Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Lý luận chung về quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu

2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu

kin biến đổi khí hu

2.2.4.1. Các nhân tố chủ quan

a). Các nhân tố về quy hoạch, kế hoạch ĐTC ở ĐP trong điều kiện BĐKH Để đạt được thành công thì hoạt động ĐTC thích ứng với BĐKH ở ĐP cần dựa trên các quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch ngành, vùng, kế hoạch phát triển KTXH thích ứng với BĐKH của ĐP trong từng thời kỳ.

Các QHKH như là những bản đồ để định hướng, chỉ ra các bước đi sao cho ngắn và hợp lý nhất, tiết kiệm chi phí nhất và đem lại HQĐT cao nhất có thể cho ĐP.

Điều đó đòi hỏi những cán bộ liên quan đến công tác QLĐTC ở ĐP, nhất là trong điều kiện bị tác động bởi BĐKH thì phải có những “tầm nhìn” dài hạn, cũng như các “cải cách” sáng tạo và hợp lý để cuối cùng đạt được HQĐT đề ra (Phan Thị Thu Hiền, 2015).

b). Kế hoạch phát triển KTXH của ĐP trong điều kiện BĐKH

Kế hoạch PTBV KTXH thích ứng với BĐKH ở ĐP là chỉ báo quan trọng làm phương hướng cho kế hoạch ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH. ĐTC thích ứng với BĐKH ở tỉnh phải đáp ứng, theo sát các mục tiêu của kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh cả về phạm vi, nội dung đầu tư. Chẳng hạn để thúc đẩy các nguồn VĐT khác cho ĐTPT trên địa bàn tỉnh thì tăng cường đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu KTXH thích ứng với BĐKH ở ĐP, và ĐTPT nguồn nhân lực, ĐTPT KHCN trong điều kiện thích ứng với BĐKH ở ĐP. Đồng thời, đưa ra những chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư đối với các khu vực tư nhân, khu vực có VĐT nước ngoài vào các công trình, DA thích ứng với BĐKH ở ĐP (Phan Thị Thu Hiền, 2015).

c). Tổ chức bộ máy QLĐTC ở ĐP trong điều kiện BĐKH

Hoạt động QLĐTC ở ĐP được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không tùy thuộc vào bộ máy tổ chức QLĐTC và chu trình nghiệp vụ quản lý ở ĐP đó. Sự hợp lý, khoa học và rỏ ràng của tổ chức bộ máy góp phần làm công tác quản lý có chất lượng hơn, giảm bớt sai sót trong quản lý, nhất là trong thông tin và ra quyết định.

(Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).

d). Năng lực quản lý của người lãnh đạo và năng lực về chuyên môn của nhân sự trong bộ máy QLĐTC ở ĐP trong điều kiện BĐKH

Người đứng đầu bộ máy quản lý ở ĐP có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác QLNN nói chung và QLĐTC trong điều kiện BĐKH ở từng ĐP nói riêng. Năng lực này biểu hiện ở các năng lực như: khả năng đề xuất các chiến lược đầu tư, các kế hoạch triển khai thực hiện công việc một cách khoa học, hợp lý giữa quyền lợi và trách nhiệm đi đôi giữa các nhân sự trong bộ máy.

Nếu người lãnh đạo có năng lực kém, đồng thời bộ máy tổ chức thiếu chặt chẽ, và các chiến lược thì xa vời với thực tế, đặc biệt là có sự thay đổi của các yếu tố BĐKH ở ĐP thì việc QLĐTC sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ đầu tư không hợp lý; NS bị thất thoát, kìm hảm sự phát triển KTXH của ĐP.

Cán bộ chuyên môn có năng lực tốt giúp quá trình cung cấp thông tin đến đúng đối tượng sử dụng vốn ĐTC, đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định về QLĐTC từ nội dung chi, cho đến đảm bảo các nguyên tắc chi…đúng dự toán. Đồng thời, ý thức đạo đức nghề nghiệp và văn hóa làm việc chuyên nghiệp hơn (Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).

2.2.4.2. Các nhân tố khách quan

a). Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên của ĐP

Điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý của ĐP có tác động các nhà đầu tư khi họ nghiên cứu và chấp nhận đầu tư. Đối với các ĐP có điều kiện tự nhiên thuận lợi như các tỉnh thuộc đồng bằng, gần cảng biển; thuận lợi sản xuất, giao thông là những vùng có lợi thế để thu hút VĐT. Trong khi đó, những vùng ít lợi thế nhiều khó khăn thường gặp RRTT, lũ lụt, địa hình hiểm trở, không thuận lợi sẽ đòi hỏi tốn kém nhiều chi phí hơn trong quá trình đầu tư nên ít được các nhà đầu tư quan tâm. Điều này dẫn đến việc thu hút vốn ĐTPT từ các nguồn vốn khác trở nên khó khăn và sẽ đặt gánh nặng lên nguồn vốn ĐTC ở ĐP. Nhận biết được điều này, để thúc đẩy phát triển ở những vùng khó khăn, Nhà nước và các ĐP cần có các chính sách hấp dẫn đối với DN khi đầu tư vào các khu vực khó khăn. Đồng thời, Nhà nước và ĐP cũng cần tiến hành đầu tư trước một bước về KCHT giúp hoạt động đầu tư SXKD của các DN diễn ra thuận lợi (Phan Thị Thu Hiền, 2015; Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).

b). BĐKH ở ĐP

BĐKH ở ĐP ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc PTBV KTXH của ĐP, nó có thể làm mất đi những thành quả đã đạt được. Do vậy, cần nhận có những thức rõ đúng đắn và kịp thời trước những tác động nghiêm trọng của BĐKH, đảm bảo phát triển nhưng phải gắn liền với vấn đề ứng phó, thích ứng với BĐKH ở ĐP. Thời gian qua, công tác QLNN về BĐKH ở Việt Nam được tăng cường hơn như xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách theo định hướng TTX và ứng phó với BĐKH được cụ thể hóa bằng các chiến lược và kế hoạch hành động ở tất cả các cấp, từ quốc gia, bộ, ngành và ĐP; triển khai CTDA, đề án quan trọng ứng phó với BĐKH; …hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH, đa dạng hóa các nguồn lực hỗ trợ ứng phó với BĐKH, trong đó bao gồm cả nguồn lực đầu tư lớn trong hầu khắp các lĩnh vực từ khu vực ĐTC đến đầu tư của khu vực tư nhân.

c). Nhóm nhân tố về cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách nói chung, và cơ chế chính sách liên quan đến ĐTC ở ĐP ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ĐTC tại ĐP. Đầu tư được cấp phép của các cấp có thẩm quyền và sẽ triển vọng đạt được HQĐT cao khi phù hơp và tận dụng được những ưu đãi đầu tư trong các định hướng, chủ trương, chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách có liên quan đến đầu tư như là những rào cản để “ràng buộc”

những người tham gia đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt (Phan Thị Thu Hiền, 2015;

Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).

d). Nhóm nhân tố về kinh tế, chính trị, VHXH ở ĐP

QLĐTC ở ĐP chịu nhiều chi phối từ các điều kiện kinh tế. Nếu kinh tế thuận lợi thì khả năng cung ứng VĐT được đầy đủ và kịp thời. Nhưng khi nền kinh tế bị suy

thoái, mức TTKT chửng lại thì kìm chế lạm phát nhà nước sẽ ưu tiên thắt chặt tín dụng, các DA sẽ bị điều chỉnh cơ cấu VĐT. Hơn nữa, sẽ kéo theo tình trạng tăng giá giá cả nguyên vật liệu, chi phí công trình bị đội lên và VĐT không đáp ứng đủ nên DA đầu tư bị trì hoản thực hiện. Do đó, có thể nói các yếu tố về kinh tế có tác động rất lớn đến QLĐTC ở ĐP (Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).

Mặt khác, các DN (các chủ đầu tư) sẽ gặp thuận lợi và HQĐT cao nếu được cư dân sở tại ủng hộ. Cụ thể họ sẽ tạo điều kiện cho DN (chủ đầu tư ) triển khai đầu tư (ví dụ trong khâu GPMB, tái định cư). Ngoài ra, vấn đề XH được ổn định, an toàn, an ninh đảm bảo…đều là những điều kiện tạo tiền đề thuận lợi để các nhà đầu tư yên tâm tiến hành THĐT (Phan Thị Thu Hiền, 2015).

e). Khả năng về nguồn lực NSNN

Dự toán chi NS cho ĐTC ở ĐP hằng năm phụ thuộc nhiều vào khả năng cân đối hợp lý nguồn thu – chi NS hằng năm của ĐP và có gắn với nhiệm vụ phát triển KTXH.

Các ĐP có lợi thế lớn về nguồn thu NS dồi dào, thậm chí là ít hoặc không cần sự hỗ trợ từ phía NSTW thì các ĐP đó thường chủ động hơn trong xây dựng và quản lý kế hoạch chi NS cho ĐTC (Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).

f). Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan

Nhân tố này thể hiện tính dân chủ và kết quả của nó có tác động khá nhiều đến kết quả của QLĐTC ở ĐP. Mỗi CTDA ĐTC khi được thực hiện thường có tác động hai mặt đối với các nhóm đối tượng khác nhau. Sự đồng thuận hay phản đối của người dân ở ĐP có tác động lớn đến cả quá trình thực hiện các DA ĐTC ở ĐP, đặc biệt là các DA xây dựng KCHT lớn sẽ gặp nhiều khó khăn khi bị cản trở ngay từ khâu GPMB. Do vậy, cần có những dự trù trước những phát sinh có thể xảy ra làm ảnh hưởng và có những phương án xử lý thỏa đáng kịp thời (Hà Thị Tuyết Minh, 2019; Phan Thị Thu Hiền, 2015).

g). Sự phát triển mạnh mẽ của KHCN và quá trình hội nhập quốc tế

KHCN ngày càng phát triển và quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đã tác động làm thay đổi tư duy và phương pháp tổ chức quản lý trên diện rộng cả nước. Với xu hướng này, các yếu tố về VĐT, KHCN, kinh nghiệm quản lý quốc tế sẽ có xu hướng xâm nhập vào thị trường trong nước, mở ra những cơ hội và thách thức về cung ứng hàng hóa, dịch vụ công đối với ĐTC của cả nước nói chung và ở ĐP nói riêng. Việc áp dụng các tiến bộ KHCN trong quản lý giúp rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, tiết kiệm chi phí…góp phần nâng cao chất lượng quản lý điều hành. Tuy nhiên, cũng chịu nhiều áp lực về quá trình hiện đại hóa, về năng lực, trình độ và kiến thức của đội ngũ cán bộ QLĐTC ở ĐP càng phải được tăng cường thỏa đáng. Điều này

đòi hỏi cần phải đổi mới cơ chế quản lý, mức chi VĐT cho sự phát triển KHCN của ĐP trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực một cách hợp lý.

Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế cũng tạo ra những thuận lợi trong thu hút VĐT trong nước, nước ngoài nhằm tận dụng các nguồn lực huy động phục vụ ĐTC của ĐP. Để tận dụng được những cơ hội này thì Nhà nước phải có những biện pháp để khai thác tốt các yếu tố thị trường trong quá trình thiết lập cơ chế QLĐTC trên cơ sở phối hợp chặt chẽ vai trò điều tiết của Nhà nước và sự điều chỉnh của thị trường.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(279 trang)
w