CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án
2.5.12. Việc giải ngân thanh toán
Một yếu tố liên quan ảnh hưởng đến sự thành công của dự án nhất là đối với các dự án vốn ODA là việc giải ngân nguồn vốn vay này. Nguồn vốn ODA góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, nâng cao trình độ công nghệ, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước và xoá đói giảm ngheứo.
Mức độ và tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA còn thấp (Bộ KH-ĐT, 2003) (tính chung mới đạt khoảng 53%) và hàng năm không đạt được kế hoạch đề ra. Việc giải ngân chậm sẽ dẫn đến những thiệt hại như chậm đưa công trình vào hoạt động; sự ưu đãi về thời gian bị giảm sút, uy tín về năng lực hấp thu ODA của nước ta bị ảnh hưởng trong bối cảnh các nước cạnh tranh gay gắt để thu hút nguồn vốn này. Kế đến, hiệu quả đầu tư và chất lượng một số công trình đầu tư bằng nguồn vốn này chưa cao.
Sở dĩ xảy ra tình hình trên do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân thuộc về qui hoạch, năng lực điều phối, quản lý. Có nguyên nhân do tình trạng
thiếu vốn đối ứng cho một số dự án và tâm lý dựa vào vốn đối ứng từ ngân sách vẫn còn nặng. Có nguyên nhân do việc đền bù giải phóng mặt bằng vừa chậm vừa tốn một lượng vốn lớn.
PHẦN B: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới, ngành xây dựng Việt Nam đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt. Nhiều lĩnh vực hoạt động như khảo sát, thiết kế công trình, thi công xây lắp đã có bước trưởng thành nhanh chóng. Để có thể hoàn thành dự án xây dựng kể từ khi hình thành cho đến khi bàn giao đưa vào sử dụng vẫn còn đó những yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án ngoài những khó khăn điển hình của ngành xây dựng còn có những khó khăn do chủ quan, do trình độ điều hành quản lý của con người.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án vẫn còn rất nhiều dự án không thể hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng không đạt yêu cầu, kinh phí thực hiện gia tăng do phải điều chỉnh thiết kế, dự toán . . . nhất là trong trong lãnh vực xây dựng giao thông, hạ tầng cơ sở. Theo Sở Kế Hoạch - Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh (V.Hương và Đ.Trang, 2002) thì một số công trình trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh đều chậm so với tiến độ đề ra.
Tiến độ ban đầu Tiến độ điều chỉnh Teân coâng trình
Khởi công Hoàn thành Khởi công Hoàn thành
Chậm
Cầu đường Bình triệu II 3/2/2001 3/2/2003 31/12/2003 10 tháng Xây dựng cầu Ông Lãnh và
mở rộng cầu Khánh Hội
27/7/2002 27/7/2002 31/12/2003 5 tháng
Xây dựng cầu Kênh Tẻ và đường nối
27/7/2000 27/7/2002 27/7/2003 1 naêm
Đường nối từ đường Bình Thuận đến KCN Hiệp Phước
24/9/2001 24/9/2002 31/3/2003 6 tháng
Nâng cấp và mở rộng đường Cộâng Hoà
30/4/2001 30/4/2002 30/6/2003 14 tháng
Cầu đường Nguyễn Tri Phương nối dài
19/5/2000 19/5/2002 31/12/2002 7 tháng
Cầu đường Nguyễn Văn Cừ nối dài
31/3/2001 19/5/2003 31/3/2003 19/5/2005 2 naêm
Mở rộng đường Trường Chinh từ Cộng Hoà đến Tham Lửụng
30/4/2002 30/4/2003 1/1/2003 30/4/2005 1 naêm
Mở rộng đường Trường Chinh từ An Sương đến Tham Lửụng
31/3/2001 19/5/2003 1/1/2003 30/4/2004 11 tháng
Một số công trình có chất lượng không đảm bảo như công trình Hầm chui văn thánh, đường Nguyễn Hữu Cảnh . . . Hiện nay nhiều công trình công trình xây dựng giao thông cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đều phát sinh tăng chi phí so với dự toán ban đầu điều này ảnh hưởng đến sự thành công của dự án như công trình cầu Bình Triệu II, đường Rừng Sác – Cần Giờ …
Theo báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư thì tình hình thực hiện dự án xây dựng còn nhiều bất cập trong đó có nhiều yếu tố chủ quan có, khách quan có.
Năng lực thẩm định của các cơ quan tham gia thẩm định còn nhiều hạn chế, ý kiến tham gia thường chưa có phân tích, đánh giá kỹ, không kịp thời và thiếu chính kiến rõ ràng.
Công tác đền bù giải tỏa còn gặp nhiều khó khăn, chi phí đền bù lớn điển hình về ảnh hưởng của công tác đền bù – giải phóng mặt bằng mà ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của dự án như (1) dự án Cầu Kênh Tẻ, chi phí
đền bù giải toả tăng từ 60 tỷ lên 370 tỷ thêm vào đó các hạng mục phát sinh đưa tổng vốn đầu tư tăng lên gần gấp đôi. Chi phí đền bù giải toả, chiếm một tỉ trọng rất lớn vốn đầu tư của dự án như dự án mở rộng đường Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa chi phí đền bù giải toả chiếm 1930 tỷ đồng trong tổng dự toán gần 2.000 tỷ đồng – Một chi phí ngoài sức tưởng tượng. Hay như dự án Cải tạo, mở tộng và nâng cấp đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ, một con đường đi xuyên qua Rừng mà chi phí đền bù giải toả cũng lên đến 250 tỷ đồng trong tổng dự toán khoảng 893 tỷ đồng. Nó cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư và nản lòng các nhà tài trợ nước ngoài.
Công tác đấu thầu trong những năm qua còn nhiều hạn chế, năng lực của cơ quan quản lý và cơ quan thực hiện đấu thầu chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện. Như vây ngoài những hiện tượng cố ý làm trái quy chế đấu thầu, phần lớn các biểu hiện vi phạm quy chế đấu thầu là do chưa hiểu về các qui định trong đấu thầu:
_ Chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế không đúng quy định hoặc vượt thẩm quyền: trong quy chế đầu tư xây dựng cơ bản còn một số kẽ hở nên một số cơ quan liên kết tiêu cực như quy chế đấu thầu không xác định được công trình nào được đấu thầu hạn chế; do vậy nhiều chủ đầu tư đã chọn hình thức đấu thầu hạn chế. Trên thực tế ai cũng biết đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu chỉ là “ đấu cuội”. Việc lạm dụng đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu đã triệt tiêu tính cạnh tranh trong đấu thầu và là nguyên nhân trong các hành động tiêu cực như thông thầu, đấu thầu giả.
_ Không đảm bảo quy định trong phê duyệt kế hoạch đấu thầu, cũng như các nội dung liên quan khác trong quá trình đấu thầu;
_ Xử lý các tình huống trong đấu thầu theo chủ quan, không xem xét đầy đủ theo hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đã duyệt.
_ Cơ cấu tổ chuyên gia xét thầu theo hình thức hội đồng, năng lực của chuyên gia không đảm bảo yêu cầu
_ Kéo dài thời gian xét thầu do lúng túng, chưa nắm vững quy chế đấu thầu hoặc thiếu khách quan.
Bên cạnh đó, lực lượng tư vấn giúp các chủ đầu tư thực hiện đấu thầu còn có những hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm đấu thầu.
Các yếu tố liên quan trực tiếp tới đấu thầu có chất lượng chuyên môn thấp như: Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, dự toán, tổng dự toán…(sửa đổi, điều chỉnh nhiều lần trong quá trình thực hiện).
Thiết kế dự toán chậm, thẩm định phê duyệt dự án kéo dài. Nhiều dự án đầu tư khởi công thực hiện xây dựng, thậm chí xây dựng gần xong nhưng vẫn chưa duyệt dự toán (đường Hồ Chí Minh, đường Rừng Sác – Cần Giờ).
Bên cạnh đó tình hình giải ngân thanh toán chậm do các thủ tục không thống nhất, chưa phân định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng khâu.
Văn bản qui định pháp luật còn nhiều thay đổi và đôi khi chưa hợp lý, thủ tục phức tạp ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Theo Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình cho rằng, để đổi mới cách thức quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, phải đổi mới công nghệ quản lý nhà nước trước, từ đó, loại bỏ phương pháp quản lý cứng nhắc, can thiệp quá sâu vào chuyên môn mà thường không chịu trách nhiệm về những quyết định của mình (H.Hà, 2005).
Năng lực quản lý của Ban Quản lý dự án còn yếu. Mặt yếu kém nhất của các ban quản lý dự án phổ biến là khả năng điều hành, phối hợp giữa các nhà thầu, các đơn vị tham gia thực hiện dự án (Bộ KHĐT, 2003).
Như vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án.
Bên cạnh những yếu tố chủ quan là những yếu tố khách quan. Tuy hiện nay Nhà nước ta đã và đang quan tâm đến lĩnh vực xây dựng và có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án nhưng vẫn còn đó những tiêu cực, những yếu tố hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự thành công trong suốt vòng đời của dự án.