Tình hình biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp (Trang 81 - 86)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến quản lý đầu tư công tại tỉnh Đồng Tháp

3.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh thuộc đầu nguồn sông Cửu Long chịu tác động trực tiếp và trước tiên của lũ. Trong thời gian gần đây, trừ các năm có lũ lớn vào năm 2000 - 2002

và năm 2011 thì xu hướng lũ đang giảm dần. Do ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ các đập thủy điện, DA chuyển nước ở thượng nguồn sông MeKong và BĐKH gây ra.

Mặc khác, hạn hán, khô kiệt cũng đến sớm và kéo dài hơn dẫn đến sông bị suy kiệt dòng chảy, mực nước hạ thấp, …ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của cây trồng,…Ngoài ra, Đồng Tháp là tỉnh có cả sông Tiền (122,9km) và sông Hậu (34,4km) chảy qua nên hiện tượng sạt lở bờ sông xảy ra dọc theo hai bên bờ của các con sông diễn ra ngày càng nghiêm trọng với số lượng các điểm sạt lở tăng lên, vành đai sạt lở mở rộng hơn trung bình mỗi năm mất từ 30 ha đến 50 ha đất ven sông do sạt lở gây ra.

Hơn nữa, Đồng Tháp có thế mạnh về nông nghiệp nhưng đây cũng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn từ BĐKH.

Những năm qua, tác động của BĐKH đến tỉnh Đồng Tháp ngày càng gia tăng và rỏ rệt, đặt ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến công cuộc PTBV KTXH, môi trường, đời sống và sức khỏe của người dân trong tỉnh.

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về “Mức độ xảy ra các hiện tượng thời tiết của biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian gần đây (2011 - 2018)”

Nội dung

Hạn hán, khô kiệt

Mưa bão, lũ lụt

Nhiệt độ tăng Nước biển dâng

Xâm nhập mặn

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Từ bảng 3.1, cho thấy các hiện tượng BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua như về hạn hán, khô kiệt; cũng như mưa bão, lũ lụt và nhiệt độ tăng có xu hướng xảy ra ở mức trung bình và cận trên trung bình. Trong khi đó, các hiện tượng khác như nước biển dâng và xâm nhập mặn thì lại rất ít hoặc thậm chí không xảy ra. Thực tế ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng rõ nét như mùa mưa có xu hướng thất thường, có

sạt lở mở rộng.

Hộp 3.1. Ý kiến của nhóm phỏng vấn về các hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn

“Tỉnh Đồng Tháp hiện ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng xâm nhập mặn và nước biển dâng. Tuy nhiên, trong tương lai nếu xảy ra các hiện tượng này thì Tỉnh Đồng Tháp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và chịu thiệt hại nặng từ các hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn”.

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn của tác giả

Ngoài ra, trước những thay đổi từ BĐKH trên địa bàn tỉnh thì nền nông nghiệp của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó diện tích đất bị nhiễm phèn ở tỉnh có xu hướng bị nới rộng, nhất là vùng trũng của Đồng Tháp Mười. Bên cạnh đó, các loại sâu rầy ngày càng phát triển mạnh, gây hại trên diện rộng, nhiều bệnh lạ gây hại đối với ruộng lúa, hoa màu và các vườn cây ăn trái trên địa tỉnh. Ngoài ra, trong chăn nuôi thì dịch bệnh cũng gây ra trên các loại gia súc, gia cầm ngày càng tăng và diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sinh kế của người dân ĐP. Mặt khác, đa dạng sinh học cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đáng lo ngại là nhiều loài động vật, thực vật có nguy cơ biến mất trên toàn tỉnh trước những thay đổi xấu của các hiện tượng thời tiết, khí hậu như: Sếu đầu đỏ, rắn hổ, cá dầy,…Hơn nữa, các vấn đề về ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và nguy hiểm hơn như: dịch sốt xuất huyết, viêm nhiễm dị ứng, dịch cúm H5N1, H1N1, Stress, các bệnh về đường ruột, đường hô hấp,…gây tác hại xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân ở ĐP.

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá “Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người dân ở Đồng Tháp”

Nội dung

Hạn hán, khô kiệt Mưa bão, lũ lụt Nhiệt độ tăng Nước biển dâng Xâm nhập mặn

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát bảng 3.2 cho thấy, các mức đánh giá (Mean) đều ở mức trên trung bình (lớn hơn 3). Đều này cho thấy, hầu hết yếu tố của BĐKH đều có ảnh hưởng nhiều đến đời sống và công việc của người dân ĐP, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là

đánh giá giữa các yếu tố biểu hiện của BĐKH là không nhiều. Những năm qua, Tỉnh đã ban hành nhiều chương trình hành động, quy hoạch, DAĐT ứng phó, thích ứng với BĐKH tại tỉnh; chỉ đạo lòng ghép nội dung ứng phó, thích ứng với BĐKH vào các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh, của ngành, ĐP trong tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian tới BĐKH ở tỉnh Đồng Tháp ngày càng phức tạp, khó lường hơn nên công tác tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch ĐTC ứng phó, thích ứng với với BĐKH ở tỉnh, cùng với công tác QLNN nói chung và công tác QLĐTC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cần được chú trọng thực hiện có chất lượng, có hiệu quả và đảm sinh kế cho người dân.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(279 trang)
w