Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước (Trang 40 - 43)

2.1 G IỚI THIỆU VỀ A GRIBANK CHI NHÁNH T ỈNH B ÌNH P HƯỚC

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Bình Phước

2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua, nhận thấy rõ tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ban giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo quyết liệt công tác huy động vốn từ hội sở đến các chi nhánh trực thuộc bằng cách giao khoán trực tiếp chỉ tiêu huy động vốn đến các chi nhánh thông qua việc huy động vốn dưới các sản phẩm tiết kiệm như: Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi định kỳ, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm học đường... Tính đến thời điểm 31/12/2016, huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Bình Phước đạt 9.280 tỷ đồng, tăng 888 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2015.

Chi tiết được thể hiện như sau: Qua bảng số liệu 2.1, cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2012 – 2016 có sự tăng trưởng chậm, không đều. Tiền gửi khách hàng cuối năm 2013 đạt 7.311 tỷ đồng, giảm 40 tỷ đồng, tương đương giảm 0,5% so với cuối năm 2012; tiền gửi khách hàng cuối năm 2014 đạt 8.069 tỷ đồng, tăng 758 tỷ đồng tương đương tăng 10,4% so với cuối năm 2013; tiền gửi khách hàng cuối năm 2015 đạt 8.392 tỷ đồng, tăng 323 tỷ đồng, tương đương tăng 4% so với cuối năm 2014 và cuối năm 2016 đạt 9.280 tỷ đồng, tăng 888 tỷ đồng, tương đương tăng 10,6% so với cuối năm 2015.

Cơ cấu về nguồn vốn theo kỳ hạn gửi

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động phân loại theo kỳ hạn

ĐVT: Tỷ đồng CHỈ

TIÊU

NĂM 2012

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015

NĂM 2016

SO SÁNH 2013/

2012

2014/

2013

2015/

2014

2016/

2015 Tiền gửi

không kỳ

hạn 998 1,053 1,166 1,179 1,189 5.5 10.7 1.1 0.8

Tiền gửi có kỳ hạn

6,353 6,258 6,903 7,213 8,091 (1.5) 10.3 4.5 12.2 Tổng tiền

gửi khách hàng

7,351 7,311 8,069 8,392 9,280 (0.5) 10.4 4.0 10.6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012-2016 của

Agribank chi nhánh tỉnh Bình Phước)

Cũng qua bảng số liệu, ta thấy rằng trong cơ cấu tiền gửi khách hàng trong giai đoạn 2013 - 2016, tiền gửi có kỳ hạn luôn có tốc độ tăng nhiều hơn tiền gửi có kỳ hạn và nó ở mức tương đồi với tốc độ tăng của tổng tiền gửi khách hàng. Về tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm ưu thế với tỷ trọng hàng năm trong giai đoạn này là 86%, trong khi đó tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 14% trong tổng số dư tiền gửi tại chi nhánh. Điều này đem lại cho chi nhánh sự ổn định về nguồn tiền gửi, tuy nhiên chi nhánh phải trả chi phí cao khi sử dụng nguồn tiền gửi này, không tận dụng được nguồn phí rẻ của nguồn tiền không kỳ hạn.

Cơ cấu về nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động phân loại theo đối tượng khách hàng ĐVT: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU

NĂM 2012

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015

NĂM 2016

SO SÁNH 2013/

2012

2014/

2013

2015/

2014

2016/

2015 Tiền gửi

khách hàng cá

nhân 6,014 6,124 6,405 6,757 7,487 1.8 4.6 5.5 10.8 Tiền gửi

khách tổ

chức 1,337 1,187 1,664 1,635 1,793 (11.2) 40.2 (1.7) 9.7 Tổng

tiền gửi khách

hàng

7,351 7,311 8,069 8,392 9,280 (0.5) 10.4 4.0 10.6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012-2016 của

Agribank chi nhánh tỉnh Bình Phước)

Qua bảng số liệu 2.2 ở trên, chúng ta còn thấy trong giai đoạn 2012 - 2016:

Tiền gửi khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi khách hàng tại chi nhánh (chiếm 79% đến 84%), còn tiền gửi khách hàng tổ chức chỉ chiếm khoảng từ 16% đến 21% tổng tiền gửi khách hàng. Mặt khác, ta thấy cơ cấu tiền gửi của khách hàng tổ chức trong nguồn vốn huy động có sự biến động tăng, giảm bất thường, trong khi đó tiền gửi khách hàng cá nhân lại tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhẹ hàng năm. Cụ thể: Năm 2013 tổng tiền gửi khách hàng giảm 0,5%

nguyên nhân là do tiền gửi khách hàng tổ chức giảm 11,2%, trong khi đó tiền gửi khách hàng cá nhân lại tăng 1,8%. Năm 2014 tổng tiền gửi khách hàng tăng 10,4%

nguyên nhân là do tiền gửi khách hàng tổ chức tăng 40,2%, trong khi đó tiền gửi

khách hàng cá nhân tăng 4,6%. Năm 2015 tổng tiền gửi khách hàng tăng 4%

nguyên nhân là do tiền gửi khách hàng tổ chức giảm 1,7%, trong khi đó tiền gửi khách hàng cá nhân lại tăng 5,5%. Năm 2016 tổng tiền gửi khách hàng tăng 10,6%

nguyên nhân là do tiền gửi khách hàng tổ chức tăng 9,7%, trong khi đó tiền gửi khách hàng cá nhân tăng 10,8%. Từ đó có thể thấy nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh tỉnh Bình Phước chủ yếu là tiền gửi nhàn dỗi từ dân cư, cá nhân, tiền gửi của tổ chức kinh tế chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đây là lợi thế của chi nhánh trong việc phát triển nguồn vốn ổn định, lâu dài, tuy nhiên bên cạnh đó đây cũng là hạn chế của chi nhánh khi chi phí trả cho nguồn tiền gửi dân cư là tương đối cao và không tận dụng được nguồn vốn rẻ của các tổ chức kinh tế nhằm gia tăng lợi nhuận như các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)