CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Lý luận chung về quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu
2.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu
Để đảm bảo việc đánh giá được khách quan, đúng đắn và có ý nghĩa thì việc đánh giá phải được dựa trên hệ thống các tiêu chí, quy chuẩn khoa học, có tính hệ thống. ĐTC nói chung và ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH nói riêng đều là hoạt
động đầu tư có tính liên ngành nên công tác QLĐT, QLĐTC nói chung và QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH là yêu cầu khách quan nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư có hiệu quả. Việc đánh giá kết quả QLĐTC nói chung và QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH nói riêng là công việc khó khăn. QLĐTC là hoạt động có đặt trưng riêng, gián tiếp tạo ra các giá trị vật chất và ít nhiều tác động làm cho quá trình tạo ra giá trị vật chất diễn ra nhanh hay chậm. Do đó, việc đánh giá của hoạt động QLĐTC nhiều khi được đánh giá chủ yếu mang tính chất định tính nhiều hơn, khó có thể định lượng. Hơn nữa, còn nhiều yếu tố “khó hoặc không” thể định lượng một cách cụ thể và chính xác như về năng lực, uy tín,…và sự am hiểu về các lĩnh vực XDCB của chủ thể tiến hành hoạt động QLĐT. Các yếu tố này có vai trò, tác dụng rất lớn đối với hoạt động QLĐT, tuy nhiên việc lượng hóa như các chỉ số thông thường khác thì rất khó khăn và tốn nhiều nguồn lực (Trần Kim Chung và Cộng sự, 2015; Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng, 2013).
QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH có hiệu quả và hiệu lực, thông qua đó góp phần thực hiện đạt được các mục tiêu như đạt được các mục tiêu chiến lược, mục tiêu kế hoạch PTBV KTXH thích ứng với BĐKH của tỉnh trong từng thời kỳ. Đồng thời giúp cho việc huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư của tỉnh có hiệu quả hơn. Ngoài ra, QLĐTC cấp tỉnh còn giúp hoạt động ĐTC ở ĐP được thực hiện đúng theo quy định pháp luật và đảm bảo các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư (quy hoạch, thiết kế, kỹ thuật, chất lượng, thời gian, chi phí,..). Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH bao gồm:
a) Đánh giá quản lý đầu tư công cấp tỉnh thông qua các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu Hiệu quả đầu tư nói chung và ĐTC cấp tỉnh nói riêng có thể được đánh giá dựa trên nhiều phương diện khác nhau. Nếu xét trên phương diện về kinh tế thì đó là hiệu quả kinh tế. Còn đánh giá hiệu quả chính trị - XH thì xét về mặt chính trị xã hội như giải quyết công ăn, việc làm, công bằng XH, môi trường,...Khi xét chung cả mặt kinh tế, chính trị và VHXH...thì được xem là đánh giá hiệu quả KTXH. Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả ĐTC còn có thể được xem xét trên phương diện DA, ĐP và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả tập trung làm rõ tiêu chí đánh giá hiệu quả ĐTC nhìn dưới gốc độ ĐP và toàn bộ nền kinh tế.
Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng (2013, tr.289) cho rằng “Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả KTXH đã đạt được theo các mục tiêu của hoạt động đầu tư với các chi phí bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định”. Hiệu quả KTXH của hoạt động đầu tư chính là lợi ích KTXH
mà khoản đầu tư mang lại. Đây là phần chênh lệch giữa các lợi ích mà nền KTXH thu được so với các chi phí mà xã hội phải bỏ ra khi THĐT. Trong đó, lợi ích mà XH thu được là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của XH, của nền kinh tế như thực hiên các chính sách của Nhà nước về PTKT, văn hóa, môi trường,... Còn chi phí XH phải gánh chịu bao gồm toàn bộ các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động dành cho hoạt động đầu tư thay vì sử dụng vào các hoạt động khác trong tương lai.
Một nguyên tắc quan trọng nhất cần phải tuân thủ khi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư là phải xuất phát từ mục tiêu của hoạt động đầu tư. ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH chủ yếu tập trung đầu tư vào xây dựng hạ tầng kinh tế và XH ứng phó, thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh nên trong QLĐTC ở ĐP cần phải tính tới hiệu quả gián tiếp, liên đới, hiệu quả ngoại biên có tác động rộng lớn vượt ngoài phạm
vi của DA ĐTC. Vì vậy, hiệu quả hoạt động ĐTC thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đạt được mục tiêu chiến lược PTBV KTXH của tỉnh. Nhà nước đầu tư để thực hiện các chương trình KTXH, nếu không xem xét một cách nghiêm túc về hiệu quả KTXH đối với các hoạt động ĐTC thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí NSNN và trì truệ sự phát triển của ĐP.
Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả tập trung làm rõ một số chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá hiệu quả ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH (xét về hiệu quả KTXH) bao gồm:
Về hiệu quả kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu như mức tăng của tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) của khu vực công so với toàn bộ vốn ĐTC phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của tỉnh; Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) (Chi tiết ở Phụ lục 6). Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác như: Mức tăng thu nhập quốc dân của tỉnh, mức tăng thu NS của tỉnh, mức tăng thu ngoại tệ hay mức tăng kim ngạch xuất khẩu so
với vốn ĐTC thích ứng với BĐKH phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của tỉnh; tác động của ĐTC thích ứng với BĐKH đến chuyển dịch CCKT của tỉnh, cải thiện MTĐTvà các hoạt động khác ở tỉnh.
Hiệu quả về mặt XH và môi trường thích ứng với BĐKH, để đánh giá hiệu quả của ĐTC thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh, không chỉ sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, mà còn sử dụng một số chỉ tiêu hiệu quả XH để có thể đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động ĐTC thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh. Thực tế, vốn ĐTC thường chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn, nhưng nó lại có tầm quan trọng đáng kể trọng trong việc giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giữ ổn định cuộc sống của họ, hơn nữa còn giúp cải thiện MTĐT, cải thiện điều kiện việc làm, đảm bảo an toàn và giữ gìn môi trường thích ứng tốt hơn với BĐKH,…Tất
cả các tác động này hoàn toàn có thể cảm nhận được nhưng để có thể đo lường được thì rất khó khăn (Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng, 2013).
b) Đánh giá quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu theo chu trình quản lý đầu tư công
Việc đánh giá hiệu quả QLĐT nói chung và QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH bằng các chỉ số định lượng thường có những hạn chế nhất định như chỉ số ICOR thường có độ trễ thời gian hoặc đánh giá dựa trên tiêu chí hiệu quả XH lại có phạm vi rộng, có tính tương đối và khó so sánh...dẫn đến có thể sẽ khó phản ánh được một cách đầy đủ nhất về kết quả công tác quản lý. Do vậy, công tác QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH nên được đánh giá thêm theo chu trình QLĐTC ở ĐP bao gồm từ việc đánh giá công lập kế hoạch ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH; công tác tổ chức và quản lý thực hiện ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH; công tác KTGS và đánh giá ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH. Hơn nữa, còn phải đánh giá công tác phân cấp và công tác phối hợp trong QLĐTC của các cơ quan chức năng và các bên có liên quan. Kết quả đánh giá sẽ chỉ ra được điểm mạnh, điểm còn hạn chế từng khâu quản lý còn nhiều yếu kém, gây thất thoát, lãng phí lớn... cần phải tập trung cải thiện.
Đây là phương pháp đánh giá mới và được đề xuất ứng dụng ở các nước trong thời gian trong nghiên cứu của Anand Rajaram và cộng sự (2010), Vũ Cương (2014) và Vũ Thành Tự Anh (2018) cũng đã sử dụng để đánh giá tình hình QLĐTC ở Việt Nam trong thời gian qua.