảo đảm XH vùng nông thôn ổn định, môi trường được bảo vệ, đủ khả năng ứng phó, thích ứng với BĐKH trước mắt và lâu dài.
Thứ hai, Đầu tư CN - XD thích ứng với BĐKH.
Cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, hiệu quả về kêu gọi, thu hút đầu tư; sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý Khu kinh tế Tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố huy động mọi nguồn lực nhằm từng bước hoàn chỉnh hạ tầng các KCN, CCN;
thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, xúc tiến kêu gọi các DA lớn đến đầu tư, tạo được bước đột phá mới; thu hút các DAĐT vào ngành nghề mới làm đa dạng sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp.
Hơn nữa, cần tạo điều kiện thuận lợi để các DA đang xây dựng đi vào hoạt động tạo thêm sản phẩm mới; khuyến khích các DN tiếp tục đổi mới ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sản xuất sạch hơn, tiết kiệm nguồn nguyên liệu, giảm chất thải,
khí thải, thân thiện môi trường cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề, các tổ hợp tác, HTX, cơ sở sản xuất truyền thống... qua đó, sản xuất được những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá thành hợp lý đủ sức cạnh tranh, đảm bảo chất lượng vượt qua các rào cản thương mại. Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn các DN xây dựng nhãn hàng hoá, thương hiệu DN, xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế: ISO, HACCP, GMP, SA…
Thứ ba, đầu tư TM - DV nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ trong điều kiện có BĐKH.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, tìm thị trường mới cho các sản phẩm hàng hoá của Tỉnh; Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận được chính sách ưu đãi ĐTXD và phát triển chợ, trung tâm thương mại, khu kinh tế cửa khẩu; thực hiện tốt phương án chuyển đổi hoạt động của Ban quản lý chợ sang doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ, nhằm XH hoá nhanh về ĐTXD, khai thác và quản lý chợ. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh công tác xúc tiến, Marketing địa phương để tăng khả năng thu hút các thành phần kinh tế cùng tham gia ĐTXD phát triển CSHT du lịch kết hợp với hạ tầng giao thông và hạ tầng nông nghiệp.
Ngoài ra, đầu tư nâng cao chất lượng mạng điện thoại di động, internet, ..., gắn với việc thực hiện những giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm tra hoạt động dịch vụ này. Chú trọng phát triển các dịch vụ có tiềm năng với giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính, ngân hàng, các loại dịch vụ kinh doanh…
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thực trạng QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2018, nghiên cứu đã chỉ ra những thành tựu đạt được và một số hạn chế bất cập, cùng các nguyên nhân của những hạn chế đó.
Với những thuận lợi, khó khăn và cơ hội, thách thức của tỉnh trong phát triển KTXH và định phướng phát triển KTXH nói chung cũng như định hướng QLĐTC trong thời gian tới. Luận án đề xuất một số nhóm giải pháp tăng cường QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH có giá trị tham khảo về mặt lý luận và thực tiễn đối với tỉnh Đồng Tháp và các ĐP có điều kiện tương đồng tại vùng ĐBSCL như: (1) Đổi mới cách làm và nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch ĐTC; (2) Tiếp tục hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý thực hiện ĐTC; (3) Nâng cao chất lượng công tác KTGS, thanh tra đối với hoạt động ĐTC, với cơ chế cụ thể và minh bạch nhằm tăng cường giám sát cộng đồng và XH; (4) Tăng cường hơn nữa công tác phân cấp và phối hợp trong QLĐTC và rà soát, cập nhật, hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp lý có liên quan tới lòng ghép công tác QLĐTC với nhiệm vụ ứng phó BĐKH, phòng tránh RRTT; (5) Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích, ưu đãi khi đầu tư vào các DA ĐTC ứng phó, thích ứng với BĐKH và tăng cường đa dạng hóa các loại hình ĐTC; (6) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nhân lực QLĐTC đáp ứng yêu cầu trong điều kiện BĐKH. (7) Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu ĐTC hợp lý nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh chuyển đổi CCKT thích ứng với BĐKH.