Yếu tố đấu thầu

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng tại việt nam, nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để quản lý dự án hiệu quả (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án

2.5.5. Yếu tố đấu thầu

Đấu thầu trong hoạt động xây dựng là nhằm tìm kiếm nhà thầu có đủ năng lực, đáp ứng các yêu cầu công việc trong hoạt động xây dựng với chi phí

phù hợp nhất mà hiệu quả công việc tốt nhất. Trong chương VI, mục 1 phần lựa chọn nhà thầu xây dựng, Luật xây dựng đã chỉ rất rõ các yêu cầu đối với công tác đấu thầu.

Giai đoạn đấu thầu và giao thầu thiết lập cơ sở cho việc xây dựng dự án. Ơû khâu này sự tham gia của chủ đầu tư, thiết kế và nhà quản lý dự án là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại.

Theo tác giả Donald và Boyd (1996) thì sự thành công trong giai đoạn này phụ thuộc trước hết vào việc tổ chức chuẩn bị hồ sơ công trình xây dựng.

Một kế hoạch đấu thầu và các chỉ tiêu cần phải được xem xét với từng chi tiết nhỏ của dự án với nguyên tắc không để chúng bị bỏ sót hay trùng lặp và mọi nhà thầu đấu thầu trên một bộ hồ sơ đã mua thì tất nhiên cũng đấu thầu với các công việc của bộ hồ sơ đó. Hiểu biết của chủ đầu tư , nhà quản lý xây dựng về lãnh vực đấu thầu và kinh tế là rất quan trọng trong giai đoạn này.

Chuẩn bị hồ sơ công trình được tiếp nối bằng việc chuẩn bị hồ sơ đấu thầu. Đó là sự nỗ lực và phối hợp chung của Chủ đầu tư, Nhà quản lý dự án, và đơn vị thieát keá.

Cũng theo tác giả trên thì việc lựa chọn các nhà thầu xây dựng tốt nhất là phải qua vòng sơ tuyển để lựa chọn một số nhà thầu có đủ năng lực nhất tham gia đấu thầu. Nhà quản lý hay Chủ đầu tư cũng cần phải đưa ra một dự toán giá thành hợp lý của riêng mình nhằm đánh giá các hồ sơ dự thầu một cách tốt hơn cũng như để tìm ra các thiếu sót trong hồ sơ thầu trước đây chưa phát hiện được. Bằng cách xác định các qui trình đánh giá hợp lý, có thể khuyến khích các nhà thầu đưa ra các phương án về kỹ thuật và giá cả riêng cuûa mình.

Trong giai đoạn này theo Donald & Boyd (1996) thì việc áp dụng các công cụ kiểm soát được chia là hai phần: một là, kiểm soát tiến độ đấu thầu,

hai là, kiểm soát chi phí xây dựng. Tài liệu quan trọng trong công tác kiểm soát là tiến độ đấu thầu được cập nhật và dự toán sơ bộ cùng với dự toán giá thành hợp lý.

Theo N.V.Đáng (2002) hiện nay có một số vấn đề “nảy sinh “ trong đấu thầu: (1) một số nhà thầu có thể phải thầu cho cả những công việc nằm ngoài phạm vi kinh nghiệm và kỹ năng thông thường của họ, (2) nhiều nhà thầu có thể làm nản lòng nhà thầu khác với nhiều lý do khác nhau như năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, và cả một số quan hệ … (3) Nhà tư vấn có thể mất khá nhiều thời gian để đọc các hồ sơ dự thầu một cách có hệ thống để đưa ra một bản danh sách ngắn và sự so sánh đảm bảo tin cậy, chính xác, khách quan đồng thời thuyết phục được các nhà thầu chấp thuận kết quả đấu thầu,(4) thường có xu hướng chủ đầu tư muốn lựa chọn nhà thầu có giá bỏ thầu thấp nhất. Trong trường hợp này, nếu như nhà thầu thiếu kinh nghiệm cần thiết thì điều này có thể sẽ là nguyên nhân gây tranh cãi và làm khó khăn cho việc giám sát và kiểm soát chất lượng công việc.

Theo Điều 97, Luật xây dựng thì tuỳ theo qui mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau:

- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.

- Chổ ủũnh thaàu.

- Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

Quy chế đấu thầu lần đầu tiên được ban hành vào năm 1996 (Nghị định 43/CP và 93/CP). Tiếp đó Chính phủ đã bổ sung, điều chỉnh và ban hành quy chế Đấu thầu hiện hành (lần 2) gồm Nghị định 88/CP (năm 2000), Nghị định 14/CP (năm 2001) và Nghị định 66/CP (năm 2003).

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng tại việt nam, nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để quản lý dự án hiệu quả (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)