Yếu tố về công tác đấu thầu

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng tại việt nam, nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để quản lý dự án hiệu quả (Trang 117 - 124)

DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng tại Việt Nam

3.6.8. Yếu tố về công tác đấu thầu

Đấu thầu nhằm mục đích lựa chọn nhà thầu thích hợp nhất để thực hiện một gói thầu nào đó đảm bảo ba yếu tố chính là (1) chất lượng: lựa chọn nhà thầu có đủ khả năng đảm bảo công trình được thực hiện hoàn thành theo tiêu chuẩn và chất lượng đặt ra hay không, (2) chi phí: cần xem xét có khả năng hoàn thành công trình với chi phí đã lập , nhưng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết cho việc xây dựng công trình và (3) tiến độ thi công: cần xem xét nhà thầu có khả năng hoàn thành công trình đúng tiến độ vạch ra hay không.

Trong thời gian vừa qua công tác đấu thầu đã và đang được xã hội và nhà nước quan tâm. Theo kết quả thông kê và trị trung bình (mean=2.13) cho thấy đây tuy không ảnh hưởng nhiều đến suốt quá trình thực hiện dự án như ng nó đóng một vai trò rất quan trọng, trong đó phải kể đến là việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực để thi công (đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của dự án theo kết quả thống kê), cũng như có liên quan trực tiếp đến chi phí thực hiện dự án do đó tuy không nằm trong những vị trí hàng đầu trong các yếu tố như đã thống kê, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng tác động đến sự thành công của dự án.

Thấy được tầm quan trọng của công tác này, Nhà Nước đã ban hành một số thông tư, nghị định nhằm cải cách công tác đấu thầu làm cho công tác đấu thầu được minh bạch rõ ràng hơn. Tuy nhiên hiện nay công tác đấu thầu thường kéo dài, trong đó có việc hồ sơ mời thầu thiếu rõ ràng, khả năng kinh nghiệm của tổ chức giúp chủ đầu tư trong đấu thầu còn nhiều hạn chế hoặc chưa hài hoà thủ tục đầu tư trong nước và quốc tế. Chỉ tính riêng đối với dự án xây dựng Đại Lộ Đông - Tây thì công tác đấu thầu cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất là việc lựa chọn nhà thầu mà chủ yếu là mâu thuẫn về quan điểm giữa cơ quan tài trợ và chính phủ Việt Nam dẫn đến tình trạng phải đấu thầu lựa chọn nhà thầu lại từ chỗ chọn nhà thầu Taisei sang nhà thầu Obayashi.

Hiện nay chỉ có qui định thời gian phê duyệt của các cấp thẩm quyền, mà không qui định thời gian thực hiện và chế tài thực hiện của chủ đầu tư, nên việc chuẩn bị dự án bị kéo dài (nhà máy xi măng Hải Phòng, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy giấy Bãi Bằng…)

Một số nhà thầu cùng một lúc trúng nhiều công trình, trong khi năng lực thi công, thiết bị thi công, năng lực tài chính không đảm bảo tiến độ, tình trạng một số nhà thầu giá bỏ thầu quá thấp để trúng thầu, dẫn tới thi công dây dưa kéo dài điển hình như công trình QL.18 đoạn Bãi Cháy-Cửa Ông (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), chất lượng một số công trình giảm vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát. Hiện tại chưa có hệ thống kiểm soát các nhà thầu một cách hữu hiệu. Một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng là việc “phá giá” trong đấu thầu. Vì những nhà thầu xây dựng – những người quyết định bỏ thầu giá thấp – do bức xúc về việc làm, để tồn tại họ phải chọn mục tiêu trước hết là trúng thầu. Thà trúng thầu với giá thấp để

doanh nghiệp tồn tại còn hơn nếu không có việc làm thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại.

Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách trong nước, có hiện tượng là giá bỏ thầu thường bám sát giá dự toán và có vẻ như các nhà thầu đều có

“tiếng nói chung”, thể hiện qua sự chênh lệch về giá bỏ thầu của họ không lớn. Một số chuyên gia phân tích giá trúng thầu cao gần với giá dự toán (85- 90%) và cho rằng với giá cao như vậy mà công trình vẫn không đảm bảo chất lượng thì không thể quy kết giá thầu thấp là nguyên nhân dẫn đến vấn đề chất lượng.

Chúng ta hiểu rằng, cấu thành giá thành sản phẩm, bao gồm giá nhân công, máy móc thiết bị, nguyên – nhiên vật liệu, chi phí quản lý. Nhà thầu chỉ có thể giảm giá thành ở chi phí quản lý, khấu hao máy móc thiết bị hoặc một phần chi phí nhân công, chứ họ không thể giảm được giá vật tư, nguyên liệu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, cát, đá, nhựa đường… Cần hiểu rằng chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao, thường là 60-70% giá trần đối với các công trình xây dựng cơ bản, nghĩa là còn cao hơn hoặc cùng lắm là bằng giá của nhà thầu thắng thầu. Vì vậy, khi trúng thầu cũng là lúc nhà thầu lâm vào tình trạng tài chính khó khăn. Họ không có đủ khả năng thanh toán cho các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu, vật tư để tiếp tục thi công. Hậu quả là công tác thi công bị đình trệ, các quy định kỹ thuật bị vi phạm do nhà thầu tìm cách thuê mượn các thầu phụ không chuyên nghiệp, thi công manh mún để giảm chi phí. Chờ đến khi áp lực tiến độ lên dự án quá lớn đến mức chính chủ đầu tư trong nhiều trường hợp cũng phải “châm chước” để nhà thầu vi phạm các quy định kỹ thuật, miễn sao công trình được hoàn thành đúng tiến độ, không phát sinh các vấn đề phải giải quyết ngay lập tức như chi phí do thời gian tư vấn kéo dài, trách nhiệm quản lý dự án của chủ đầu tư… Còn vấn đề chất

lượng tiềm ẩn thì “hồi sau phân xử” minh chứng cho vấn đề này là công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh (N.Ẩn, 2005) khi đưa vào sử dụng hơn một năm thì bị lún nền mặt đường ngập nước đoạn từ đường Ngô Tất Tố về phía cầu Sài Gòn khoảng 500m.

Đối với một số dự án việc đầu tư kéo dài do ảnh hưởng của việc đấu thầu ảnh hưởng đến các cân đối của nền kinh tế, đồng thời nhiều yếu tố của dự án khi xem xét bị thay đổi so với nội dung ban đầu không còn đảm bảo tính khả thi, cơ hội đầu tư thay đổi (thị trường và công nghệ thay đổi) nên làm giảm hiệu quả của dự án nói riêng và hiệu quả chung của nền kinh tế.

Theo báo cáo của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư thì số lượng dự án cũng như tổng số vốn ngân sách qua đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạng tranh bằng vốn ngân sách năm 2002 chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ chỉ khoảng 41%; tuy nhiên với hình thức đấu thầu này lại tiết kiệm cho kinh phí nhà nước một khoảng rất lớn chiếm 50% giá trị được tiết kiệm cho nhà nước. Như vậy ta có thể thấy rằng hiện nay đấu thầu rộng rãi tỷ lệ nghịch với việc tiết giảm chi phí so với đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu (hình 3.6)

Tuy nhiên hiện nay qui trình đấu thầu còn nhiều vấn đề cần bàn đó là những qui định về đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu hoặc đấu thầu rộng rãi. Một số địa phương sử dụng những sơ hở của qui chế đấu thầu này để thực hiện việc đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu làm tính cạnh tranh trong thị trường xây dựng và làm cho những tiêu cực trong xã hội ngày càng tăng.

Để có thể tăng cường hiệu quả đấu thầu nhằm quản lý tốt hơn các nguồn vốn của Nhà nước một trong những vấn đề cần thực hiện là (1) tiếp tục hoàn thiện hệ thống, văn bản, qui phạm pháp luật về đấu thầu, (2) tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện qui chế đấu thầu, (3) tổ chức các đoàn kiểm tra

thanh tra về đấu thầu, xử lý triệt để những dự án đấu thầu theo hình thức

“quân xanh, quân đỏ” vốn là hình thức phổ biến nhất hiện nay.

Bảng 3.1 - Tổng hợp kết quả đấu thầu sử dụng vốn liên doanh năm 2002 (Bộ kế hoạch Đầu tư, 2002)

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả đấu thầu sử dụng vốn Nhà Nước năm 2002 (Bộ kế hoạch Đầu tư, 2002)

C A ÙC H è N H T H ệ ÙC ẹ A ÁU T H A ÀU S ệ Û D U ẽN G V O ÁN N H A ỉ N ệ ễ ÙC N A ấM 2 0 0 2 ( N G U O ÀN B O Ä K H - ẹ T )

3 3 ,8 4 %

4 0 ,8 0 % 1 4 ,8 9 %

1 0 ,4 7 %

R o ọn g rói H ạn c h e á

C h ỉ đ ịn h t h ầu v à tư ù t h ư ùc h ie ọn C h ào h àn g c ạn h t ran h v à m u a saộm trử ùc ti e ỏp

C A ÙC H è N H T H ệ ÙC ẹ A ÁU T H A ÀU S ệ Û D U ẽN G V O ÁN L I E ÂN D O A N H N A ấM 2 0 0 2 ( N G U O ÀN B O Ä K H - ẹ T )

7 8 ,0 7 %

1 7 ,6 9 % 4 ,0 8 % 0 ,1 5 % R o ọn g rói

H ạn c h e á

C h ỉ đ ịn h th ầu v à tư ù th ư ùc h ie ọn C h ào h àn g c ạn h tran h v à m u a saộm trử ùc tie ỏp

G I A ÛM G I A Ù S A U ẹ A ÁU T H A ÀU ẹ O ÁI V ễ ÙI V O ÁN L I E ÂN D O A N H N A ấM 2 0 0 2 ( N G U O ÀN B O Ä K H - ẹ T )

1 0 ,0 5 % 0 ,2 2 %

0 ,8 3 %

6 9 ,3 2 %

R o ọn g ra ừi H a ùn c h e ỏ

C h ổ ủ ũ n h t h a àu v a ứ t ử ù t h ử ùc h i e ọn C h a ứo h a ứn g c a ùn h t ra n h v a ứ m u a s a ộm t rử ùc t i e ỏp

G I A ÛM G I A Ù S A U ẹ A ÁU T H A ÀU ẹ O ÁI V ễ ÙI V O ÁN N H A ỉ N ệ ễ ÙC N A ấM 2 0 0 2 ( N G U O ÀN B O Ä K H - ẹ T )

1 3 ,0 4 %

5 ,8 9 % 2 ,1 0 %

1 2 ,0 7 %

R o ọn g ra ừi H a ùn c h e ỏ

C h ổ ủ ũ n h t h a àu v a ứ t ử ù t h ử ùc h i e ọn C h a ứo h a ứn g c a ùn h t ra n h v a ứ m u a s a ộm t rử ùc t i e ỏp

Hình 3.6 – Tổng hợp các hình thức đầu thầu sử dụng vốn nhà nước và vốn liên doanh năm 2002 ( nguồn Bộ Kế Họach – Đầu tư)

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng tại việt nam, nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để quản lý dự án hiệu quả (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)