Hàm lƣợng tinh dầu chiết tách từ cây Riềng đuôi nhọn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁCH, ĐIỀU CHẾ CHẤT CHUẨN VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC (Trang 110 - 117)

99

lại tụ cầu khuẩn [113]. Từ tinh dầu rễ của loài A. pinnaensis ở Việt Nam đƣợc Văn Ngọc Hướng và cộng sự công bố có khả năng kháng vi sinh vật kiểm định [33]...

Theo logic, cây Riềng đuôi nhọn cũng sẽ có những đặc điểm tương tự. Song, cho đến nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu chi tiết nào về loài cây này. Mặt khác, đối với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi nhƣ tinh dầu và các chất có mặt trong tinh dầu (mono-terpen, sesquiterpen…), để tách, định tính và định lượng chúng, phương pháp GC-MS (sắc ký khí ghép nối detector khối phổ) đƣợc xem là lựa chọn thích hợp nhất.

Để đóng góp tích cực vào những nghiên cứu chiết tách và định tính, định lượng các HCTN trong các loài thảo dược quý ở nước ta, nghiên cứu này tập trung vào định tính và bán định lƣợng các HCTN có mặt trong các bộ phận của cây Riềng đuôi nhọn (rễ, thân, lá, hoa, quả). Mẫu cây đại diện được thu hái ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An và chi tiết đƣợc nêu ở hình 2.2. Để chiết tách tinh dầu từ các bộ phận của cây, kỹ thuật chưng cất lôi cuốn hơi nước – một trong những kỹ thuật phổ biến chuyên dùng để chiết tách tinh dầu – cũng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này.

Mẫu tinh dầu chiết tách từ các bộ phận của cây Riềng đuôi nhọn, sau khi loại bỏ nước, được làm khô bằng Na2SO4 và bảo quản ở nhiệt độ 0 – 4 oC và đây được xem là mẫu đầu cho phân tích. Lấy ra 0,5 L mẫu, hòa tan trong 0,5 mL n-hexane, rồi tiêm 1 L dung dịch đó vào hệ thống thiết bị GC-MS với các điều kiện thí nghiệm lựa chọn nhƣ đã nêu ở hình 3.41. Định tính các chất trong mẫu dựa vào thƣ viện phổ đã đƣợc cài đặt sẵn trong thiết bị. Bán định lƣợng dựa vào phần trăm (%) diện tích pic của chất phân tích so với tổng diện tích của tất cả các pic. Tiến hành phân tích bằng GC-MS lặp lại 3 lần, rồi lấy giá trị trung bình.

Kết quả xác định tính chất cảm quan, thành phần hóa học (định tính) và hàm lƣợng các chất (hay cấu tử) trong tinh dầu ở các bộ phận của cây Riềng đuôi nhọn đƣợc nêu ở Bảng 3.23 cho thấy:

- Tinh dầu thu được từ các bộ phận của cây có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước, mùi thơm nhẹ và dễ chịu;

- Hàm lƣợng tinh dầu trong các bộ phân của cây (theo thứ tự tăng dần): thân

100

(0,15 %) < quả (0,18 %) < lá (0,21 %) < rễ (0,24 %) < hoa (0,30 % tính theo khối lượng tươi).

- Thành phần tinh dầu thu đƣợc từ thân chứa 32 cấu tử (chiếm 93,6 % tổng hàm lƣợng tinh dầu). Trong đó, chứa nhiều nhất là các hợp chất (nhóm) monoterpene hydrocarbon (71,9 %), tiếp theo là các dẫn xuất chứa oxy của monoterpene (13,6 %); Thành các cấu tử (theo thứ tự hàm lƣợng giảm dần) nhƣ sau:

γ-terpinene (16,9 %) > β-pinene (16,4 %) > 1,8-cineole (11,2 %) > α-terpinene (9,4

%) > α-Pinene (8,4 %) > α-phellandrene (5,9 %); Các cấu tử còn lại có hàm lƣợng <

5 %;

- Tinh dầu thu đƣợc từ quả chứa 42 cấu tử (chiếm 93,5% tổng hàm lƣợng tinh dầu) và cũng chứa nhiều nhất là nhóm monoterpene hydrocarbon (35,9 %), tiếp theo là nhóm sesquiterpene hydrocarbon (30,5 %) và các dẫn xuất chứa oxy của monoterpenes (18,0%); Trong đó, các cấu tử chính là β- caryophyllene (18,1%) > β-

Mẫu tươi (2-3 kg)

Mẫu phân tích

GC-MS

- GC-MS 6890N;

-Cột sắc ký HP-5MS với chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25 m

- Khí mang H2;

- Nhiệt độ buồng bơm mẫu 250 oC;

- Nhiệt độ detectơ 260 oC;

- Chương trình nhiệt độ buồng điều nhiệt: 60 oC (2 phút), tăng 4oC/phút cho đến 220 oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút.

Kết quả

- Định tính dựa vào các chỉ số RI (Retention Indices), và thƣ viện phổ có sẵn (NIST-08, NIST-17, NIST-18 và Wiley 9th Version);

- Bán định lƣợng dựa vào % các diện tích hoặc chiều cao của píc so với tổng diện tích hoặc chiều cao tổng các pic.

Hình 3.41. Quy trình phân tích định tính, bán định lƣợng các hợp chất trong tinh dầu chiết tách từ các bộ phận của cây Riềng đuôi nhọn

Tinh dầu thô Tinh dầu tinh

Chƣng cất lôi cuốn hơi nước

Loại nước bằng Na2SO4; Ly tâm

0,1àL pha trong 0,5 mL hexan

Tiờm 1àL

101

pinene (11,1 %) và 1,8- cineole (11,1 %) > caryophyllene oxide (7,1 %) > γ- terpinene (5,9 %), α-pinene (5,8 %) > bornyl acetate (5,0%). Các cấu tử còn lại có hàm lƣợng < 5 %;

- Tinh dầu thu đƣợc từ lá cây chứa 33 cấu tử (chiếm 95,2% tổng hàm lƣợng tinh dầu), gồm các cấu tử (xếp theo thứ tự giảm dần) nhƣ sau: linalool (25,6%) > δ- cadinen (20,4%); Các cấu tử khác có hàm lƣợng nhỏ hơn 5 %;

- Thành phần tinh dầu thu đƣợc từ rễ chứa 46 cấu tử (chiếm 92,0 % tổng hàm lƣợng tinh dầu). Trong đó, chứa nhiều nhất là nhóm monoterpene hydrocarbon (56,3 %) > các dẫn xuất chứa oxy của monoterpene (21,7 %) > các sesquiterpene hydrocarbon (10,7 %); Thành phần các cấu tử (theo thứ tự hàm lƣợng giảm dần) nhƣ sau: γ-terpinene (13,9 %) > β- pinene (12,5 %) > 1,8-cineole (8,7 %) > α- terpinene (8,5 %) > fenchyl acetate (7,8 %) > α-pinene (6,5%); Các cấu tử còn lại có hàm lƣợng < 5 %;

- Thành phần tinh dầu thu đƣợc từ hoa chứa 16 cấu tử (chiếm 97,7% tổng hàm lƣợng tinh dầu), trong đó chứa nhiều nhất vẫn là nhóm monoterpene hydrocarbon (44,8 %), tiếp theo là các dẫn xuất chứa oxy của monoterpene (22,9 %) và sesquiterpene hydrocarbon (18,2 %); Trong đó, các cấu tử chính là β- caryophyllene (12,6 %) > sabinene (9,0 %) > β-pinene (8,8 %) > γ-terpinene (7,9 %) > bornyl acetate (7,2%). Các cấu tử còn lại có hàm lƣợng < 5 %;

Kết quả trên cho thấy, trong tinh dầu thu đƣợc, thành phần các cấu tử trong các bộ phận của cây Riềng đuôi nhọn tuy có khác nhau, nhƣng có đặc điểm chung - chứa nhiều nhất là nhóm monoterpene hydrocarbon với hàm lƣợng dao động trong khoảng rộng 35,9 – 71,9 %, tiếp theo là nhóm dẫn xuất chứa oxy của monoterpene (13,6 – 27,2 %) và nhóm sespuiterpene hydrocabon (5,4 – 30,5 %); Các nhóm còn lại có hàm lƣợng < 10 %.

Tuy các kết quả thu đƣợc trong nghiên cứu này mới chỉ trên một đối tƣợng mẫu (cây Riềng đuôi nhọn ở Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An), nhưng là những thông tin đầu tiên ở nước ta về hàm lượng tinh dầu, thành phần hóa học và bán định lƣợng của các cấu tử trong tinh dầu chiết tách từ các bộ phận khác nhau của cây. Những thông tin thu đƣợc cũng là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về

102 tinh dầu trong loài thảo dƣợc có giá trị này.

Bảng 3.23. Hàm lƣợng (%) các cấu tử và các nhóm hợp chất có mặt trong tinh dầu chiết tách từ các bộ phận của cây Riềng đuôi nhọn(*)

Hợp chất RI RI* MI Lá Thân Rễ Quả Hoa

α-Thujene 930 921 f 1,6 2,0 1,9 0,4 0,6

α-Pinene 939 932 g 7,8 8,4 6,5 5,8 4,5

Camphene 953 946 f 1,2 2,1 2,9 1,3 0,8

Sabinene 976 969 g - - - - 9,0

β-Pinene 980 976 g 11,4 16,4 12,5 11,1 8,8

β-Myrcene 990 988 g 1,3 1,6 1,4 1,3 1,1

α-Phellandrene 1006 1004 g 8,5 5,9 1,9 3,7 1,5

δ-3-Carene 1011 1008 f - - 0,2 - -

α-Terpinene 1017 1014 g 6,4 9,4 8,5 3,2 4,7

o-Cymene 1024 1022 f 4,5 3,8 2,1 1,2 0,6

β-Phellandrene 1028 f - - - - 3,4

1,8-Cineole 1034 1032 g 17,7 11,2 8,7 11,1 5,5

(E)-β-Ocimene 1052 1044 f 0,6 1,0 0,7 0,6 0,6

γ-Terpinene 1061 1054 f 13,3 16,9 13,9 5,9 7,9

cis-Sabinene hydrate 1073 1065 f 0,1 - - - -

α-Terpinolene 1090 1089 f 3,3 4,4 3,7 1,4 1,3

Linalool 1100 1095 f 1,6 0,3 0,4 - 0,5

Nonanal 1106 1100 f - - - 0,3 -

Fenchyl alcohol 1120 1118 f 0,1 - 0,1 - -

allo-Ocimene 1128 1128 f - - 0,1 - -

Camphor 1145 1141 f 0,1 - 0,2 0,1 0,3

Borneol 1167 1167 f 0,5 0,1 0,5 0,1 -

Terpinen-4-ol 1177 1177 f 5,9 1,1 2,3 0,6 4,4

α-Terpineol 1189 1187 f 0,7 0,1 0,2 0,3 1,5

Myrtenal 1207 1195 f - - 0,1 - -

trans-Piperitol 1209 1207 f 0,2 - - - -

Fenchyl acetate 1222 1229 f 0,1 0,3 7,8 0,3 -

103

Hợp chất RI RI* MI Lá Thân Rễ Quả Hoa

4-Phenyl-2-butanol 1241 1243 f 2,2 - - - -

Geraniol 1253 1249 f - - 0,4 0,3 3,5

Bornyl acetate 1289 1287 g 0,2 0,3 1,0 5,0 7,2

Bicycloelemene 1327 1337 f - - 0,5 - 1,5

Neryl acetate 1362 1359 f - - - 0,1 -

α-Copaene 1377 1374 f 0,1 0,2 0,7 0,2 0,5

Geranyl acetate 1381 1379 f - - - 0,1 -

β-Elemene 1391 1389 f 1,7 1,3 0,8 3,4 0,7

α-Gurjunene 1412 1409 f 1,1 1,0 1,5 1,2 -

β-Caryophyllene 1419 1417 g 1,4 2,4 2,3 18,6 12,6

Widdrene 1431 1432 f - - - - 0,7

γ-Elemene 1437 1434 f - 0,1 0,4 0,3 3,6

α-Guaiene 1440 1437 f 0,4 - - - 1,8

Aromadendrene 1441 1439 f - 0,2 0,1 0,3 0,6

α-Humulene 1454 1452 f 0,2 0,5 0,8 3,1 1,0

Selina-4(15),7(11)-diene 1475 1470 g - - 0,4 - -

γ-Gurjunene 1477 1475 f - - - 0,1 1,0

γ-Muurolene 1480 1478 f - - - 0,2 -

Germacrene D 1485 1484 f - 0,2 0,6 0,5 3,3

α-Amorphene 1485 1485 f - - 0,2 0,2 -

β-Selinene 1486 1488 f - 0,4 0,6 1,1 -

α -Selinene 1493 1498 f 0,3 0,7 - - -

Bicyclogermacrene 1500 1500 g - - 0,9 0,7 0,9

α-Muurolene 1500 1500 f - - 0,1 - -

β-Bisabolene 1506 1505 f - - 0,1 - -

(E,E)-α-Farnesene 1508 1507 g - - - 0,1 -

δ-Cadinene 1525 1522 f 0,2 0,4 0,7 0,5 -

(E)-Nerolidol 1563 1561 f 0,2 0,3 0,8 0,3 -

Spathulenol 1578 1577 f - - 0,3 - 0,7

Caryophyllene oxide 1583 1581 g 0,3 0,4 0,6 7,1 0,7

104

Hợp chất RI RI* MI Lá Thân Rễ Quả Hoa

τ-Muurolol 1646 1640 f - - 1,0 - -

α-Cadinol 1654 1652 f - 0,2 - 0,8 -

(E,E)-Farnesol 1718 1722 f - - 0,4 0,5 0,4

Phytol 2125 2119 g - - 0,2 0,1 -

Tổng cộng 95,2 93,6 92,0 93,5 97,7

Các hợp chất monoterpen 59,9 71,9 56,3 35,9 44,8

Các dẫn xuất chứa oxy của monoterpen 27,2 13,6 21,7 18,0 22,9

Các hợp chất sesquiterpen 5,4 7,2 10,7 30,5 28,2

Các dẫn xuất chứa oxy của sesquiterpen 0,5 0,9 3,1 8,7 1,8

Các hợp chất diterpen - - 0,2 0,1 -

Các hợp chất khác 2,2 - - 0,3 -

(*) Các chất (cấu tử) trong bảng đƣợc liệt kê theo thứ tự rửa giải ra khỏi cột sắc ký HP- 5MS; RI: Chỉ số lưu (retention indices) trên cột sắc ký HP-5MS; RI*: Chỉ số lưu tham khảo (có sẵn trong hệ thiết bị); MI (mode of identification): Kiểu định danh/định tính (nhận biết); f: Kiểu định danh dựa vào phổ khối và chỉ số lưu trên cột sắc ký; g: Kiểu định danh dựa vào phổ khối, chỉ số lưu trên cột sắc ký và chất đi kèm (authentic compound) đƣợc tiềm vào cột cùng với mẫu; Dấu gạch ngang (-) là không có thông tin.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁCH, ĐIỀU CHẾ CHẤT CHUẨN VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC (Trang 110 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)